Cán bộ lão thành (Nguyên Ban TCTW)
Chị Võ Thị Thắng ra đi đã để lại trong lòng mọi người niềm thương tiếc vô hạn, sự khâm phục và lòng biết ơn người nữ anh hùng kiên cường bất khuất trước quân thù, nụ cười của chị là nụ cười của dân tộc, của chiến thắng. Thương tiếc chị Võ Thị Thắng tôi tìm đọc những dòng chữ của mọi người ghi trong sổ tang. Nếu chị biết (tin rằng chị biết) được những lời chia ly của mọi người hẳn chị sẽ rất ấm lòng. Tuy nhiên tôi rất phân vân và có thể nói sửng sốt khi đọc lời ghi sổ tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với cương của ông đang giữ phải nói là rất trọng trách của Nhà nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam vì ông còn là ủy viên Bộ Chính trị và trước đó ông đã từng giữ chức Thường trực Ban Bí thư TW Đảng thì việc ghi sổ tang đối với một ủy viên TW nhất là đối với chị Võ Thị Thắng thì ông phải cân nhắc dữ lắm, có thể nói từng câu từng chữ một. Tôi suy nghĩ nhất đoạn ông viết “Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiêng ngang ngẩng cao đầu: ”Sống vĩ đại, chết vinh quang”” vì nhận thấy nó chứa ẩn ý sâu xa hình như ông Sang ám chỉ tới một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó đã đối xử ác hiểm với chị Thắng.
Chủ tịch nước và phu nhân viết sổ tangSự thực, nếu không đọc lời ghi tang của Chủ tịch nước thì không thể biết được cái gì đã xảy ra với chị Võ Thị Thắng và vì sao đến lúc này Chủ tịch nước mới hé lộ ra những uẩn khúc cay đắng của chị gặp phải mà không phải là tổ chức Đảng. Từ đó, dẫn tới những người cùng chung thắc mắc tìm đến nhau và cùng nhau thu thập thông tin xung quanh sự việc này. Có ai đó đã hé mở về lời ghi tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên Internet là chị Võ Thị Thắng đã bị một nhóm người có quyền lực định bắt chị gọi là vụ án T4 nhưng đã được lực lượng an ninh chặn lại. Nhờ vào thông tin này chúng tôi đã lần mò ra những manh mối, những người biết vụ này là những người trước đây đã giúp việc cho ông Trần Đình Hoan, Phan Diễn, Lê Minh Hương, Vũ Quốc Hùng. Họ nói vụ án này do bên an ninh làm gọi là T4, nay còn lưu ở Văn phòng TW. Nói đến vụ T4 thì ai cũng nghe nói đến, câu chuyện rất dài và những người biết thông tin này cũng không nắm được cụ thể quá trình vụ án mà chỉ nhớ một số tình tiết trong báo cáo kết luận vụ T4 của Bộ Chính trị năm 2004 như sau:Chị Võ Thị Thắng bị một nhóm người là Đỗ Ngọc Chấp (Cục trưởng), Nguyễn Quang Vinh cán bộ Cục II và một số cán bộ Tổng cục II Bộ Quốc phòng theo dõi và phát hiện chị Võ Thị Thắng có liên hệ với CIA. Nhóm này có quan hệ mật thiết với ông Nguyễn Thái Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng vợ là Lê Thị Hiền công tác ở Tổng cục Du lịch cùng cơ quan với chị Võ Thị Thắng cung cấp cho nhóm Đỗ Ngọc Chấp nhiều thông tin quan hệ nghi vấn với CIA của chị Võ Thị Thắng. Nhóm Đỗ Ngọc Chấp cũng thu thập qua màng lưới ở Mỹ và tài liệu Mỹ ngụy để lại những thông tin về ông Trương Tấn Sang đã đầu hàng khi bị bắt và được CIA sử dụng cùng với đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Thu Hồng là 1 doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh về việc đòi cưỡng dâm bà không thành nên ông Sang lập mưu bắt bỏ tù bà Hồng khi ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch UBND thành phố. Những thông tin trên đây đã báo cáo đến Tổng cục II quân đội và ông Vũ Chính đã soạn tin báo cáo gửi một số ông lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị lúc đó gọi là Tin Tổng cục II lấy nguồn từ T4 (theo Tổng cục II Bộ Quốc phòng thì T4 là đầu mối điệp viên đang hoạt động ở Mỹ).Không chỉ dừng lại ở báo cáo nguồn tin chị Thắng quan hệ với CIA, nhóm Đỗ Ngọc Chấp đã lập kế hoạch bắt bí mật chị Thắng để điều tra.
Kế hoạch này được bà Lê Thị Hiền vợ ông Nguyễn Thái Nguyên cũng biết và đã fax cho ông Thái Nguyên đang công tác ở nước ngoài về kế hoạch bắt bí mật chị Võ Thị Thắng. Thông tin qua lại của vợ chồng ông Thái Nguyên bị Bộ Công an phát hiện được và đã lập án điều tra. Kết quả là Bộ Công an đã báo cáo Bộ Chính trị những thông tin nhóm Đỗ Ngọc Chấp, Nguyễn Quang Vinh Cục II, Tổng cục II quân đội báo cáo về chị Võ Thị Thắng làm việc cho CIA là giả tạo, xuất phát từ động cơ cá nhân của vợ chồng Thái Nguyên lợi dụng nhóm Đỗ Ngọc Chấp để thực hiện mưu đồ, điệp viên mang bí số T4 là không có thật, nhóm Chấp bịa ra để làm thành tích báo cáo cấp trên. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an, Bộ Chính trị đã chỉ đạo bắt vợ chồng Nguyễn Thái Nguyên và nhóm Đỗ Ngọc Chấp để điều tra, vì vậy kế hoạch bắt bí mật chị Võ Thị Thắng chúng không thực hiện được. Chị Thắng được minh oan (các nguồn tin cho biết thực ra tin chị Võ Thị Thắng là CIA và bọn Chấp, Vinh định bắt chị cũng không mấy người biết). Được biết vụ án này kết thúc năm 2004, Nguyễn Thái Nguyên va bọn Chấp, Vinh… đã bị ngồi tù nhiều năm.Trở lại lời ghi sổ tang về chị Võ Thị Thắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “… kẻ hiểm ác, giấu mặt đối xử bất nhân”, có phải chủ tịch muốn ám chỉ nhóm Đỗ Ngọc Chấp, Thái Nguyên không? Cứ theo thông tin thu thập được trên đây thì bọn Đỗ Ngọc Chấp tình báo quân đội là loại người hiểm ác, vì nó bịa đặt, nói không thành có, nó bịa đặt tội phản quốc với 1 ủy viên TW Đảng thì nó là loại tội ác tày trời chứ không dừng lại ở hiểm ác. Việc bỏ tù chúng là thích đáng, mong rằng Tổng cục tình báo quân đội phải chấn chỉnh để không bao giờ trong quân đội ta lại có loại người như bọn Chấp, Vinh.
Tuy nhiên dư luận chung vẫn không thỏa mãn về kết luận những đối tượng đã có mưu đồ hại chị Võ Thị Thắng, đó mới là “hiểm ác”, còn loại “giấu mặt đối xử bất nhân” Chủ tịch nước muốn ám chỉ là ai? hẳn không phải là bọn Đỗ Ngọc Chấp. Trong đời sống chính trị của nước ta, việc đánh giá cán bộ, sắp xếp cán bộ, kỷ luật cán bộ phải là Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Chị Võ Thị Thắng là ủy viên TW thì không thể chỉ Ban tổ chức TW hoặc một cá nhân nào quyết định được mà phải tuân theo nguyên tắc đó. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, không thể không tham gia việc sắp xếp bổ nhiệm cán bộ, và không thể không tham gia việc sắp xếp chị Võ Thị Thắng trong bộ máy lãnh đạo của Nhà nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quá hiểu điều này và nếu có gì oan ức với chị Thắng thì tại sao Chủ tịch lại không có ý kiến ngay khi họp Bộ Chính trị bố trí công tác cho chị Võ Thị Thắng, để đến bây giờ Chủ tịch mới ghi ra những từ khiến mọi người sửng sốt, rõ ràng là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn đang nhằm vào ai đó, phải là người có chức có quyền trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, đang kìm hãm sự phát triển của Chủ tịch nước? Có thể là nguồn tin bọn Đỗ Ngọc Chấp và tình báo quân đội báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nghi vấn làm việc cho tình báo Mỹ khi bị bắt đến nay vẫn chưa được Bộ Chính trị kết luận chăng? Điều này thật vô lý vì đồng chí Trương Tấn Sang vào ủy viên Bộ Chính trị từ khi làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng nhưng vẫn liên tục là ủy viên Bộ Chính trị. Đến nay là người đứng đầu Nhà nước, còn ai to hơn bằng, vậy thì có gì mà phải lặt vặt trách móc thế?
Cán bộ lão thành (Nguyên Ban TCTW)
Dân Luận: Chúng ta không biết ông Trương Tấn Sang có lên tiếng trong Bộ Chính Trị để đòi công bằng cho chị Võ Thị Thắng hay không, nhưng việc ghi sổ tang công khai như thế là dũng cảm và trung thực. Uy tín của Bộ Chính Trị và của Đảng CSVN không thể đến từ việc dấu nhẹm các sai lầm của mình trong quá khứ, để người trong Đảng bị oan khuất và vụ án chính trị giả mạo bị chìm xuồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét