Quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam dường như đang được Hà Nội nhiệt tình đón nhận.
Đối với các nhà phê bình và cải cách, động thái này dường như vẫn
chưa được nhiều người ủng hộ rộng rãi vì nhiều lý do, đặc biệt là hồ sơ
nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa có dấu ấn nào rõ nét.Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và trao đổi với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Washington, D.C.
Sau buổi họp ngày thứ Năm 2/10 vừa qua, Hoa Kỳ chính thức lên tiếng nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với nước cựu thù Việt Nam.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề cập đến việc bán các thiết bị quốc phòng hàng hải để giúp Việt Nam củng cố khả năng bảo vệ bờ biển.
Đây có thể là một trong những chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ cũng như các nước đồng minh ở khu vực Đông Nam Á và Biển Đông trước một Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hành động khiêu khích.
Việc bán hoặc chuyển giao các thiết bị như tàu tuần duyên thông qua lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ có thể sẽ là bước đi đầu tiên giữa hai nước, và điều này chắc chắn sẽ được Hà Nội chấp nhận một cách dễ dàng.
Trong thông báo về ý định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng bất kỳ vụ mua bán vũ khí sát thương nào dành cho phía Việt Nam cũng sẽ được xem xét một cách nghiêm ngặt.
Mặc dù việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận này vẫn chỉ là một bước đi tương đối khá chậm nhưng phải công nhận rằng mối quan hệ Việt–Mỹ dường như đang đi tới.
Việc Việt–Mỹ xích lại gần nhau là một tin tốt lành và là điều được mong đợi. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua ý kiến của một số nhà quan sát nhân quyền rằng việc dỡ bỏ một phần nhỏ trong lệnh cấm này có thể làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trong việc đàm phán về vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn có thể quay sang Nga để mua các loại vũ khí tiên tiến và tiếp tục làm ngơ trước các yêu cầu về cải cách mà Hoa Kỳ đưa ra.
Cải cách trung thực
Căng thẳng gần đây ở Đông Nam Á có thể đã góp phần vào sự thay đổi của Washington, đặc biệt là tranh chấp vụ giàn khoan dầu nước sâu ở Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam.Washington có lẽ cảm nhận rằng đây là thời điểm thuận lợi để khai thác sự rạn nứt giữa Việt Nam và Trung Quốc và tăng tốc chiến lược trục châu Á bằng cách thỏa hiệp và thương thảo với phía Hà Nội.
Các chi tiết cụ thể liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận hiện vẫn còn mơ hồ và cho đến thời điểm này thì Tổng thống Obama vẫn chưa ký quyết định đó nên việc sửa đổi vẫn có thể xảy ra.
Cho đến nay, hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Thay đổi là điều cần thiết và có lợi cho tất cả các bên, đặc biệt là người dân Việt Nam.
Việt Nam cũng nên rũ bỏ ý thức hệ cũ kỹ, điều không những đã cản trở mối quan hệ Việt–Mỹ trong nhiều năm qua mà còn cản trở bước tiến xã hội dân chủ, công bằng.
Việc thay đổi từng bước nhỏ, như trả tự do cho các tù nhân chính trị là vấn đề lương tâm và cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần có chính sách cải tổ sâu rộng và tổng thế để có một nhà nước được nhân dân trong lẫn ngoài nước và quốc tế tin cậy.
Điều này không những giúp vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn tạo dựng niềm tin đối với các nước trong khu vực, trong đó có cả Hoa Kỳ.
Tương tự, Hoa Kỳ đã nhìn thấy một số lợi thế trong mối quan hệ đối tác kinh tế từ bên trong Việt Nam.
Từ Hiệp định Thương mại Song phương Việt–Mỹ vốn được ký kết vào năm 2000, đến việc hỗ trợ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 và hiện nay thì Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa thỏa thuận Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương thì Hoa Kỳ đã chứng minh nước này là một đối tác kinh tế không nước nào sánh bằng.
Thay vì theo đuổi chính sách cấm vận, Hoa Kỳ đã xem xét đến hướng tiếp cận, hợp tác chính trị và tăng cường kinh tế.
Để Việt Nam thay đổi triệt để thì việc này không chỉ đến từ phía Hoa Kỳ mà đây còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam ngay tại trong lẫn ngoài nước.
Hoa Kỳ cũng có thể xem xét mở rộng quan hệ đối tác toàn diện vốn đang có với Việt Nam để thúc đẩy thêm lĩnh vực chính trị và kinh tế giữa hai nước.
Tất nhiên thay đổi sẽ không thể thực hiện chỉ qua một đêm. Hơn nữa, các lãnh đạo cộng sản Hà Nội sẽ không theo đuổi các chính sách hay hành động nào gây nguy hiểm hoặc làm giảm quyền lực và ảnh hưởng của họ.
Để Việt Nam thay đổi triệt để thì việc này không chỉ đến từ phía Hoa Kỳ mà đây còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam ngay tại trong lẫn ngoài nước.
Thách thức lớn nhất đối với chính sách Mỹ là làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích của người dân Việt Nam sống dưới chế độ cộng sản mà vẫn cùng lúc thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á–Thái Bình Dương.
Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương có thể chỉ là một canh bạc của cả Washington lẫn Hà Nội.
Cuối cùng thì điều quan trọng hơn hết vẫn là việc Việt Nam tự làm cho mình trở thành một nhà nước chính trực thực sự từ bên trong để trở thành một quốc gia đáng tin cậy. Đây là con đường để tiến đến một mối quan hệ không những toàn diện mà còn là quan hệ chiến lược và đồng minh với các nước khác.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của các đồng tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét