Xích Tử
Xin
nói ngay đó là sự biết ơn của nhân dân (huyện) đảo Lý Sơn đối với cái
công hàm, hiện nay đổi lại là công thư Bác cố Thủ tướng gởi cho Thủ
tướng Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 để gián tiếp công nhận chủ quyền của
Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dĩ nhiên đó là cái thủ tục hiển hiện cụ thể trong qui trình trao đổi văn bản ngoại giao ký tên nhân danh Thủ tướng của một nước, nhưng thực chất là sản phẩm của ý chí, trí tuệ tập thể của lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong tình trạng bị lệ thuộc, cả tin vào nước đàn anh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với niềm tin quốc tế vô sản, và cũng là tín hiệu để nước VNDCCH thể hiện mưu đồ dựa vào CHNDTH để thực hiện công cuộc thống nhất đất nước bằng bạo lực chiến tranh, đồng thời cũng đánh tiếng cho phía VNCH biết xu thế đó.
Nhờ vậy mà năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một phần quan trọng của Trường Sa năm 1988. Với sự kiện trước, VNDCCH hoàn toàn im lặng, nếu có phát ngôn nào đó cũng chỉ là nội bộ, đơn phương, với nội dung có lợi cho Trung Quốc, chẳng hạn, nhờ Trung Quốc giữ hộ. Với sự kiện sau, nhân dân hoàn toàn không biết gì với sự giấu diếm thông tin có dụng ý, một phần vì chính sách thông tin xã hội chủ nghĩa nói chung, một phần vì đó là chuyện quan hệ với Trung Quốc với những ràng buộc lịch sử nhất định, rất bí mật.
Như vậy, cùng với những thỏa thuận ngầm nào đó trước thời điểm CHNDTH công nhận nước VNDCCH và sau 1954, cho đến hội nghị Thành Đô, công hàm của Bác Đồng, dù có giá trị pháp lý rất yếu, gián tiếp, theo suy diễn của nguyên tắc estoppel với đặc thù của công cuộc thống nhất Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Genève, cũng đã trở thành công cụ để Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng ở Biển Đông, trước hết là chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, là phương tiện để Trung Quốc tiến hành những hoạt động tuyên truyền và ngoại giao nhằm chống lại những cố gắng của Việt Nam trong khẳng định chủ quyền biển nói chung, chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và việc phản đối giàn khoan HD- 982 tại lô 143.
Với đảo Lý Sơn, từ khi vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng với sự lấn lướt, gây hấn ngày càng lộ liễu của Trung Quốc qua việc tuyên bố vùng biển đường lưỡi bò, lệnh cấm đánh cá, cắt cáp tàu Viking và Bình Minh, Hồ Cẩm Đào tắm biển Mỹ Khê – Đà Nẵng…, đã bỗng dưng trở thành địa chỉ nổi tiếng. Đó là quê hương của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, nơi diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nơi có những mộ gió cho những âm hồn gởi xác thân vào biển cả, rồi Vương quốc hành tỏi, rồi đảo tiền tiêu, tuyến đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo…Nhiều sự kiện lớn, lễ hội từ cấp quốc gia đến cấp huyện được tổ chức; khách du lịch, khách khoa học, khách về nguồn, khách hiếu kỳ tới tấp đổ về. Nhiều đoàn cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo, khảo sát, giám sát, kiểm tra, thăm hỏi, ủy lạo, từ thiện… kìn kìn ra đảo. UBND huyện phải kêu cứu hỗ trợ tài chính và các điều kiện tiếp khách. Một ngôi thánh thất Cao Đài giá trị vài mươi tỷ được cất lên, thu hút đạo hữu thập phương có lúc đến hàng nghìn người.
Bù lại, Lý Sơn được ưu tiên đầu tư nhiều công trình, trước hết là các công trình quân sự, bán quân sự hoặc do quân đội đầu tư, thi công như đường quốc phòng, trồng cây trên núi, rồi các công trình dân dụng phục vụ ngư nghiệp, vận tải biển, phát triển các ngành kinh tế – xã hội khác; lớn nhất là dự án đưa cáp điện ngầm ra đảo với giá bán điện bằng trong đất liền. Ngư nghiệp và ngư dân Lý Sơn được nhiều chính sách ưu đãi và các nguồn hỗ trợ ngoài chính sách, có nghiệp đoàn nghề cá nằm trong tổ chức công đoàn quốc doanh. Nhìn chung, tất cả người dân Lý Sơn thấy mở mày mở mặt vì nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, chú ý, chăm sóc; vì cơ sở hạ tầng của đảo được cải thiện; vì nhiều sự kiện được tổ chức. Cụ thể hơn, phần lớn cả ngư dân và nông dân đều có thu nhập cao hơn vì sản xuất, vì một số dịch vụ ăn theo lễ hội, khách khứa; vì tham gia lao động đơn giản hoặc thầu phụ các công trình lớn trên đảo. Người ở xa, mấy năm trở lại, thấydiện mạo của đảo sáng hẳn lên so với thời bình yên chủ quyền biển đảo trước đây.
Vì thế mà người dân đảo, có lẽ không biết hoặc biết nhưng không nói ra, rất biết ơn cố Thủ tướng đồng hương đã thay mặt hệ thống chính trị ký cái công hàm oái ăm 14/9/1958, rồi đến 2/9/1990, lại tháp tùng đoàn lãnh đạo cao nhất Việt Nam lẵng lặng lên máy bay đi Thành Đô, để đến ngày 4/9/1990, đúng cái ngày Trung Quốc ra tuyên bố chủ quyền Tây Sa và Nam Sa năm 1958, có cái tuyên bố chung một lần nữa thoả thuận đổi chác lệ thuộc, với tấm ảnh hai bên cười hể hả và cố Thủ tướng của mình thì bụm dái như chờ cú phạt penalty vậy.
Xích Tử
Dĩ nhiên đó là cái thủ tục hiển hiện cụ thể trong qui trình trao đổi văn bản ngoại giao ký tên nhân danh Thủ tướng của một nước, nhưng thực chất là sản phẩm của ý chí, trí tuệ tập thể của lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong tình trạng bị lệ thuộc, cả tin vào nước đàn anh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với niềm tin quốc tế vô sản, và cũng là tín hiệu để nước VNDCCH thể hiện mưu đồ dựa vào CHNDTH để thực hiện công cuộc thống nhất đất nước bằng bạo lực chiến tranh, đồng thời cũng đánh tiếng cho phía VNCH biết xu thế đó.
Nhờ vậy mà năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một phần quan trọng của Trường Sa năm 1988. Với sự kiện trước, VNDCCH hoàn toàn im lặng, nếu có phát ngôn nào đó cũng chỉ là nội bộ, đơn phương, với nội dung có lợi cho Trung Quốc, chẳng hạn, nhờ Trung Quốc giữ hộ. Với sự kiện sau, nhân dân hoàn toàn không biết gì với sự giấu diếm thông tin có dụng ý, một phần vì chính sách thông tin xã hội chủ nghĩa nói chung, một phần vì đó là chuyện quan hệ với Trung Quốc với những ràng buộc lịch sử nhất định, rất bí mật.
Như vậy, cùng với những thỏa thuận ngầm nào đó trước thời điểm CHNDTH công nhận nước VNDCCH và sau 1954, cho đến hội nghị Thành Đô, công hàm của Bác Đồng, dù có giá trị pháp lý rất yếu, gián tiếp, theo suy diễn của nguyên tắc estoppel với đặc thù của công cuộc thống nhất Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Genève, cũng đã trở thành công cụ để Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng ở Biển Đông, trước hết là chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, là phương tiện để Trung Quốc tiến hành những hoạt động tuyên truyền và ngoại giao nhằm chống lại những cố gắng của Việt Nam trong khẳng định chủ quyền biển nói chung, chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và việc phản đối giàn khoan HD- 982 tại lô 143.
Với đảo Lý Sơn, từ khi vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng với sự lấn lướt, gây hấn ngày càng lộ liễu của Trung Quốc qua việc tuyên bố vùng biển đường lưỡi bò, lệnh cấm đánh cá, cắt cáp tàu Viking và Bình Minh, Hồ Cẩm Đào tắm biển Mỹ Khê – Đà Nẵng…, đã bỗng dưng trở thành địa chỉ nổi tiếng. Đó là quê hương của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, nơi diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nơi có những mộ gió cho những âm hồn gởi xác thân vào biển cả, rồi Vương quốc hành tỏi, rồi đảo tiền tiêu, tuyến đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo…Nhiều sự kiện lớn, lễ hội từ cấp quốc gia đến cấp huyện được tổ chức; khách du lịch, khách khoa học, khách về nguồn, khách hiếu kỳ tới tấp đổ về. Nhiều đoàn cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo, khảo sát, giám sát, kiểm tra, thăm hỏi, ủy lạo, từ thiện… kìn kìn ra đảo. UBND huyện phải kêu cứu hỗ trợ tài chính và các điều kiện tiếp khách. Một ngôi thánh thất Cao Đài giá trị vài mươi tỷ được cất lên, thu hút đạo hữu thập phương có lúc đến hàng nghìn người.
Bù lại, Lý Sơn được ưu tiên đầu tư nhiều công trình, trước hết là các công trình quân sự, bán quân sự hoặc do quân đội đầu tư, thi công như đường quốc phòng, trồng cây trên núi, rồi các công trình dân dụng phục vụ ngư nghiệp, vận tải biển, phát triển các ngành kinh tế – xã hội khác; lớn nhất là dự án đưa cáp điện ngầm ra đảo với giá bán điện bằng trong đất liền. Ngư nghiệp và ngư dân Lý Sơn được nhiều chính sách ưu đãi và các nguồn hỗ trợ ngoài chính sách, có nghiệp đoàn nghề cá nằm trong tổ chức công đoàn quốc doanh. Nhìn chung, tất cả người dân Lý Sơn thấy mở mày mở mặt vì nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, chú ý, chăm sóc; vì cơ sở hạ tầng của đảo được cải thiện; vì nhiều sự kiện được tổ chức. Cụ thể hơn, phần lớn cả ngư dân và nông dân đều có thu nhập cao hơn vì sản xuất, vì một số dịch vụ ăn theo lễ hội, khách khứa; vì tham gia lao động đơn giản hoặc thầu phụ các công trình lớn trên đảo. Người ở xa, mấy năm trở lại, thấydiện mạo của đảo sáng hẳn lên so với thời bình yên chủ quyền biển đảo trước đây.
Vì thế mà người dân đảo, có lẽ không biết hoặc biết nhưng không nói ra, rất biết ơn cố Thủ tướng đồng hương đã thay mặt hệ thống chính trị ký cái công hàm oái ăm 14/9/1958, rồi đến 2/9/1990, lại tháp tùng đoàn lãnh đạo cao nhất Việt Nam lẵng lặng lên máy bay đi Thành Đô, để đến ngày 4/9/1990, đúng cái ngày Trung Quốc ra tuyên bố chủ quyền Tây Sa và Nam Sa năm 1958, có cái tuyên bố chung một lần nữa thoả thuận đổi chác lệ thuộc, với tấm ảnh hai bên cười hể hả và cố Thủ tướng của mình thì bụm dái như chờ cú phạt penalty vậy.
Xích Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét