Lê Ngọc Thống
(Bình luận quân sự)
– Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh,
chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra “4 không” trước chuyến đi của
Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện
chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông: “Thứ nhất, không
được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các
đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà
Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc
tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường
Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải;
Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình
thường hóa quan hệ”.
Đương nhiên, thái độ, giọng điệu láo xược của đại Hán
khi chưa bị “no đòn” qua giới truyền thông Trung Quốc (như Tân Hoa xã
nêu trên…) và các học giả, tướng lĩnh khi “chưa thấy quan tài…” thì Việt
Nam đã nghe quen tai từ lâu và chúng ta không cần quan tâm.
Từ năm 1949 đến năm 1979, quan hệ “hữu nghị”
Việt-Trung đã quá rõ trong sách trắng “30 năm quan hệ Việt Nam-Trung
Quốc”. Và từ đó đến nay sự “hữu nghị” của Việt Nam-Trung Quốc cũng quá
rõ dù chưa viết thành sách. Vậy, một nền hòa bình trên nền tảng của mối
quan hệ “hữu nghị” như thế sẽ là một nền hòa bình kiểu gì?
Hai tàu chấp pháp Trung Quốc chiếc thì phun vòi rồng,
chiếc thì đâm húc tàu Kiểm Ngư Việt Nam trên Biển Đông. Hành động “hữu
nghị” kiểu đại Hán?
|
Tư tưởng đại Hán này của Trung Quốc chúng ta được biết
qua “4 không” nêu trên là qua báo chí, nhưng chưa hết, chắc chắn sẽ còn
phát tiết qua cấp “vĩ mô” mà người dân không được nghe, không
biết…nhưng như thế là đã quá đủ cho một nhận thức.
Có thể nói đây là một tuyên bố khẳng định tính minh
bạch, ý chí và nguyện vọng, nguyên tắc nhất quán của Việt Nam trong mối
quan hệ với Trung Quốc-một nước lớn láng giềng đầy duyên nợ.
Đừng có đặt vấn đề tại sao không phải là trước đây mà
để đến tận bây giờ, bởi vì, nếu như đó là một cuộc cách mạng, một sự
thay đổi…thì tất cả đều phải có sự chuẩn bị về lượng, có đủ lượng mới
thay đổi được chất, phải có “giọt nước cuối cùng” để chuyển hóa… Cho
nên, tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam đã xuất phát từ cơ sở vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, từ thế và lực của Việt Nam trong khả năng
giữ vững nền độc lập tự chủ, khả năng xây dựng, duy trì một “nền hòa
bình chủ động”…trong tình thế “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” là giàn
khoan Hải Dương 981 đã ngang ngược bất chấp hạ đặt trong thềm lục địa
sâu trong EEZ của Việt Nam. Đó chính là thời cơ là vận nước đã đến.
Đã đến lúc Việt Nam phải chấp nhận “phẫu thuật” khối u dù phải đau và tốn kém.
Phải, không đau sao được khi nhìn một quả dưa hấu mà
trâu bò ăn không hết ở cửa khẩu phía Bắc, không đau sao được khi những
quả vải đỏ au của người dân đang nghẹn chật con đường, không đau sao
được khi lúa của người nông dân bị mua với giá rẻ…Đau lắm, tốn kém lắm,
nhưng phải “phẫu thuật” để chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tự
chủ…để con tim Việt Nam không bao giờ ứa máu như đã từng trước hình ảnh
của “Vòng tròn bất tử Gạc Ma”.
Láng giềng hữu nghị và hòa bình chủ động
Việt Nam chỉ không chấp nhận một quan hệ “hữu nghị
viễn vông” nhưng rất hoan nghênh mối quan hệ láng giềng hữu nghị với
Trung Quốc. Mối quan hệ hữu nghị thực sự phải là: tôn trong độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi.
Đương nhiên, nền hòa bình dựa trên nền tảng hữu nghị như vậy mới thực sự bền vững cho 2 dân tộc.
Trung Quốc là nước lớn, là cường quốc, là quốc gia có
“núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam. Việt Nam muốn hòa bình (với
Trung Quốc), nhưng bản chất của Trung Quốc là không thay đổi là bành
trướng, cậy mạnh, để thôn tính Biển Đông thì không bao giờ có được mối
quan hệ hữu nghị láng giềng thực chất và đúng chuẩn quốc tế.
Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng để có được một nền
hòa bình không lệ thuộc thì chỉ còn cách là phải thực hiện chiến lược
“hòa bình chủ động”.
Hòa bình chủ động là gì? Đó là, về đối nội phải tăng
cường sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, về đối ngoại là sự chủ động
tham gia vào các cơ chế quốc tế về kinh tế đồng thời quan trọng hơn, là
về cả an ninh lẫn chính trị.
Nền hòa bình chủ động chúng ta có được là bằng sức
mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, là ý chí, khả năng giáng trả kẻ thù
để bảo vệ nó. Khác với nền hòa bình chủ động, nền hòa bình thụ động chỉ
có được chỉ bằng sự nhân nhượng, đổi chác lợi ích.
Hãy xem Nhật Bản. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái
ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng sự trỗi dậy của Trung
Quốc cùng với các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh khiến cho
nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và chỉ
trông chờ vào người Mỹ, ngay dù Mỹ là đồng minh, huống chi, thụ động
trông chờ vào Trung Quốc-đối tượng tác chiến trực tiếp?
Mối quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ, Nhật Bản-Úc, Nhật
Bản-Philipines, Indonesia, Việt Nam để tiến hành “hòa bình chủ động” với
Trung Quốc đã và đang chứng tỏ điều đó.
Trong khi đó, Việt Nam không có ô an ninh nào, nói
cách khác là Việt Nam chưa tham gia vào một “cơ chế” an ninh, chính trị
nào trong khu vực. Nếu sức mạnh (tổng hợp) răn đe ngăn ngừa chiến tranh
hạn chế, chưa đủ sức làm cho kẻ thù phải trả giá đắt không chịu đựng nổi
thì một nền hòa bình, nếu có, với Trung Quốc cũng chỉ là thụ động mà
thôi, không thể khác được, trừ phi Trung Quốc thay đổi bản chất.
Bởi vậy dứt khoát Việt Nam phải xây dựng một chiến
lược “Hòa bình chủ động” trong tình hình Trung Quốc đang ngày càng trắng
trợn, hung hăng thôn tính Biển Đông như hiện nay nếu như muốn có một
nền hòa bình đúng nghĩa, đúng chuẩn quốc tế.
- Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét