Fishing at rapids in Siphandone area -@international rivers – Nguồn cá trên sông Mêkông sẽ bị đe doạ cạn kiệt vì những con đập như Dong Sahong tại Lào.
Trọng Nghĩa -RFI
Phải hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch xây dựng đập thủy điện Don Sahong ở miền Nam Lào vì công trình này sẽ tác hại nghiêm trọng đến thủy sản, đa dạng sinh học và sinh kế người dân tại Cam Bốt và Việt Nam. Một tổ chức phi chính phủ Cam Bốt, đã kêu gọi như trên vào hôm qua, 13/03/2014. Lời kêu gọi này được chú ý vì đây là một hiệp hội vừa đi thị sát địa điểm xây con đập trở về.
Trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh, Diễn đàn các Tổ chức Phi chính
phủ về Cam Bốt NGO Forum đã tố cáo việc chính quyền Lào đã không đề ra
được một giải pháp nào khả dĩ chấp nhận được trên bình diện khoa học để
đảm bảo là cá vẫn có thể di chuyển giữa hai vùng thượng và hạ Mêkông một
khi con đập được hoàn thành.
Don Sahong là đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông ở vùng hạ nguồn mà Lào muốn xây dựng, sau đập Xayaburi. Trong hai ngày 11-12/03 vừa qua, Ủy hội sông Mêkông đã đến thị sát nơi con đập sẽ được xây, chỉ cách biên giới Cam Bốt 1,5 cây số. Diễn đàn NGO Forum là tổ chức phi chính phủ Cam Bốt duy nhất được mời cùng đi.
Phát biểu với báo chí, ông Tek Vanara, giám đốc điều hành NGO Forum xác nhận là họ đã yêu cầu chính phủ Lào đình hoãn ngay lập tức kế hoạch xây dựng đập Don Sahong vì Vientiane đã không thực hiện cuộc điều tra về tác động môi trường xuyên biên giới, đặc biệt trên nguồn thủy sản.
Ông Vanara tiết lộ là nhân chuyến thị sát, tập đoàn Malaysia xây dựng đề án là Mega First Berhad đã không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng khoa học nào về khả năng cá có thể vượt qua con đập thông qua hai con kênh nông hơn và hẹp hơn con sông.
Ủy hội sông Mêkông đã tổ chức chuyến thị sát lần thứ hai địa điểm xây đập Don Sahong sau khi Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã bác bỏ bản Đánh giá Tác động Môi trường do tập đoàn Malaysia xây dựng con đập thực hiện, gọi đấy là một công trình phản khoa học và thiếu bằng chứng.
Chính phủ Lào tuy nhiên đã coi bản đánh giá này là đèn xanh cho phép họ khởi động công trình. Có mặt trong buổi họp báo hôm qua, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Viraphone Viravong, đã tiếp tục bảo vệ việc xây dựng đập Don Sahong.
Các hiệp hội bảo vệ môi trường tại Cam Bốt cho biết là từ ngày 28 đến 30 tháng Ba tới đây, biểu tình sẽ diễn ra ở các tỉnh Stung Treng, Kompong Cham và Kratie để phản đối kế hoạch xây đập Don Sahong cũng như tất cả các con đập trên dòng chính sông Mêkông.
Don Sahong là đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông ở vùng hạ nguồn mà Lào muốn xây dựng, sau đập Xayaburi. Trong hai ngày 11-12/03 vừa qua, Ủy hội sông Mêkông đã đến thị sát nơi con đập sẽ được xây, chỉ cách biên giới Cam Bốt 1,5 cây số. Diễn đàn NGO Forum là tổ chức phi chính phủ Cam Bốt duy nhất được mời cùng đi.
Phát biểu với báo chí, ông Tek Vanara, giám đốc điều hành NGO Forum xác nhận là họ đã yêu cầu chính phủ Lào đình hoãn ngay lập tức kế hoạch xây dựng đập Don Sahong vì Vientiane đã không thực hiện cuộc điều tra về tác động môi trường xuyên biên giới, đặc biệt trên nguồn thủy sản.
Ông Vanara tiết lộ là nhân chuyến thị sát, tập đoàn Malaysia xây dựng đề án là Mega First Berhad đã không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng khoa học nào về khả năng cá có thể vượt qua con đập thông qua hai con kênh nông hơn và hẹp hơn con sông.
Ủy hội sông Mêkông đã tổ chức chuyến thị sát lần thứ hai địa điểm xây đập Don Sahong sau khi Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã bác bỏ bản Đánh giá Tác động Môi trường do tập đoàn Malaysia xây dựng con đập thực hiện, gọi đấy là một công trình phản khoa học và thiếu bằng chứng.
Chính phủ Lào tuy nhiên đã coi bản đánh giá này là đèn xanh cho phép họ khởi động công trình. Có mặt trong buổi họp báo hôm qua, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Viraphone Viravong, đã tiếp tục bảo vệ việc xây dựng đập Don Sahong.
Các hiệp hội bảo vệ môi trường tại Cam Bốt cho biết là từ ngày 28 đến 30 tháng Ba tới đây, biểu tình sẽ diễn ra ở các tỉnh Stung Treng, Kompong Cham và Kratie để phản đối kế hoạch xây đập Don Sahong cũng như tất cả các con đập trên dòng chính sông Mêkông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét