Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 12 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 12
Huỳnh Tâm
“…Quá nhiều trò dối trá của Hồ Chí Minh đã làm xuy bại đất nước.
Thâm cung bí sử của họ Hồ nguyên gốc Hán đã được chúng tôi phơi bày. Thậm chí họ
Hồ tự phong cha già dân tộc và người dân vẫn tiếp tục chấp nhận, không biết họ
Hồ là một điệp viên kiệt xuất của tình báo Hoa Nam…”
Năm 1965, Mao Trạch Đông vén cho nhân dân Trung Quốc được biết một
ít ẩn tàng sau bức màn bí mật Hồ Chí Minh. Người dân Trung Quốc chứng kiến hiện
tượng đảng cộng sản Trung Quốc động viên quân đội và Mao ưu ái với khẩu hiện
"Tình đồng chí, tình anh em" tặng cho Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã làm
cho nhân dân Trung Quốc xôn xao kinh hãi một thời. Họ tự hỏi Hồ Chí Minh là ai,
có khả năng gì mà huy động được 80.000 binh sĩ của Quân đội Nhân dân Trung Quốc
vào chiến trường Việt Nam. Nhân dân Trung Hoa nghi ngờ Mao Trạch Đông trao người
đổi lấy đất của Hồ Chí Minh, chủ yếu bành trướng lãnh thổ. Điều này nhân dân
Trung Quốc thấy không cần thiết. Thực chất Mao-Hồ đã có dụng ý "thà lấy đất,
không nuôi người". Từ đó, đảng cộng sản Trung Quốc bí mật tăng cường thêm
quân đội và mọi phương tiện chiến tranh xâm nhập vào Việt Nam. Tính ra quân số
Trung Quốc nhiều gấp đôi quân Hoa Kỳ ở thời điểm 1965.
Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh bí mật đến Trung Quốc, theo kế hoạch dự kiến của tình báo Hoa Nam. Hồ Chí Minh sẽ đến điểm hẹn Hồ Nam (Trường Sa) gặp Mao Trạch Đông (Hồ Nam quê nhà của Mao Trạch Đông. Nguồn: Tân Hoa Xã.[1]
Sau đó, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh làm lễ nhận quân, 80.000 binh sĩ.
Mao phán rằng: "Bạn Hồ đến từ đảo Đài Loan, tôi đến từ Hồ Nam, chúng ta
cùng có những điều khó khăn, như các yếu nhân khác, đều muốn làm những việc
mình không có". Ý của Mao Trạch Đông là cảnh cáo Hồ Chí Minh mọi việc phải
cẩn thận, khả năng họ Hồ có hạn, hãy củng cố địa vị tại Việt Nam.
Hồ Chí Minh báo cáo khẩn về tình hình chính trị, quân sự tại Việt
Nam. Họ Hồ muốn biểu đạt một động thái chính trị để Mao chú ý khen thưởng, bất
ngờ, từ trong túi áo lấy ra một hồ sơ. Hồ trịnh trọng đứng lên trình bày trước
mặt Mao một bản vẽ sơ đồ, có ghi từng chú thích tinh tế, định vị hướng
"long mạch" (Những căn cứ chiến lược mà Trung Quốc phải cần trong
tương lai) từ Hà Nội đến miền Bắc Việt Nam.
Ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 1966, Mao Trạch Đông thừa dịp mời những nguyên thủ của khối Cộng sản Quốc tế xem kịch Nói, Bắc Kinh. Cá nhân Hồ Chí
Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say bộ môn kịch nói. Hồ hài lòng, thích thú
mỗi đoạn kịch hay thường liên tục vỗ tay. Hồ để lộ nguyên gốc Hán mỗi
khi xem kịch. Nguồn: Tân Hoa Xã.[2]
Sau khi Mao Trạch Đông nhận được toàn bộ bản đồ và hồ sơ chiến lược
của Việt Nam do Hồ Chí Minh bí mật cung cấp. Mao hài lòng, cười rằng:
‒ 80.000 quân, cung cấp cho bạn chưa xứng đáng đối với giá trị hồ
sơ này, thôi thì dịp khác tôi sẽ cung cấp quân số nhiều hơn, bạn hãy tiếp tục
thực hiện cho đến khi thành đại cuộc. Nhớ phải giữ đúng lời hứa, theo những điều
ghi rõ trong bản vẽ, sơ đồ này. Mao vì lợi, Hồ vì quyền, dùng người dân làm sở
hữu vật dụng trao đổi. Sở dĩ các nhà lãnh đạo cộng sản chọn phương thức trao đổi
theo thời cổ là có nguyên do của nó, họ không muốn để lại văn tự. Sự kiện cho
thấy hội kín (cộng sản) của Mao-Hồ có những trao đổi bất chính không thành văn
để tránh lịch sử tìm chứng cứ và phán quyết. Thực sự Hồ Chí Minh là một tên tội
đồ của dân tộc Việt. Họ Hồ đã thực hiện hơn nghìn lần bán nước Việt Nam, vượt
trội hơn hẳn những tên "rước voi về giày mã tổ". Ấy vậy mà vẫn còn
không ít dân Việt Nam tôn vinh đương sự là "Cha già dân tộc". Họ Hồ mặc
dù phạm đầy dẫy tội ác chiến tranh đã trở thành hiền nhân, nhờ biết cách xoay xở,
đánh bóng tên tuổi, tạo ra hư cấu huyền thoại. Đương nhiên họ Hồ được bộ máy cộng
sản tuyên truyền mạnh, bản thân Hồ Chí Minh do tình báo Hoa Nam dựng lên, bởi
chính trị là như vậy.
Tháng 5 năm 1962, Hồ Chí Minh trú tại khách sản Viên Phạm (园饭), tỉnh Nam Ninh Trung Quốc. Nguồn: Triệu Hoàng Cương (赵黄岗), Nhiếp ảnh gia, ký giả, tình báo Hoa Nam,
thực hiện, và loan tải trên báo "Quảng Tây hàng ngày".[3]
Trong lúc 80.000 binh sĩ Hán chuẩn bị tiến vào lãnh thổ Việt Nam,
họ Hồ còn đang công du Bắc Kinh. Lời ký kết trên môi chưa hòa tan vào không
khí, hôm sau quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh
Bắc Bộ của Việt Nam. Sau này mới biết trong bản vẽ sơ đồ có ghi rỗ "Bạch Long
Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ là nơi chiến lược quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam. Đảng
anh em quản lý được hải đảo này tất thắng trong tương lai !"
Một hồ sơ khác của tình báo Hoa Nam ghi chú tỉ mỉ chuyến công du
bí mật của Hồ Chí Minh:
Cùng năm 1965, xuất hiện một chiếc xe, chạy vận tốc nhanh tiến lên
hướng Bắc, chính Hồ Chí Minh di chuyển bằng phương tiện này. Hồ bí mật đến
Trung Quốc gặp Mao Trạch
Đông (毛泽东), tại điểm hẹn Liễu Châu. Sau đó cả hai cùng đến Trường Sa trao đổi
mật nghị về tình hình của Việt Nam. Thực ra Mao Trạch Đông đã nhận rất nhiều
báo cáo của tình báo Hoa Nam, tuy nhiên không trung thực bằng chính Hồ trình
bày. Sau khi nghe Hồ tự sự, Mao Trạch Đông có một nụ cười bí hiểm, dường như
không quan tâm đến chiến trường Việt Nam, khẳng định với Hồ:
‒ Một lần nữa chạm trán với người Mỹ, cũng không có gì hơn chiến
tranh Triều Tiên, chúng ta hãy dùng Việt Nam làm nơi chiến tranh cho cả vùng
Đông Nam Á, chiến thắng sẽ về đảng ta, đừng lo sợ, bất quá ta mất một khu nghỉ
mát (与美国接触再次冲洗,也无非就是在朝鲜战争中,我们使用了越南战争作为整个东南亚的一个地方,是我们党的赢家,不要害怕,我们比任何更损失一个度假胜地).
Bài viết của tác giả Vương Hiểu Lị. Có nội dung: "Lưu ý Hồ Chí Minh huy động 80.000 quân Trung Quốc"
Nguồn: Báo Lão Nhân. [4]
Hồ Chí Minh lấy ra một tờ báo từ trong túi áo, có tựa đề
"Trung Quốc huy động 80.000 quân!". Xem qua bản tin, Hồ an tâm, như
thể được Mao bơm sức mạnh và khuyến khích. Hồ sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu, đề
nghị của Chu Ân Lai (周恩来). Trong ngày, Hồ chấp thuận ký vào những văn kiện do Mao Trạch
Đông (毛泽东), chỉ đạo. Chu Ân Lai đang trao đổi với Hồ, có tiếng điện thoại
bên kia đầu dây, ông nhận được báo cáo của Tổng tham mưu Lã Thụy Khanh (罗瑞卿), và Dương Thành Vũ (杨成武), cho biết kế hoạch đã hoàn chỉnh, chỉ còn chờ lấy quyết định của
Chu Ân Lai, lập tức đưa quân tiến vào Việt Nam.
Chu Ân Lai giải thích ngắn gọn để Hồ Chí Minh hiểu:
‒ Quân ủy Trung ương đã có quyết định mới, đồng chí an tâm, tất cả
nỗ lực dồn hết vào chiến lược: - một: lập đường mòn Hồ Chí Minh từ hai hướng
Vân Nam và Quảng Tây điểm dừng lại tại Thái Nguyên Việt Nam, - hai: mở rộng tuyến
đường vào Nam Việt Nam, quân đội ta đi đâu di chuyển viện trợ theo sau.
Chu Ân Lai báo cáo với Mao :
‒ Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn muốn chúng tôi giúp sửa chữa 12 tuyến
đường bộ và các tuyến đường sắt, chắc chắn không phải cả hai cùng một lúc, nên
được dựa trên nhu cầu quân sự, theo mức độ phát triển, khó khăn hiện nay phải
tính đến nguyên tắc viện trợ, còn phải thông qua Bộ Tổng chỉ huy của Quân ủy
Trung ương (CPC) duyệt xét, sắp xếp kế hoạch quân sự giờ X.
Hồ Chí Minh đề nghị với Dương Thành Vũ (杨成武):
‒ Đồng chí Dương có thể nào, lập kế hoạch cao điểm xây dựng đường
sắt, tôi rất cần rút ngắn thời gian di chuyễn quân dụng viện trợ cho Việt Nam,
và cần chuyên viên sửa chữa khẩn cấp những đường sắt bị người Mỹ đánh bom vừa
qua, hy vọng đồng chí chấp nhận?
‒ Hiện chúng tôi đang có xu hướng tìm giải pháp đầu tiên, chuyển
80.000 quân bằng lối nào đến được Việt Nam nhanh nhất, còn tùy thuộc vào thay đổi
hiện tại và trong tương lai hai quốc gia ban giao tiến bộ hơn. Hiện nay đề nghị
của đồng chí chưa thực hiện được vào lúc này, tuy nhiên chúng tôi rất chú ý.
Hồ Chí Minh hài lòng việc huy động 80.000 quân của Trung Quốc, ở
thời điểm này Hồ muốn cấp bách có số quân đã chuẩn y. Mao Trạch Đông lợi dụng dịp này đề
cập đến "Pháp
Thanh Tân Ước năm 1885", mục đích của Mao muốn lên tiếng xóa bỏ biên
giới Việt Nam. Mao còn dự trữ trong túi áo những mưu toan khác, muốn biến Việt
Nam thành vùng đất thử nghiệm vô sản. Ngoài ra Mao còn muốn đất nước Việt Nam lập
lại Điện Biên Phủ, lần này dành riêng cho người Mỹ, thực ra Mao tạo ra một Việt
Nam tuyệt vọng trước khi chiến tranh 1965. Ý định đó của Mao muốn Trung Quốc nhảy
vào quĩ đạo thuộc địa thay thế Pháp tại Việt Nam, tuy nhiên ở thời điểm đó Việt
Nam chia thành hai quốc gia, miền Bắc thuộc Cộng sản quốc tế, miền Nam thuộc thế
giới Tự do.
Mao Trạch Đông ngồi tại Bắc Kinh bấm đốt ngón tay từng khắc giờ, mong chờ đợi tập
đoàn cố vấn chiến tranh đưa tin báo tử Việt Nam, nhưng mọi thứ đã không đi theo
mong muốn của Mao. Sau khi Trung Quốc can thiệp vào Việt Nam gặp phải Hoa
Kỳ chèn chân, buộc Trung Quốc lún sâu vào chiến tranh với số quân thời điểm
1965 lên đến 230.000 quân, và 80.000 quân đang trên đường vào biên giới Việt
Nam, chưa tính 40.000 quân của những quốc gia Cộng sản tham chiến. Quân số
Trung Quốc tham chiến tại miền Bắc Việt Nam cao gấp bội đối với quân số của Hoa
Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Chiến trường Việt Nam có hai cực độ chiến tranh,
Trung Quốc sử dụng biển người, Hoa Kỳ dùng kỹ thuật vũ khí.
Năm 1966, Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đại diện Quân ủy Việt
Nam đến Bắc Kinh xin viện trở vũ khí. Nguồn:
Trung Nam Hải. [5]
Mao Trạch Đông mỉm cười, bắt tay với tất cả mọi người trong phái
đoàn Quân ủy Việt Nam. Nụ cười của Mao chứng tỏ không quan tâm đến sự hiện
diện của người Mỹ tại Việt Nam. Mao tự biện rằng: Đã một lần trong quá khứ,
ông vẫy tay chào, đánh bại lực lượng vũ trang của Quốc Dân Đảng do Hoa Kỳ ủng
hộ, và đối đầu trực tiếp với Mỹ ở Hàn Quốc, tuy nhiên Mao vẫn còn ngán ngẩm. Có
lần Mao thừa nhận sự sai lầm trước đối thủ, quân Trung Quốc tham chiến thiếu
năng động. Mao tự bào chữa: Chiến tranh Triều Tiên không có gì để người Mỹ
hãnh diện.
Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đến Bắc Kinh nhân dịp tiếp nhận viện trợ mới. Báo chí Trung Quốc loan tải, tổng kết viện trợ
vũ khí, quân lương v.v… Nguồn: Tân Hoa Xã.[6]
Mao Trạch Đông tuy đã biết tình hình ở Việt Nam, nhưng vẫn muốn Phạm
Văn Đồng thay mặt chính phủ Việt Nam báo cáo thành tích chống Mỹ và nội tình Việt
Nam. Còn Võ Nguyên Giáp báo cáo về nhu cầu quân sự và đề nghị thành lập
Quân ủy chiến tranh. Sau khi Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp trình bày, Mao
phán:
‒ Đây là một cuộc chạy đua, nếu Việt Nam chiến thắng sẽ xây dựng
được Đông Dương cộng sản, quý đồng chí muốn thắng Mỹ phải mở rộng chiến tranh
Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải lấy quyết định triển khai thêm quân số từ những
phía sau ra phía trước (lấy thịt đè vũ khí).
Câu nói này, Mao Trạch Đông đã từng trao đổi với Hồ Chí Minh. Mao
nói tiếp :
‒ Trung Quốc sẽ tôn trọng lời hứa, trao trọn gói hỗ trợ hậu cần,
vì vậy quý đồng chí huy động quân đội vào mặt trận phía Nam. Tôi mong muốn
quý đồng chí chiến thắng vượt trội Triều Tiên.
Đầu mùa xuân năm 1966, phái đoàn chính phủ Việt Nam bí mật đến Bắc Kinh. Phạm Văn Đồng đại
diện chính phủ, và Võ Nguyên Giáp đại diện Quân ủy Việt Nam. Nguồn:
Trung Nam Hải. [7]
Đã là Cộng sản Trung Hoa hay Việt Nam, họ đều có một mẫu số chung:
tiêu diệt tất cả những người khác chính kiến, càng không chấp nhận sống chung với
bất cứ ai đã biết sự thật của họ. Nói tóm lại cộng sản muốn dưới bầu trời này
chỉ có một thứ không khí vô sản, và mục đích cao nhất là cướp chính quyền để độc
trị quốc gia. Trong mọi động tác, tổ chức của Cộng sản Á Đông hành động theo
qui luật hội kín. Nếu không may có người phát hiện hành động hội kín của cộng sản,
họ sẽ bị sử lý bằng mã tấu hay mò tôm. Xưa nay cộng sản muốn hành quyết ai, họ
không cần tòa án. Sở trường của cộng sản là dập tắt hay thủ tiêu đầu mối lộ bí
mật (hội kín cộng sản - đồng hóa với quốc gia). Đặc biệt tòa án cộng sản có nhiệm
vụ dấu kín sự thực.
Việt Nam nay đã thấm mệt do sự lộng hành của Hồ Chí Minh. Đương sự
đã từng vẽ bò ra trâu và cho rằng đó là chân lý, buộc cả nước Việt phải học tập
cách sống bò trâu. Hồ Chí Minh đã mở gói thuốc tể của người Hán, nâng cấp nó
thành chân lý "tư tưởng bác Hồ" và nhân dân Việt luôn đeo đẳng chân
lý này cho đến ngày nay.
Báo chí Bắc Kinh, loan tải nguyên văn về sự kiện Phạm Văn Đồng báo cáo nội tình Việt Nam, và Võ
Nguyên Giáp báo cáo nhu cầu viện trợ quân sự, xin phép Mao thành lập
Quân ủy chiến tranh. Nguồn: Báo Lão Nhân. Nguồn: Tân Hoa Xã. [8]
Đảng cộng sản vận hành theo quy luật của một hội kín, không chấp
nhận những người thừa hành nếu nặng lời phê phán, cũng không ưa thích những kể
tăng bốc đảng quá đáng. Tất cả những người này đều phải chết. Con dân của đảng
tất cả đều rập khuôn và con người hóa thành chiếc máy báo cáo láo. Khi nào
công-tắc mở ra mới được phát biểu và khóa lại không được nói. Mọi hoạt động của
Cộng sản có chung một đặc điểm là bí mật. Người dân không được đụng chạm đến
lãnh vực đảng cấm, không được hé lộ việc của đảng, cho dù Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã bán lãnh thổ và biên giới, người dân cũng phải lững lờ, vờ vĩnh không biết. "Trí
thức" của đảng phải biết giữ miệng để sống cho hết kiếp nhân sinh. Việc sống
luồn cúi và sợ hãi được xem là sở trường, và lâu ngày trở thành người đú đẩn. Họ
đã đánh mất đi đời thực bẩm sinh và không còn gì để thú vị cuộc đời. Nếu họ sống
thực thì sao, đương nhiên họ phải có bản lĩnh tiếp cận cuộc đời và chấp nhận mọi
thử thách, càng nhiều thử thách thì trang sử đời họ càng phong phú. Luận cho
cùng, sống dưới chế độ cộng sản chẵn có mấy ai sống thực với bản lãnh của mình.
Ngày 5 tháng 4 năm 1961, Hồ Chí Minh viếng thăm phân bộ Quân ủy Chiến tranh Trung Quốc đặt tại Quảng Ninh Việt Nam. (từ
trái sang) Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清), tướng Lạp Trung Thu (啦中收), người đưa tay chỉ là tình
báo bí mật của Hoa Nam, tên Trần Lượng (陈良), rất thân với Hồ Chí Minh,
sau này làm bí thư tỉnh Quế Lâm, trên thực tế mỗi bước chân của Hồ Chí
Minh đều có tình báo Hoa Nam ở bên cạnh. Nguồn lưu trữ: Tình báo Hoa
Nam. [9]
Chúng ta thử so sánh quyền sống làm người giữa hai miền trước
1975. Việt Nam có hai chế độ khác biệt rõ ràng. Miền Nam có Việt Nam Cộng Hòa,
người dân tự do phát biểu, phê phán chế độ, tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do lập
hội, biểu tình, thương mai, kinh doanh 18 ngành nghề, trừ nghề kinh doanh vũ
khí người dân không được quyền, giáo dục học đường tư nhân, bệnh viện tư nhân,
những tổ chức xã hội dân sự, báo chí tư nhân trên 50 tờ nhật báo, bán nguyệt
san, đặc san. Nhà nước miền Nam lúc đó chỉ có 5 tờ nhật báo. Người dân có quyền
giám sát nhà nước. Bầu cử hay ứng cử được xem là quyền thiêng liêng bất khả xâm
phạm, tự do lập hội chống tham nhũng, chống tệ đoan xã hội, v.v…
Miền Bắc trước 1975, theo chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, người
dân tưởng rằng miền Bắc tự do hơn hẳn chế độ miền Nam. Bây giờ họ mới biết miền
Bắc của Bác Đảng không có gì, chỉ thực hiện tự do trên môi mép. Từ 1975 cho đến
nay 2014, thử hỏi người dân cả nước sống dưới chế độ cộng sản có được như miền
Nam trước 1975 không hay sống trong nỗi lo sợ từng giờ. Tuy nay, đất nước đã thống
nhất, thế mà dân tộc Việt Nam vẫn chưa được quyền sống làm người. Mơ ước tự do
của người dân còn xa, xa lắm bởi người dân bị trị quá lâu nên hóa ra hèn. Muốn
hết hèn thì phải nhất quyết đứng lên đấu tranh xây dựng lại đất nước Việt Nam mới
với tinh thần Dân Chủ Đa Nguyên.
Ngày nay, nhân dân cả nước cần biết vai trò, quyền sống làm người
và giá trị của mình. Người dân có quyền giám sát và phê phán nhà nước. Các đảng
phái khác nhau đều thuộc tổ chức xã hội dân sự. Đảng Cộng sản cũng vậy, đảng
phái chỉ có đại biểu trong chính quyền nhà nước nhưng không đứng trên đầu Tổ quốc.
Thế nhưng đối với tình trạng đất nước hiện nay, người dân không có quyền gì cả,
bởi đảng Cộng sản cai trị đất nước bằng thứ luật người ăn thịt người.
Phiền muộn nhất, người dân vẫn không biết "hội kín cộng sản"
đã bí mật bán nước Việt Nam cho Trung Quốc. Quá nhiều trò dối trá của Hồ Chí
Minh đã làm xuy bại đất nước. Thâm cung bí sử của họ Hồ nguyên gốc Hán đã được
chúng tôi phơi bày. Thậm chí họ Hồ tự phong cha già dân tộc và người dân vẫn tiếp
tục chấp nhận, không biết họ Hồ là một điệp viên kiệt xuất của tình báo Hoa
Nam.
Từ xưa đến nay, danh tính thực sự của Hồ Chí Minh là gì, chỉ có
vài người thẩm quyền trong đảng cộng sản mới biết nhưng họ giấu kín. Đảng cộng
sản xem vận mệnh sống còn của đảng đứng trên sự tồn vong của đất nước. Đảng Cộng
sản mạnh miệng công bố: "Mọi việc có đảng lo" và "Đảng còn đất
nước còn". Lịch sử của Việt Nam ta đấy, mai này sẽ đi về đâu!
(Còn tiếp kỳ 13)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1] Những bài kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày toàn văn bản Stalin
miệt thị Hồ Chí Minh, và những lời đề nghị của Hồ Chí Minh quá ngớ ngẫn. Stalin
còn phán một câu lịch sử: "Hồ không đủ tư cách lãnh đạo đảng cộng sản
Việt Nam".
[1-9] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ và tư liệu báo chi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét