Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 9 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 9
Huỳnh Tâm
Vào lúc ấy, có một người đàn ông đã ngoài 55 tuổi, đứng kế bên
cũng đang chiêm ngưỡng sông Hồng, sau này mới biết y là tình báo Hoa Nam cụm
GAT732, bí danh Bảy Tân. Mãi đến năm 1981, tôi tình cờ gặp lại ông tại Sài Gòn,
và ông cho biết đã làm Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam với bí danh La Lâm Gia
(1981-1984). Nhờ biết ông La Lâm Gia, tôi được giới thiệu đi "Điền giả"
vựa lúa Lục tỉnh miền Nam, đôi khi đi với các bạn ký giả của báo Tin Sáng, báo
Tuổi Trẻ, báo Lương Thực v.v...
Cầu Long Biên, Gia Lâm–Hà Nội, có chiều dài 1.862 m, cấu trúc 12 đoạn. Xây dựng thời Pháp thuộc
vào năm 1890. Ảnh: Huỳnh Tâm.
Bảy Tân, tình báo Hoa Nam cụm GAT732, cho biết:
‒ Năm (1965) đoàn quân chúng tôi vừa vào lãnh thổ Việt Nam, đầu
tiên trong đôi mắt cảm nhận mùa thu Hà Nội không hương sắc, chỉ có cây cầu thép
Long Biên đáng để ý nhất, bởi cây cầu cấu trúc khung thép cao chót vót, xây dựng
thời Pháp thuộc, giống như các cây cầu tại Thượng Hải. Ví như một tòa nhà cao tầng
kiến trúc thép, từ đầu đến cuối cây cầu đã nói lên một thời lịch sử của nó.
Ngoài sự an toàn của cây cầu, còn cho thấy sức mạnh đặc biệt của dầm giàn thép
cố định chặt chẽ, tạo thành một cấu trúc thống nhất có thể chịu đựng trọng tải
lớn, và tăng tuổi thọ của nó trong thời gian dài.
Sông Hồng tuy nhỏ hơn bề rộng đối với sông Dương Tử, nhưng có cây
cầu đẹp nhất Đông Á.
Rất tiếc sông Dương Tử không còn cầu thép cao để nhìn hết phong cảnh
kỳ lạ của Vũ Hán, tuy tôi đứng ở đây ngắm nhìn quê hương, nhưng lòng lại thương
tiếc sông Dương Tử đang từ từ chết.
Tình báo Bảy Tân cụm GAT732 nay đã có thực quyền Bộ trưởng Lương
Thực Việt Nam, chúng tôi gọi đùa ông là Bộ trưởng "bao tử". Ở giai đoạn
1975-1983 miền Nam sản xuát dư thừa lương thực, có thể nói lúa gạo của miền Nam
rất phong phú, tuy nhiên, hiện tại toàn dân miền Nam Việt Nam phải chịu đói
rách, tự chế bao tử. Đời sống cạn kiệt từng ngày sống bằng cao lương "Bo
bo", ăn không đủ no, khi thải ra bo bo còn nguyên hột, do bo bo cứng ăn
vào khó tiêu, bởi nhà nước không cung cấp chất đốt đầy đủ. Bảy Tân lúc này tự
hào vượt chỉ tiêu lúa gạo, chuyên chở qua Trung Quốc trừ nợ chiến tranh.
Những ngày tháng còn ở Sài Gòn, chúng tôi thường đến thăm ông Bảy
Tân, tạo được tình cảm đáng tin cậy, mục đích để tìm tòi, khai thác những gì cất
giấu trong lòng người tình báo Hoa Nam này. Chúng tôi âm thầm nhưng tế nhị, cố
ý để lộ tối đa về tung tích liên hệ với Hoa Nam trước một người đã dạn dày
xương gió tình báo như Bảy Tân. Đương nhiên ông ta thừa dịp khai thác đối tượng
và chúng tôi vẫn tự nhiên, vờ như không biết mình đang bị Bảy Tân chiếm thượng
phong. Cũng may, chúng tôi cũng có một ít vốn nghề nghiệp để tự bảo vệ bản
thân. Trong những lúc tiếp xúc với Bảy Tân, chúng tôi mới biết ông ta làm cố vấn
cho Hồ Chí Minh và cũng là người trợ lý công tác bí mật trên những lộ trình
công tác tại Trung Quốc. Chúng tôi tò mò muốn biết thêm chi tiết về những hoạt
động của tên gián điệp Hán trên đất Việt. Quả tình muốn cạy cái khóa để mở cái
tủ miệng của một tên tình báo thật là quá khó, nhưng cuối cùng chúng tôi may mắn
được Bảy Tân tiết lộ.
Mỗi khi đặt vấn đề Hồ Chí Minh là mọi người đều rất lý thú, riêng
Bảy Tân vẫn còn ái ngại. Có lẽ vì không thể giữ mãi bí mật, đôi lúc đương sự
cũng tiết lộ phần nào về cuộc đời bí mật của con người muôn mặt.
Bảy Tân cho biết:
‒ Sau khi Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva, cư ngụ ở đây
gần hai năm, bị đảng cộng sản Liên Xô khai trừ. Theo báo cáo của Hoa Nam đã xác
định: "Thất bại về nguyên tắc đào tạo một điệp viên như Nguyễn
Ái Quốc đã để lộ quá khứ, chưa nói đến những nguyên nhân lầm lỗi khác của hội
kín cộng sản Châu Á. Cuối cùng Tình
báo KGB, báo cáo một hồ sơ Nguyễn
Ái Quốc mất tích".
Chân dung của Nguyễn Ái Quốc tham dự tại Đại hội Tours France. Tháng 12 năm 1920. Nguồn ảnh: Mạng lưới Cộng Sản Quốc Tế. [1]
Liên Xô, trong thời gian này đào tạo Nguyễn Tất Thành, người quê
quán Nghệ An Việt Nam. Nhưng người này vắn số, bị bỏ tù nhưng không được xét xử.
Lúc đó Hương Cảng là một nơi tập trung tình báo quốc tế lý tưởng, tuy nhiên
Hương Cảng vốn không ưa cộng sản, đồng thời cũng là đất hoạt động của tình báo
Quốc Dân Đảng. Cuối cùng chính quyền sở tại quyết định đưa Nguyễn Tất Thành ra
pháp trường tử hình tại nhà tù Hương Cảng (香港).
Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng: Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy,
bởi mang nhiều bệnh do trác táng, say đấm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh
truyền nhiễm cấp độ cao nhất hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào, và
nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với "nàng tiên nâu"
[bis 1].
Nhà chức trách Hương Cảng cũng lên tiến và phê phán nội vụ này:
"Không cần tử hình Nguyễn Tất Thành, chỉ cần nhìn hồ sơ bệnh lý, đời ông
ta đã vắn số trước khi tử hình. Loại người này đã sống thừa thải trong tổ chức
và xã hội, chỉ bấy nhiêu lỗi lầm này cũng đủ khiến cho Liên Xô vứt bỏ đương sự
và để mặc cho y chết tại Hương Cảng…!" [3].
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương đúng 40 tuổi
(1892-1932). Người thân tên Нгуен Винь (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác
và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số-000567...) lưu trữ tại
nghĩa trang Kuntsevo Moscow. (Kuntsevo Cemetery, Moscow, Russian
Federation). Nguồn: Chân dung Nguyễn Tất Thành chụp tại Moscow, năm 1929 đã cho
thấy một Nguyễn Tất Thành bị "nàng tiên nâu" đưa
đám ma. Tư liệu lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.[2]
Hồ sơ HTC4567, lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo
Hoa Nam Trung Quốc, ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương. Đương sự được
đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học Viện Hoàng Phố,
Vân Nam. Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước
tình hình chính trị. Sau đó Hồ Tập Chương thay tên đổi họ nhảy vào chiến trường
chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế
lực mới tại Việt Nam, và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chi Minh làm chủ tịch
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến
Hồng Kông. Không may cả gia đình có 5 người chết bất đắc kỳ tử, bởi quân cảm tử Diên
An, riêng người mẹ của Chương thoát nạn, nhờ bà ra phố được sống sót. Nguồi
ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam.[3]
Mẹ của HTChương, trườc bốn ngày lâm chung, công bố tấm ảnh này, mục
đích tìm con sau 38 năm im lặng. (Hồ Tập Chương chụp ảnh chung với em trai vào
thời niên thiếu). Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[4]
Trung cộng đào tạo Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1), cải trang thành con nhà quí tộc, hoạt động trên mọi
lãnh vực, thương nghiệp, văn hoá, quân sự. Đến năm 1927, đảng cộng sản Trung Quốc
dùng ông ta vào vũ đài chính trị với vai tuồng Hồ Chí Minh đội hồn xác của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc) từ đó
thay đổi vận mệnh của Hồ Tập Chương, nhất nhất
trung thành với đảng trưởng Diên An (延安).Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[5]
Ngày 3 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai chụp ảnh chung với Hồ Chí Minh (1), đang đứng trước nhà riêng của họ Hồ tại Tây Sa. Ảnh tư liệu tình báo Hoa Nam.[6]
Hoan lộ của Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh 1) không được lâu dài, ân
hưởng quyền cao, phú quí chấm dứt sớm, bởi Mao Trạch Đông triệu hồi về Bắc Kinh
làm vật phế thải. Ông đóng vai tuồng Hồ Chí Minh được 16 năm (1940-1956)…
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hà Nội. Hồ Chí Minh (1) đọc bản Tuyên ngôn
độc lập. Ông mặc bộ veston màu đen, chất liệu cao cấp thuộc mùa Thu rất hợp với
thời trang quí tộc Pháp, áo sơ mi trắng, thắt nơ con bướm màu xanh biển, đội
nón cối mùa thu Paris, đi xe sang trọng nhất thế giới vào thời điểm 1945, loại
xe bọc thép do Liên Xô chế tạo, hiệu "Mạc Tư Khoa-Москва". Đặc biệt
Liên Xô chỉ sản xuất 5 chiếc xe bọc thép Москва, dành riêng cho những nguyên thủ
quốc gia trong khối cộng sản. Nguồn: Báo cáo của tình báo Hoa Nam.[7]
Trung Quốc đã chọn đến hai (2) người Hán thay phiên đóng chung một
vỡ kịch nhiều hồi, qua nhân vật chính Hồ Chí Minh.
Đầu năm 1956, Hồ Chí Minh bis đến Việt Nam, lên ngôi chủ tịch nhà
nước, thay thế tên Hồ Tập Chương. Đặc biệt Hồ bis nhập vai kiệt xuất, tất cả những
thói hư, tật xấu của Hồ Tập Chương, nay Hồ bis phải thực hiện như thật. Cộng với
cá tính riêng của Hồ bis, mọi việc khởi đầu bằng phấn đấu giữa cái thực và cái
giả cho đồng nhất, Hồ bis phải nhất quán và tự hòa trộn hai cá tính vào với
nhau, đôi lúc Hồ bis cũng bị lố bịch, do tự dối lòng quá độ. Ví dụ: Hồ Tập
Chương hút thuốc tự tay vấn lấy, còn Hồ bis thích hút thuốc Bastos Luxe thượng
hảo hạng, loại thuốc lá này sản xuất tại Thượng Hải.
Trên bao thuốc lá Bastos Luxe có bốn câu thơ chữ Hán:
"请同学们早午餐
沈殿霞看起来好了蝙蝠欢迎提供
大黑烟熏香气.
抽着烟更鲜活的生命".
Trên thị trường và sản xuất thuốc lá Bastos Luxe, cũng có mặt tại
miền Nam Việt Nam, giấy phép hoạt động do Nha Thông Tin Nam Phần cấp vào ngày
12/9/1957, số: 1521/XB.
Trên bao thuốc lá Bastos Luxe có bốn câu thơ chữ Việt:
"Hởi ai đi sớm về trưa
Kìa Bát Tốt Lút đón đưa chào mời
Hương thơm khói đậm tuyệt vời
Hút cho một điếu cho đời thêm tươi".[bis 3]
Khi Hồ bis hoạt động tại Việt Nam, thường để trong túi một bao thuốc
lá, kỳ quái có hai (2) ngăn, dụng ý bần tiện này khó ai phát hiện. Ngăn 1, đựng
thuốc lá vấn tay hương vị thuốc lá nông dân để mời Bộ Chính Trị hay mỗi khi đi
kinh lý địa phương nào đó, ông ta mời nông dân cùng hút thuốc lá, và khi Hồ bis
hút thuốc lá Bastos Luxe, điều hợp hơi thuốc không sâu tránh hương vị thuốc lá
bay xa. Hồ bis đã chứng tỏ được trước nhân dân ông mới là người cần kiệm, liêm
chính và lương thiện, cũng không để người khác phát hiện Hồ bis đóng tuồng thay
thế cho Hồ Tập Chương, đương nhiên Hồ bis phải nhập vai kiệt xuất. Ngăn 2, đựng
thuốc lá Bastos Luxe chỉ để một mình ông ta hút, dần dà Bộ Chính Trị phát hiện
Hồ bis chơi trò đểu. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ rất cay cú bị Hồ bis lừa bịp, thuốc
lá Bastos Luxe giả, từ chuyện nhỏ thuốc lá, sau này Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khám
phá Hồ bis có một kho đụn đểu cáng, nhờ vớ được cuốn sách (Hậu Hắc Học của tác
giả Lý Tôn Ngô) [4], còn chuyện đểu cáng truyền miệng trong dân gian không có
giá trị gì đối với đại anh hùng Hồ bis cha già của dân tộc Việt Nam.
Phân tích photo 1 và photo 2. Những nhiếp ảnh của tình báo Hoa Nam
cố tình chụp nhòe mờ (obscur) ảnh của Hồ Chí Minh bis để tránh sự khám phá có 2
nhân vật Hồ Chí Minh. Hồ bis xuất hiện lần đấu tiên tại Hà Nội vào ngày Quốc khánh, 2 tháng 9 năm 1956.
Theo bản báo cáo của Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞) cồ vấn tình báo Hoa Nam (sau làm Bộ trưởng Bộ
Ngoại thương Việt Nam):
‒ Sáng ngày 2/9/1956. Hồ Chí Minh bis, lên diễn đàn phát biểu trước
nhân dân Việt Nam, tay cầm giấy tự đọc và đứng một mình trên diễn đàn (photo 1), không có thành phần của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự, như Trường Chinh,
Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn
Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Phạm Hùng, Lê Văn
Lương và Nguyễn Lương Bằng đứng bên.
Ngược lại trên photo 2, tình báo Hoa Nam chuyên nghiệp ghép ảnh,
ghép những người mặc Âu phục không rõ họ tên gốc tích đứng bên Hồ bis trên diễn
đàn ngày quốc khánh, vậy họ là ai và người phụ nữ có liên hệ nào với Hồ Chí
Minh bis. Người thợ ghép ảnh nhấn nhá chấm mực tàu, tô đậm khuôn mặt của Hồ,
tay áo thêm đen và vẽ lại tấm hình cho sống động, cắt cúp bố cục cho hợp với
khung cảnh. Phải nói vào thời đấy ghép được một photo như vậy đã là nghệ thuật
hiếm thấy. Nhưng xét kỹ hai tấm ảnh 1&2 trên, chúng ta thấy quá nhiều lỗi với
nét bố cục không bình thường của một tấm ảnh, chưa nói đến lỗi làm trái với
thiên nhiên.
Có lần người viết bài này đưa ra 2 tấm ảnh trên, thảo luận với nhiếp
ảnh gia Đinh Đăng Định [5] chủ tịch hội Nhiếp ảnh Việt Nam đã từng theo Hồ bis
13 năm và có trên 350 chân dung của Hồ bis. Lúc đầu Đinh Đăng Định ngụy biện,
và quyết liệt lớn tiếng nói rằng hai tấm ảnh trên chụp khác nhau thời điểm.
Nhưng cuối cùng anh Định phải chấp nhận trình độ yếu kém về kỹ thuật ghép ảnh
trong phòng tối, và thú thiệt không biết nhiều về không gian và thời gian
(thiên nhiên). Phải hiểu rằng thiên nhiên, kỹ thuật và mỹ thuật cần đồng bộ
không thể làm khác hơn. Dù thời nay có những tay chuyên nghiệp sử dụng
Photoshop 6, tạo ra một photo tuyệt vời về mỹ thuật nhưng cũng bị lỗi như thường.
Photo đó chỉ để quăng vào thùng rác nhiếp ảnh, bởi họ không nắm vững hai nguyên
lý bố cục của không gian và thời gian. Nói chung photo 1, chụp vào lúc 8 giờ
sáng, photo 2 chụp những người mặc Âu phục vào lúc 14 giờ chiều, hai photo chân
dung Hồ bis cùng một thế đứng, khi ấy người chụp đứng ngang tầm sân khấu, thế
mà photo không có chân trời vì lý do ghép ảnh chưa tinh vi. Chân dung Hồ bis chụp
lúc 8 giờ sáng thì phải có mây trên trời, nếu chụp Hồ bis lu mờ thì mây phải rõ
nét, thứ nữa những chân dung những ông bà không rõ danh tánh mặc Âu phục chụp
vào lúc 14 giờ chiều kẻ thì ánh sáng trời Nam, kẻ thì ánh sáng trời Đông, còn
chân dung Hồ bis ánh sáng trời Bắc. Ấy thế mà nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục khấn
vái một sự giả trá quá trớn. Việc tối kỵ của mỗi dân tộc là thờ phụng một chân
dung đã bị lu mờ, và nó không tiêu biểu được tính lãnh tụ quốc gia. Lịch sử dân
tộc Việt Nam có lẽ cũng vì vậy theo chân dung Hồ bis mà lu mờ đến 74 năm (1940-2014
). Hình ảnh mờ không được phép loan tải trên báo chí, vì hình chụp và hình vẽ
trên nguyên tắc cũng phải rõ nét. Nói tóm lại, ở đây bàn tay Hoa Nam có ý bêu xấu
dân tộc Việt Nam, và chân dung Hồ bis có vấn đề dối trá nghiêm trọng.
Tình báo Hoa Nam thay đổi được nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam,
nhưng không thể luôn mãi thay trắng đổi đen, lấy giả làm thực. Họ tưởng rằng với
những xảo thuật tinh vi trên, đã hoàn chỉnh che khuất được ánh sáng mặt trời,
không ai phát hiện. Không ngờ sự thực được phơi bày cho thấy bản thân Hồ bis là
đồ giả. Một lãnh tụ đã giả lại có thêm dối trá, và nội tình chính trị bí
mật của đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã có quá nhiều mưu toan dối trá
cướp nước Việt Nam. Họ có lắm mưu ma chước quỷ để cướp đất nhưng họ không thể
cướp được tinh thần dân tộc Việt Nam. Người cộng sản thừa biết điều này, dù sự
bất lương ấy đã đạt được nhiều thành tích, đưa đến cho đất nước Việt Nam một hậu
quả lịch sử đau đớn nghiêm trọng, nhưng đó chỉ là giai đoạn, không có qui luật
nhân tạo hay thiên nhiên nào kiên kết bền bỉ để cho kẻ cướp sống mãi.
Bảy Tân tình báo Hoa Nam cụm GAT732. Sau này làm Bộ trưởng Lương
Thực Việt Nam, còn mở đáy lòng cho biết:
Đầu tháng 4 năm 1965. UBND tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam (CPC) đồng tổ chức tiếp đón Hồ Chí Minh bis tại Vân Nam, Trung Quốc. Bộ
phận chiến tranh hải ngoại của Trung Quốc chụp ảnh chung lưu niệm. Ảnh: (từ
trái sang) Trần Uất-陈郁, Vi Quốc Thanh-韦国清, Hồ Chí Minh-胡志明, Đào Chú-陶铸, Diêm Hồng Ngạn-阎红彦, Trương Bình Hóa-张平化. Người đứng hàng phía sau Hồ Chí Minh, (từ trái sang) mặc áo trắng (B) có bí danh Bảy Tân tình báo Hoa Nam cụm GAT732.
Sau làm Bộ trưởng Lương Thực Việt Nam. Người đứng kế bên mặc áo trắng (N) Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞), cồ vấn tình báo Hoa Nam. (sau làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Việt
Nam), những người còn lại thành phần tình báo Hoa Nam gốc Việt. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[8]
Ngày 14 tháng 4 năm 1965. Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trần Nghị (陈毅), và Bí thư (CPC) tỉnh Vân Nam, Diêm Hồng Ngạn (阎红彦). Đến sân bay Côn Minh, cùng người dân tộc Khu
tự trị Choong, chào đón Phạm Văn Đồng thay mặt
Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Hoàng tử Souphanouvong Lào, Chủ tịch đảng và Mặt
trận Yêu nước Lào. Nguồn: Tình báo Hoa Nam, cụm GAT732 bí danh Bảy Tân.[9]
Bảy Tân, nói tiếp:
‒ Trong vùng lân cận của khu vực cầu Long Biên, ngày xưa có quang
cảnh khá đẹp, bây giờ đã bị máy bay Mỹ đánh bom tàn phá một phần, những hố đạn
bom còn đó không khác miệng núi lửa để lại dấu vết quá khứ. Đất của hoàng thổ,
trên các ngọn đồi xa xa, có vẻ cũng bị trơ trọi, cho thấy máy bay Mỹ đã cho rơi
xuống vài quả bom trên đầu cây cổ thụ, thổi gốc rời khỏi mặt đất nằm phơi thây
trên bãi cỏ xanh. Ngày nay hòa bình lập lại mới có bầu không khí khá yên tĩnh.
Nhưng anh có xem xét cẩn thận quang cảnh ở đây đã thấy được những gì?
‒ Thưa ông, chúng tôi người miền Nam không am tường địa lý ở đây;
vã lại chúng tôi là dân sự, dĩ nhiên không biết gì về quân sự, chỉ cảm nhận
quang cảnh ở đây quá đẹp.
Bảy Tân trầm tư, nói tiếp:
‒ Thảo nào, anh chỉ chiêm ngưỡng trời đất, gió mây, không để ý xa
xa có những nhóm pháo binh yếu ớt, ngụy trang cảnh giới địch, do đó, mới có một
số vị trí pháo binh xung quanh cây cầu, được phối trí đồn trú trên vùng đất cao,
các đơn vị pháo binh của quân đoàn đường sắt Trung Quốc đấy, họ trang bị súng
phòng không, ngày và đêm bảo vệ cây cầu Long Biên. Tôi được biết nhiều, nhờ sự
hướng dẫn của các đại đội trưởng, các đơn vị pháo binh thuộc Quân đội nhân dân
Việt Nam, nhưng cũng có một số binh sĩ Trung Quốc của chúng tôi đưa tin. Những
năm về trước, Liên Xô, Cộng hòa Séc các nước Đông Âu khác, gửi pháo binh, tên lửa
viện trợ cho quân đội Việt Nam, và thậm chí cả phụ nữ pháo binh Bắc Triều Tiên
cũng tham chiến. Tôi đi bộ trong khu vực này, hình dung bị lạc vào thế giới bảo
tàng vũ khi quân sự của Quốc tế.
Bảy Tân cao hứng khoe rằng:
‒ Có lần tôi được Hồ bis cho đi công tác với Lê Duẩn, sang Trung
Quốc, viếng thăm khu trù mật Diên An tìm hiển chiến lược bày binh bố trận của
các nhà quân sự Trung Quốc, sau khi Lê Duẩn về nước, cho phối trí lại binh bị
phòng không theo phiên bản của Diên An, tại khu vực Sông Hồng. Thực tế do chúng
tôi phối trí.
Năm 1966, Lê Duẩn (thứ hai từ bên phải) cùng với Phạm Văn Đồng, dẫn
đầu phái đoàn Việt Nam đến thăm Diên An. Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón tại chiến
lũy. Bảy Tân mặc áo trắng đứng sau Lê Duẩn. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.[10]
Bây giờ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã rút quân về nước,
nhưng quân đoàn đường sắt Trung Quốc, gồm kỹ sư, lính pháo binh còn ở lại Việt
Nam tiếp tục chiến đấu. Trong chiến tranh Việt Nam, những năm gần đây binh sĩ
Trung Quốc hy sinh rất nhiều đếm không hết, đặc biệt là các đơn vị pháo binh, bởi
chúng tôi là mục tiêu của đối phương.
Tôi suy nghĩ nhanh, đặt một câu hỏi:
‒ Thưa ông, nơi này còn được gọi là thành phố tìm kiếm tử thi phải
không?
‒ Cách đây không lâu cũng có người nói như bạn. Đúng thế không
sai, những hy sinh vì Đạo (đảng) được đóng gói chở về Trung Quốc, binh sĩ còn sống,
chúng tôi nhanh chóng sơ tán ra khỏi cầu Long Biên, rất tiếc, chúng ta không biết
những gì đã xảy ra sau đó, vì đơn vị chúng tôi đã xâm nhập miền Nam.
Bảy Tân lấy hơi, thở một hơi dài, nói tiếp:
‒ Thời chiên tranh, dùng tiếng còi làm báo động mỗi khí không
kích, thực sự kẻ thù đã đến trước lúc báo động, chúng tôi nhanh chóng ẩn dưới
cây cầu này. Sau đó chúng tôi nhận ra rằng, chiến tranh không có môi trường nào
dành riêng cho kẻ sống trừ phi hòa bình, như cuộc chiến ở Việt Nam. Kẻ thù thực
sự muốn đến, có thể bom rơi trên đầu của chúng ta bất cứ lúc nào. Đây không phải
là một mũi khoan tầm thường, nó là bom đạn đừng lấy nó làm một trò đùa. Bom đạn
Mỹ đã cho khuôn mặt của chúng tôi nhiều vết ảm đạm, cho nên mọi người nhảy xuống
hầm trước khi tiếng còi hướng dẫn. Trước đây binh sĩ chết nhiều vì chờ đợi tiếng
còi. Cánh quân của chúng tôi tự động di chuyển tránh bom, tìm một nơi để núp
quá khó, không có gì che chắn xung quanh, sự sống rất mong manh bom đạn đe dọa
hằng ngày. Lúc ấy, tâm trí của tôi trở nên trống rỗng, không còn thời gian để
suy nghĩ về kẻ thù, nhưng không dám di chuyển nơi khác vì di động là tự gọi bom
đạn đến hại mình, an toàn nhất trụ một chỗ và giả vờ đã chết. Trong đầu tôi chỉ
nghe tiếng nổ liên tục của bom, tiếp theo tiếng của máy bay trên bầu trời cao.
Tôi không biết bao lâu, máy bay Mỹ sẽ trở lại, bởi vậy báo động bằng
còi không còn hữu hiệu, dù sau đó có giải pháp dùng "Cảnh báo quốc phòng
Air đỏ", (Không quân VN-TQ nghinh chiến) cũng không đem lại khả quan nào,
thực tế kẻ thù đã làm chủ bầu trời.
Trong chiến tranh, những cây cầu đều nằm trong mục tiêu quân sự, nếu
quân đội Trung Quốc không nhanh chóng rút lui khỏi cầu, ẩn đi nơi khác có thể
gây ra thương vong đáng kể. Khi chúng tôi đến Việt Nam, không hiểu được sự thật
này, kẻ thù đứng trên đầu, còn ta núp dưới chân, kết quả chỉ đếm xác thương
binh, trên chiến trường Việt Nam, chúng ta chỉ tiếp nhận được bài học đau đớn.
Đôi khi người Hán chúng tôi có ý định muốn bỏ chạy nhưng không dám bởi tương
lai đi về đâu! Nguyên nhân đó chúng tôi phải thích ứng với môi trường chiến
tranh, có rất nhiều điều để học và tiếp tục sống. Động thái hôm nay, tôi đi bộ
trên cầu Long Biên này, chỉ duy ý yên lặng không còn suy nghĩ gì về cuộc chiến
tranh Việt Nam nữa.
(Còn tiếp kỳ 10)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1-10] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân
Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ chưa từ công bố.
[bis 1]"Nàng tiên nâu" Tiếng lóng của những người hút
thuốc phiện.
[2] Nếu có dịp chúng tôi trình bày toàn bộ hồ sơ về đời tư của
Nguyễn Tất Thành.
[bis 3] Hồ bis tài tình, thuộc làu bốn câu thơ chữ Hán và bốn câu
thơ chữ Việt ở trên, ông ta xem Bastos Luxe là bạn đời không thể thiếu.
[4] Cuốn sách "Hậu Hắc Học” của tác giả Lý Tôn Ngô tùy
theo bản tính của mỗi người dụng nó, vào việc thiện hay ác.
[5] Ông Đinh Đang Định (1920 - 2003) là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh về Hồ Chí Minh, trùng tên họ với thầy giáo Đinh Đăng Định hiện bị chính quyền tiếp tục quản chế mặc dù đang ở thời kỳ cuối cung ung thư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét