Giặc Hán đốt phá nhà Nam -Kỳ 13 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 13
Huỳnh Tâm
“…Tư liệu đang nằm trong tình trạng mạch nước rõ rỉ và dĩ nhiên
lâu ngày ắt phải thấm đất ướt sâu. Hy vọng sẽ chảy mãi không cạn nguồn sự thật
mà đã hơn 74 năm cấm kỵ mà người dân không được biết đến. Chúng tôi tin rằng
nhân dân Việt khó chấp nhận kẻ phản bội Tổ quốc lại tự do sống nhởn nhơ trong
nhà Việt Nam…”
Ngày 15 tháng 8 năm 1963, Hồ Chí Minh tuyên bố "trục xuất
các lực lượng Mỹ" nhưng lời tuyên bố này đã không được phổ biến vì Mao
chưa cho nói đích danh Mỹ ở đây. Cùng ngày ông Hồ gửi 2 công văn đến Quân ủy
Trung ương (CPC) Việt Nam, và Nguyễn Văn Linh phái viên của Quân Giải Phóng miền
Nam Việt Nam, nội dung Hồ giới thiệu : "…. Quý đồng chí miền Nam chuẩn
bị tiếp đón những nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang bí mật vào miền Nam, quý
đồng chí Trung Quốc có nhiệm vụ quan sát tình hình, lập chi tiết kế hoạch, phối
trí lại quân sự, điều động chiến trường cho phù hợp chiến lược mới, tôi thay mặt
đảng và chính phủ hy vọng quý đồng chí miền Nam đấu tranh nhất định giành chiến
thắng ….."
Ngày 21 tháng 7 năm 1955. Mao Trạch Đông (毛泽东), Chu Đức (朱德), Hồ Chí Minh (胡志明), đồng chí Hoàng Văn Hoan (黄文欢) tại sân bay Bắc Kinh. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Hôm sau Hồ Chí Minh báo cáo về Bắc Kinh, Mao Trạch Đông nhận được
kế hoạch cơ bản chiến lược Việt Nam chống lại Hoa Kỳ, cùng lúc đưa ra kế hoạch
bí mật phản công, tiến hành theo chỉ đạo của Mao:
‒ Mùa thu năm 1964. Tình hình chiến sự tại Việt Nam leo thang, Mỹ
lên kế hoạch 1 "Sự cố phía Bắc vùng Vịnh". Người Mỹ bắt đầu bổ xung
quân số ở phía Nam. Trong cuộc chiến này, tôi tin tưởng đảng ta nhất định giành
được chiến thắng.
Ngày 20 tháng 11 năm 1964, Mao Trạch Đông quan tâm nhiều hơn đến
tình hình chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Từ Bắc Kinh Mao truyền lệnh cho Hồ
Chí Minh mở rộng chiến tranh làm áp lực buộc người Mỹ rút quân.
Ngày 26 tháng 8 năm 1963, lần đầu tiên họ Hồ tuyên bố:
‒ Yêu cầu người Mỹ rút các lực lượngquân sự ra khỏi miền Nam Việt
Nam, các vấn đề của Việt Nam phải để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết.
Hồ Chí Minh vừa tuyên bố, tức khắc túi khôn của Việt Nam bị bóp chết.
Mọi sáng kiến và đường hướng của đảng CSVN kể từ nay đều thuộc sự chỉ đạo của
Trung Quốc. Ngày hôm sau Hồ Chí Minh tiếp chính phủ Kim Nhật Thành Hàn Quốc. Mục
đích chuyến viếng thăm này Mao có chủ ý muốn Hồ Chí Minh học tập theo kinh nghiệm
của Hàn Quốc, Mao hy vọng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như Triều Tiên.
Ngày 21 tháng 11 năm 1964, chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu nghỉ Hồ Tây. Nguồn: Tình báo Hoa
Nam.
Nhân dịp tiếp Kim Nhật Thành, Hồ phấn khởi tuyên bố:
"…. Việt Nam quyết tâm chống lại xâm lăng Hoa Kỳ đã thảm sát
người dân Nam Việt Nam" , "Ngô Đình Diệm là tay sai trung thành
của đế quốc Mỹ, tuy nhiên, vai trò tay sai nếu bị chết đi, hoặc thậm chí bị kéo
vào chủ nghĩa đế quốc Mỹ, theo đuổi chính sách hiếu chiến chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Đảng nhà nước chúng tôi, sẵn sàng chuyển sang điểm A, Ngô Đình Diệm cũng sẽ
theo tiền lệ số phận Lý Thừa Vãn (李承晚) của Nam Hàn. Một tay sai chết sẽ dẫn đầu những mũi tên đến mục
đích cuối cùng. Những tay sai chỉ làm vật hy sinh cho chủ nghĩa đế quốc tế Mỹ…".
Cũng vào thời điểm này (1963) chính quyền miền Nam Việt Nam chưa hề
lên tiếng tố cáo sự thực của miền Bắc đã có sự hiện diện của 1,4 triệu quân
bành trướng Trung Quốc, thậm chí quân phục kaki màu cỏ úa của Trung Quốc đã nhuộm
toàn bộ miền Bắc. Trong khi ấy miền Nam Việt Nam chỉ có 300.000 quân Mỹ, điều
này cho thấy quân số Mỹ-Trung không đối xứng.
Ngô Đình Diệm âm thầm sắp xếp cánh cửa quay vòng số một, kiềm chế
được những lực lượng quân cộng sản miền Bắc xâm nhập vào Nam. Nhưng rất tiếc
sau khi Ngô Đình Diệm qua đời, những con rối chính trị không có khả năng làm
suy giảm thế lực cộng sản. Lúc này miền Nam Việt Nam cũng không khác tình hình
bán đảo Triều Tiên vào năm 1950 bao nhiêu.
Hiện chiến trường đã khởi động leo thanh từng ngày. Mao Trạch
Đông viện trợ thêm sức mạnh cho đảng cộng sản Hồ Chí Minh. Họ lấy làm phấn khởi
vì mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Họ ôm nhau ca tụng "Tình đồng chí,
tình anh em" muôn đời.
Tại tư gia Bắc Kinh, "Cha già dân tộc", ăn trưa, tay phải
cằm bánh mì, tay trái ly rượu mạnh đã
lưng, chiều uống rượu mạnh, làm thêm cữ café nghe nhạc Tàu, hút thuốc
thơm Bastos Luxe. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Ngày 07 tháng 2 năm 1965, Tổng thống Johnson ra lệnh cho các tàu
sân bay Hạm đội 7, ném bom khắp miền Bắc Việt Nam. Trung Cộng la làng, tuyên bố:
"Toàn cõi Đông Dương và nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã bị người Mỹ tấn
công”.
Ngày 17 tháng 4 năm 1965, Trung Quốc thành lập Bộ chỉ huy Quân sự
Trung ương Chiến trường Việt Nam, công khai tuyên bố nâng cấp chiến tranh. Tình
hình leo thang đột ngột, quân đội Trung Quốc xâm nhập qua vĩ tuyến 17, tiến thẳng
xuống miền Nam Việt Nam, trong khi đó, Tổng thống Mỹ Johnson bỏ qua động thái của
quân đội Trung Quốc.
Ngày 08 tháng 6, tình hình quân sự khẩn cấp, Mỹ gửi thêm quân đến
Việt Nam tiếp tục xây dựng một hệ thống phòng thủ tại bờ biển. Mao Trạch Đông
không còn che giấu núp sau lưng xác của Hồ Chí Minh, công khai viện trợ vũ khí
cho Hồ Chí Minh, mặt nạ gỡ xuống sớm hơn dự định, và Mao tuyên bố chấp nhận
thay Hồ Chí Minh khởi sự chiến tranh với Mỹ tại Việt Nam.
Buổi tối lúc 08:30 ngày 09 tháng 6, quân đội Trung Quốc xuất quân
từ hướng tây Nam Trung Quốc, tại đèo Hữu Nghị biên giới Bằng Tường, còn có tên
gọi Bình Hưng (萍乡) (trước đây là thị trấn Nam Môn (南门) lãnh thổ Việt Nam). Những quân đoàn tiên
phong Trung Quốc trang bị vũ khí nặng, quân đoàn phòng không, pháo binh, quân
phục vải màu xanh cỏ, giày chiến, trên tay nắm lấy khẩu súng trường sẵn sàng tấn
công, trên đôi vai ba lô và vũ khí.
Thời tiết miền Bắc tháng 6 bỗng lạnh buốt, Bộ chỉ huy quân đoàn bất
chấp những cơn mưa xối xả, dù binh sĩ than vắn than dài, vẫn tiến quân giữa đêm
giá lạnh. Hai hướng hành trình dài của đoàn quân xa, nửa đêm tiến vào hai tỉnh
Cao Bằng, Lạng Sơn, một phần quân chuyển qua hướng Đông Bắc Việt Nam đến địa điểm
tập kết Quảng Ninh, xuống tàu đổ bộ hướng biển. Tàu chuyên chở vũ khí nặng, khi
đến đảo vùng vịnh nhằm lúc nước thủy triều xuống thấp, những con tàu bị mắc cạn,
đậu cách cầu đảo hơn trăm mét. Thiếu tướng Lưu (刘), người đứng đầu cán bộ chính trị viên của Sư
đoàn 234, có nhiệm vụ phòng thủ vịnh Bắc Bộ, đối mặt Đông với quân Mỹ, tiết lộ:
‒ Chúng tôi đổ bộ ra đảo, ngay lập tức, các sĩ quan và những người
lính nhảy xuống, sóng nước biển ngang vai với tay nắm cơ giới, thân lao nhanh
lên đảo Khởi Tố (起诉), với khẩu hiệu "quân biển thực hiện trước khi bình minh đến
đảo!" Để thích ứng với chiến tranh Việt Nam, quân đội Trung Quốc dùng chiến
thuật "hạ cánh" cố ý thực hiện mọi sự chuẩn bị đặc biệt, tạo bất ngờ
làm cho quân Mỹ nao núng. Đúng lúc trời sáng, chúng tôi đã xây dựng hoàn
thành phòng thủ theo từng nhóm liên kết ba doanh trại, một tiểu đoàn cơ khí, một
tiểu đoàn pháo binh phòng không, 85 khẩu pháo, 82 súng cối, có cả truyền tin (通联) và liên kết giao thông vận tải với đường biển.
Quân đội Trung Quốc đã thành lập bộ chỉ huy trên đảo, đúng kế hoạch
dự trù chiến thuật hành quân biển, chiến thuật này đáp ứng hành quân cho địa thế
đảo ven biển. Ngoài ra còn có đội quân "dưới lều" chuyên xây dựng
phòng thủ cho bộ chỉ huy, công sự pháo binh, công sự phòng không, chiến hào, mọi
chuẩn bị tiến hành chặt chẽ.
Theo yêu cầu của Việt Nam lập phòng thủ cho chiến tranh dài hạn,
chủ yếu xây dựng công sự vững chắc tạo ra tâm lý an toàn chiến đấu, vật liệu nặng
bằng xi măng, cốt sắt, thép, gỗ, do quân đội Việt Nam cung cấp, nhiều đảo thiếu
cát, đá, và một số đảo không có nước ngọt, được vận chuyển từ đảo lân cận. Áp
lực lớn nhất đối với Lữ đoàn hàng hải, phải đảm bảo xây dựng những cơ sở quân đội
trước hạn định, họ làm việc ngày và đêm, mưa hay nắng. Ngoài ra, còn có những
đoàn truyền vận chuyển vũ khi, cơ giới nặng đến Vịnh Bắc Bộ từ các cảng biển
Trung Quốc.
Quân đội Bắc Việt đặt dưới sự chỉ huy của Quốc phòng Trung Quốc,
những lãnh đạo quân sự Trung Quốc được ưu tiên làm việc bên trong công sự
"đại dương" theo tiêu chuẩn pháo đài kiên cố và vững chắc. Trong
vùng đảo còn có những pháo đài thiên nhiên bao quanh bởi vách đá, binh sĩ chia
ca giờ, đi tuần tra trên vách đá phải buộc giây cáp vào thắt lưng, nhấn thanh
khoan búa treo lơ lửng thân người trên vách. Ở trên những con mòng biển lượn
quanh đầu, dưới chân sóng biển lăng tăng, sóng biển ập vào vách đá ầm ầm, những
người lính ẩn thân trong khe vách an toàn không sợ bích kích pháo của Mỹ, cũng
như binh sĩ lục địa ẩn mình trong chiến hào.
Sau khi kế hoạch phòng thủ hoàn chỉnh, quân đội Trung Quốc bổ sung
lực lượng, gia tăng quân số từ đất liền đến hải đảo, cho nên công trình xây dựng
vất vả, ngưới lính xây dựng không có ngày nghỉ trải qua nhiều tháng, làm việc
ngoài trời tiếp xúc với ánh nắng, tất cả chiến sĩ thợ xây trên khuôn mặt đầy
màu khói, da ngăm đen. Chiến binh ở đây đều có kinh nghiệm chiến đấu với Phi Tặc
(飞 贼) chuyên cướp
biển, họ không phải lo lắng, nhưng bây giờ ở hải đảo không phải môi trường chiến
đấu của họ.
Nói đến chiến tranh Việt Nam, chúng tôi được biết nhiều nhờ thông
tin hướng dẫn qua chương trình Hoa ngữ của đài phát thanh Hà Nội, có những bình
luận không tốt về quan chức miền Nam Việt Nam. Quá nhiều chương trình ca tụng
Bác đảng không mang tính quốc gia, và những anh hùng huyền thoại không tưởng,
hy sinh vì Bác đảng, những thông tin quân đoàn đóng quân tại những hải đảo phía
Đông Bắc, bảo vệ bờ biển và những khu rừng trong lục địa có doanh trại pháo binh
Trung Quốc.
Những lãnh đạo chỉ huy đơn vị phòng không, pháo binh Trung Quốc,
tiết lộ:
‒ Chúng tôi chan máu xuống đất để giành chiến thắng, chống lại sự
kiêu ngạo của các cuộc không kích của Mỹ.
Tháng 8 năm 1965, những quân đoàn pháo binh Trung Quốc (PLA) tổn cộng
63 Sư đoàn nhận lệnh phân bổ lại cấp chỉ huy, thành lập 609 Trung đoàn phòng
không với nhiệm vụ chiến đấu chống không kích của Mỹ, cùng lúc bảo vệ các tuyến
đường sắt tại Cổng Hữu Nghị, bảo vệ những khu vực xây dựng đường sắt của quân đội
Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 23 tháng 8, tình cờ 609 trung đoàn phòng không của Trung Quốc,
đồng loạt bị máy bay Mỹ ném bom tơi tả.
Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phân tích:
"…. Mỹ đánh bom vào trụ sở chính pháo đài phòng không, đánh dấu
chiến tranh leo thang khủng khiếp, có thể không kích sẽ bước gần đến biên giới
Trung Quốc".
Trong ngày, bộ chỉ huy lập tức ra lệnh Tiểu đoàn 2 pháo binh của
Trung đoàn 214, do Thiếu tá Trịnh Ngọc Sơn (郑玉山) dẫn đầu chuyển quân nghi binh với địch quân.
Trịnh Ngọc Sơn được lệnh chuyển quân đến Lạng Sơn, cả đêm không có một chớp mắt
để ngủ, vừa đến Song Cầu tìm gấp vị trí xây dựng chiến lũy. Trịnh Ngọc Sơn (郑玉山) tiếp nhận được lệnh của Quân ủy Trung Quốc, ban hành hướng dẫn
"các đơn vị pháo binh kiên quyết chiến đấu, hãy thử một trăm cú đánh cực mạnh,
chúng ta phải chiến đấu để chiến thắng, hiệu suất của người dân ủng hộ cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ, quý đồng chí thực hiện chủ nghĩa anh hùng
cứu nước, được thành lập bởi Chủ tịch Mao, phản ánh quân đội nhân dân chống lại
sức mạnh Mỹ".
Tháng sau, cuộc chiến mỗi ngày dữ dội. Bầu trời như thể sân bay
riêng của Mỹ, tưởng đâu bom nổ ầm ầm trên đồng vắng. Thiếu tá Trịnh Ngọc Sơn ra
khỏi giao thông hào xem hướng kẻ địch đánh bom, trên người ngụy trang lá cây xanh,
bỗng ánh sáng (bom chùm) mặt trời đốt cháy cả thân người cuộn tròn khô héo. Đơn
vị phòng không tiểu đoàn 126 cách 2 km đứng trên đồi đất cao tầm nhìn
thu nhỏ, quan sát không chính xác, nhìn thấy mảnh bom rơi từ máy bay Mỹ không
trúng mục tiêu, họ lý giải:
‒ Người Mỹ xảo quyệt, bom của chúng có thể thoát khỏi tầm mắt, hay
là chúng ta đánh giá sai. Do không am tường hướng máy bay Mỹ, cho nên không nắm
vững trái bom đến mục đích! Thực ra bom đã đến trước mục tiêu, còn vỏ của
bom rơi sau trên đồng vắng, đó là qui luật thả vỏ bom tự nhiên, lần đầu tiên họ
tiếp cận không lực Mỹ, khó định hướng khi máy bay không kích.
Trận chiến đối không của Trung Quốc hoàn toàn đưa đến thất thủ,
binh sĩ chỉ biết đứng lặng người chiêm ngưỡng bấu trời, từ không gian đã nghe được
tiếng không khí của một số máy bay Mỹ từ xa nhào xuống, tiếp theo hàng loạt máy
bay cũng gầm lên những tiếng vang động liên hồi của "Bom",
"Bùm!" "Bùm!". Lửa khói ngút trời, máy bay Mỹ trên không
trung, rẻ cánh tạo thành đường bay bông hoa nở, tan biến vào không gian để lại
bầu trởi xanh vắng lặng.
Bây giờ sĩ quan phòng không Trung Quốc, mới định hướng máy bay Mỹ
đến từ góc phía Tây Nam của Sông Cầu. Bộ chỉ huy lấy quyết định: "Truyền lệnh,
bật lửa, nhắm mục tiêu, dương cao khung giá pháo phòng không, hy vọng đốt cháy
vài máy bay Mỹ".
F-105 "Bàn tay sắt", cất cánh từ tàu sân bay USS Richard, ném bom bằng radar, sẵn sàng tấn công các điểm nóng miền Bắc Việt Nam. Nguồn: Không quân Hoa Kỳ.
Ngày 05 tháng 10, một lần nữa máy bay Mỹ tấn công Song Cầu, đầu
tiên thấy một lô hàng F-4 ở độ cao, tiếp cận từ hướng Tây Nam, phòng không
Trung Quốc rút ra kinh nghiệm kịp thời đốt pháo để nắm bắt cơ hội hy vọng bắn chúng
rơi xuống. Bốn máy bay Mỹ F-105 kín đáo tấn công từ phía Đông Bắc, ngay lập tức
bộ chỉ huy phòng không Trung Quốc ra lệnh chuyển đổi hỏa lực, tập trung chơi
chuyến hàng đầu tiên, khung pháo thứ hai, thứ ba, bắn hạ một vỏ đạn, lửa chụp
vào bốc cháy, đã bắn đến 6 lần lô hàng F-4 đi qua, vẫn không được chiến thắng,
một giờ sau đó có lô hàng mới, F-4 nghinh chiến, quân Trung Quốc đem hết hỏa lực
phòng không hạ được một F-4, bắt sống sĩ quan phi công Hoa Kỳ đang lúc bị
thương. Trung Quốc ca khúc chiến thắng. Theo báo cáo trong ngày quân đội phòng
không của Trung Quốc thiệt hại 2.436 binh sĩ, trên 416 cao xạ phòng không bị loại
ra khỏi vòng chiến, 142 cao xạ phòng không mất tác dụng 50%, trên 42 doanh trại
bị bom thiêu hủy hoàn toàn, đơn vị phòng không Lạng Sơn được xem thất thủ.
Kết quả, tính theo thời giá kinh tế 200.000 nhân dân tệ đổi lấy 1
đô la, Trung Quốc muốn bắn rơi một máy bay F-4 của Mỹ phải trả giá 2.436 binh
sĩ, 416 cao xạ phòng không, 142 súng phòng không mất tác dụng 50%, 42 doanh trại,
và hơn 70.000 đạn pháo. Trung Quốc phải chi ra một giá đắt đỏ cho chiến
tranh Việt Nam, thiệt hại như trên chỉ thu về một F-4 phế thải, bắt một sĩ
quan của Mỹ làm tù binh. Chứng tỏ chiến trường Việt Nam là nơi tiêu biểu cho cuộc
chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã đưa quân vào Việt Nam hỗ trợ một số lượng lớn pháo binh để
bảo vệ không phận. Và tiểu
đoàn phòng không đặc nhiệm Sam 15, tên lửa chống máy bay tại miền Bắc Việt Nam, điều khiển
bởi radar, mã Nato SA-2 (S-75-防空飞弹). Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Đơn vị phòng không Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội 30 km,
đặt trong tình trạng chiến tranh cơ động, trong vòng 3 tháng đã chiến đấu với
không quân Mỹ 17 lần. Hành trình cơ động trên 31.000 km, trong đó có 9 lần chiến đấu, bắn rơi 7 chiếc máy bay Mỹ, và làm
bị thương bốn phi công Mỹ. Thật không may pháo đài Bắc Ninh bị bom Mỹ phá hủy
hoàn toàn, người đứng đầu Trung tá Phong Thú (风趣) bị tử thương, tính đến ngày 07 tháng 10,
phòng không Trung Quốc thiệt hại tương đương pháo đài Lạng Sơn.
Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969
Trung Quốc bổ sung ào ạt quân số pháo binh, tổ chức lại chiến lược
phòng thủ, thành lập thêm 16 Sư đoàn phòng không, tách rời 63 Sư đoàn phòng
không chuyển đến đồng bằng sông Hồng Bắc Ninh, phối trí lại 3 bộ chỉ huy Bắc
Ninh, bộ chỉ huy phòng không Cao Bằng, Lạng Sơn và phòng thủ những trung tâm
quân sự tại biên giới. Bộ chỉ huy hướng Nam phòng thủ Hà Nội, lực lượng pháo
binh tiếp tục tăng cường sĩ quan chuyên nghiệp, phát huy vượt trội sức mạnh với
chiến thuật linh hoạt, cung cấp thiết bị vũ khí, đặc biệt ủy ban nghiên cứu vũ
khí thẩm định vũ khi quân ta đã lỗi thời.
Trung Quốc nhận ra ưu thế không quân, khẩn cấp trang bị máy bay
đưa vào chiến trường Việt Nam. Trung Quốc tăng quân số bộ binh lên khoảng 1,6
triệu binh sĩ, cùng thời điểm quân đội Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam với
quân số 350.500 binh sĩ.
Tổng kết sơ khởi, 3 năm và 7 tháng (1965-1969), Không quân Hoa Kỳ
có 558 phi vụ, thiệt hại 227 máy bay. Trung Quốc thiệt hại 653 máy bay, 479 sĩ
quan phi công thương vong, 75.280 binh sĩ phòng không tử trận, 23.166 Cao xạ
phòng không loại ra khỏi vòng chiến, phá hủy 542 doanh trại, trên 8 tuyến đường
sắt bị bom đánh cuốn đường ray, sử dụng trên 1.690.000 đạn cao xạ phòng không.
Quân lực Trung-Việt liên kết ôm nhau tình hữu nghị, Hồ Chí
Minh-Mao Trạnh Đông hạ quyết tử trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Dân-quân
Việt Nam Cộng Hòa quyết tâm chống Cộng, tấn công qui mô vào quân du kích, quân
chính qui Bắc Việt, đem đến thiệt hại nặng nề cho Mặt trận Giải phóng miền Nam,
đưa đến tình trạng khan hiếm vũ khí, đường thủy và đường mòn Hồ Chí Minh thất
thủ liên miên. Những đường vận chuyển vũ khí, lương thực vào Nam hầu như bị bít
lối, gần như kiệt quệ mọi nguồn cung cấp, trở nên khó khăn, một số lượng lớn vũ
khí, thiết bị quân sự do Trung Quốc viện trợ không đến tay du kích, quân chính
qui Bắc Việt.
Trung Quốc hối hả thiết lập chiến thuật 2 (biển người) muốn phong
toả, giải vây đường mòn Hồ Chí Minh và đường Biển, giành lại đường vận chuyển
huyết mạch, tuy không hoàn toàn phong tỏa được những qui định chiến trường,
nhưng ít nhất đã tiếp tế được một số lượng lớn vũ khí, lương thực và y tế, đặc
biệt về gạo, Trung Quốc thiết kế bao bì nhựa bơm hơi, dùng phao nổi kết thành
bè không cho chìm xuống biển, áp dụng thủy triều định hướng địa điểm cho trôi dạt
vào bờ biển, sau đó thông báo cho những lực lượng vũ trang, du kích đến điểm hẹn
cửa sông hay ngoài khơi tiếp nhận, gạo sẽ được vận chuyển về căn cứ. Trung Quốc
đánh giá vận chuyển vũ khí bằng đường biển đạt hiệu năng cao, không muốn bị thất
thoát bằng cách giả dạng cá voi chuyển vũ khí vào bờ do người nhái phụ trách.
Thuyền 3 đáy cũng là phương tiện chuyển vũ khí, sau khi quân du kích nhận được
số lượng lớn vũ khí và thiết bị lập tức phân tán mỏng, chuyển đến cơ sở mật
khu. Chưa kể, có một số tàu buôn lợi dụng chiến tranh Việt Nam bán vũ khí ngoài
khơi hải phận quốc tế. Trung Quốc và Liên Xô trực tiếp điều động vận chuyển vũ
khí xâm nhập vào miền Nam Việt Nam cũng bằng đường biển. Tuy nhiên dân quân
VNCH không thể làm ngơ để cộng sản tự do tung hoành, đường biển trở thành nơi
điểm nóng, VNCH cảnh giác, kiểm soát nghiêm ngặt, khám phá rất nhiều tàu Trung
Quốc và Liên Xô xâm nhập hải phận bất hợp pháp. Không quân VNCH chọn chiến trường
biển miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngải, Qui Nhơn, Bình Định, Khánh Hoà làm
nghĩa trang chôn vùi dưới đáy biển những xác hạm đội quốc tế cộng sản.
Ngoài ra Trung Quốc còn sử dụng đảo Hải Nam và lục địa tỉnh Quảng
Tây làm kho chứa hàng viện trợ, cung cấp vũ khí cho Hà Nội, cũng là trạm trung
chuyển cung cấp đáng kể nhất cho du kích tại miền Nam. Trường hợp này do tàu tuần
duyên Mỹ kiểm soát, đôi khi máy bay trực thăng Mỹ lơ lửng trên không thám
thính.
Trung Quốc-Liên Xô không dễ dàng xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ
quyền của VNCH, Cộng sản đành phải thành lập căn cứ trung chuyển 3, tại bên kia
bờ Bắc, sông Bến Hải ở vĩ độ 17 độ, gần đường lộ làm kho chứa hàng viện trợ, bởi
nơi này là biên giới Bắc-Nam thuận lợi cho việc tiếp tế, Trung Quốc-Liên Xô vận
chuyển bằng máy bay với kỹ thuật cầu không vận.
Đôi khi gió mạnh những kiện hàng vũ khí, lương thực bay qua bờ Nam
thuộc vùng đất của VNCH, cũng có lúc những kiện hàng rơi xuống giữa dòng sông,
gồm súng phòng không, đạn dược, gạo và một số thực phẩm bao bì thiết kế bơm
hơi, trôi lềnh bềnh dọc theo rìa sông phía Nam Bến Hải.
Sông Bến Hải (Rào Thanh) cầu Hiền Lương, nối hai bờ Nam-Bắc tại vĩ tuyến 17 độ. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 mét, ranh giới
tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Nguồn: Tư liệu Không quân VNCH.
Với sự gia tăng xâm lược của quân đội Trung Quốc tại miền Bắc Việt
Nam, liên tục mở rộng cuộc chiến quy mô, đưa quân tiến sâu vào miền Nam. Đồng
thời du kích Mặt trận Giải phóng mở rộng liên kết với tình báo Hoa Nam (cụm
thương mại) người Hoa tại miền Nam, có tên gọi "hỗ trợ quân", chính
những cụm Hoa Nam này cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Mặt trận Giải
phóng miền Nam, một lượng lớn vũ khí trong nội địa. Họ mua được từ những tên tướng
nằm vùng trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà và lương thực mua từ những vựa lúa
người Hoa.
Bỗng một ngày du kích được trang bị vũ khí nặng, và lập những tổ
khủng bố Sài Gòn, Chợ Lớn. Nhờ tình báo Hoa Nam và cơ quan Phổ Thông Giáo Lý
Cao Đài địa chỉ đường Cống Quỳnh Sài Gòn (không trực thuộc Tòa Thánh Tây Ninh)
một tổ chức đội lốt tôn giáo lập ra cơ sở Việt Cộng miền Nam nằm vùng, tạo điều
kiện cho quân Việt Cộng nhanh chóng phát triển nội thành Sài Gòn đến mật khu miền
Nam, đo đó, Việt Cộng lấy lại vị trí chiến lược ngoại ô và nội thành Chợ Lớn,
Sài Gòn. Việt cộng đặt lại vấn đề cấp bách về lương thực nuôi quân từ đâu đến?
Tạm thời vận tải đường biển không thể giải quyết một mình.
Bản đồ đường biển Hồ Chí Minh, vận chuyển vũ khí lương thực từ Vịnh Bắc Bộ Quảng Ninh Việt Nam, vịnh Sihanouk Campuchia, đảo Hải
Nam, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Nguồn: Bộ quốc phòng Trung Quốc. Nguồn:
Tình báo Hoa Nam.
Tàu vận chuyển vũ khí của Trung Quốc cải dạng tàu buôn nước ngoài,
chở vũ khí vào chiến trường miền Nam, cập vào những tỉnh Đồng Tháp Mười, Bến
Tre, Cà Mau, Hồng Ngự, Trà Vinh, Lộc An Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi nào cũng có dân
quân chuyển tải vũ khí bằng trâu, bò, ghe, xuồng vào tận bưng biền hay ra tiền
tuyến, có những chiếc ghe chở 10 tấn vũ khí từ vịnh Bắc Bộ vào chiến trường
QK8. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Năm 1968 (Mậu Thân), chính Trung Quốc-Liên Xô đã thất trận thảm hại
tại miền Nam Việt Nam, nay Trung Quốc dốc hết toàn lực thành lập quân đoàn vận
tải đường bộ do tướng Từ Bôn Trí (斯奔驰), phụ trách chuyển vũ khí và lương thực từ Trung Quốc đến tận
miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh.
Ngày 21 tháng 2 năm 1965, Trung Quốc chuyển tải vũ khí bằng đường biển, những con tàu mang ký hiệu không số, cập bến
Vũng Rô Miền Trung, viện trợ vũ khí vào Khu 5. Không quân VNCH
phát hiện, đánh bom cho chìm xuống đáy biển. Nguồn: Tư liệu Không quân
VNCH.
Trung Quốc giải quyết được vấn đề lương thực và vũ khí, Đảng Cộng
sản Việt Nam, chính phủ Bắc Việt Nam được hả hê một ít. Trung Quốc tiếp tục mở
rộng đường mòn Hồ Chí Minh qua những dãy núi khu vực hẹp trong lãnh thổ Lào, đến
miền Nam Việt Nam và Campuchia, lúc đầu đường mòn chỉ đủ xe đạp, xe đẩy, xe tay
ga và voi di chuyển, dần dần mở rộng, quân vận di chuyển thong dong. Đặc biệt bảo
vệ đường mòn Hồ Chí Minh với quân số trên 600.0000 nghìn quân Trung Quốc, phối
trí vũ khí nặng, súng pháo, cao xạ, phòng không.
Sau năm 1965, hơn 10 triệu quân Trung Quốc đã vào chiến tranh miền
Nam Việt Nam, nhờ vậy miền Bắc rảnh tay, triển khai quân đội hành quân qua Lào
và tiến quân xâm nhập miền Nam Việt Nam, cơ sở hậu phương đã vững chắc, nhu cầu
chiến tranh cần mở rộng thêm đường mòn Hồ Chí Minh. Trung Quốc trực tiếp xây dựng
đường Trường Sơn, với số quân 10 triệu, kiều lộ ầm ỳ những xe chân rít, xe sâu
nái, xe kéo, xe xúc, thuốc nổ (第一汽车-Đệ nhất khí xạ) ngày đêm phá rừng, một mặt huấn luyện quân giải
phóng (解放) miền Nam Việt Nam. Xây dựng đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí
Minh) do tướng Mai Tái Đức (梅赛德) phụ trách, dưới sự huy động của Quân uỷ Trung ương (CPC) Trung
Quốc.
Điểm đứng đường mòn Hồ Chí Minh tại ngã ba Khâm Muôn, giao điểm của
hai nhánh Quyết Thắng 20 và Tân Kỳ, đi vào khu rừng già Hạ Lào, song song với
con sông Nam Cà Dinh, chạy tới đỉnh dốc đứng 1001 trên núi Răng Cọp. Từ đây đường
mòn đổi tên thành Trường Sơn, sau khi vượt qua vĩ tuyến 17, để tới thị trấn
Tchepone (Muang Xepon) nằm trên quốc lộ 9. Ðây cũng là phân nhánh đầu
tiên của đường mòn Trường Sơn, xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, để tấn
công các căn cứ quân sự Lao Bảo, Khe Sanh, Làng Vei, Cà Lu, ... trong tỉnh Quảng
Trị. Sau đó, đường mòn vẫn tiếp tục chạy trên đất Lào tới núi Ấp Bia (937m), một
địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II (1960-1975),
được một ký giả ngoại quốc chứng kiến tận mắt cảnh hàng ngàn thấy xác bộ đội Bắc
Việt bị banh thây bỏ lại tại chiến trường, vì bom đạn phi pháo, nên đã đặt là
Hamburger Hill. Tại đây, đường lại được phân nhánh tới các thung lũng A Lưới,
Tà Bạt và A Shau. Nơi này Hà Nội chọn làm bàn đạp tập trung bộ đội, để tấn công
Thừa Thiên và Ðà Nẵng. Sau khi vượt qua cao nguyên Boloven gần ngã ba biên giới
Việt-Lào-Miên, đường mòn lại phân thành hai nhánh khác chạy vào lãnh thổ Việt
Nam Cộng Hòa, một nhánh phát xuất từ Savarane tới Dakto, Tân Cảnh, Kontum...
trước khi rẽ ngang qua các trại Lực Lượng Ðặc Biệt Benhet, Dakto... Nhánh khác
từ Attopeu vào Pleiku, ngang qua Trại Lực Lượng Đặc Biệt Ðức Cơ, Pleime. Nằm
giữa hai nhánh rẽ này vẫn trên đất Lào, là mật khu 609 của Bắc Việt. Kể từ đây,
đường mòn Trường Sơn đổi thành đường mòn Sihanouk, với nhiều mật khu như 702,
701, 740, 203, 351, 350 và 400. Trên đất Miên, đường mòn có một nhánh rẽ nữa
vào Phước Long và phần cuối cùng chạy xuống tận hải cảng Kampong Som (Sihanouk
Ville) của Miên. Chính tại đây, Bắc Việt nhận trực tiếp hàng hóa viện trợ
của Trung Quốc, Liên Xô và Ðông Âu, tới năm 1970 mới chấm dứt, khi Sihanouk bị
Lonnol lật đổ. Nhờ đó Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới được phép
hành quân sang đất Miên theo lời yêu câu của chính phủ Lonnol, cho nên tiêu diệt
gần như toàn bộ những mật khu của Bắc Việt tại đây, qua các cuộc hành quân Toàn
Thắng và Cửu Long.
Ngày 27 tháng 5 năm 1967, đơn vị phòng không của Thượng tá Trương
(张) chỉ huy
Sư đoàn pháo, đóng quân tại vùng đất cao Lạng Sơn. Dùng địa thế chống lại máy
bay B-52. Trong tháng chiến đấu trên 6 lô hàng F-105 mỗi lô 20 máy bay, đánh
phá thiêu hủy hoàn toàn bộ doanh trại vùng cao, tại trung tâm pháo đài, phòng
điều hành chiến thuật bị thiêu hủy. Thượng tá Trương nhận được lệnh không
thể bỏ pháo đài. Vì sự sống còn Trương nhảy ra khỏi bản doanh với một chân, chạy
hơn 780 mét trong mương giao thông hào. Tuy nhiên vẫn còn một vị trí trung tâm
thường trực tiếp tục chỉ huy cuộc chiến chống lại kẻ thù, nhưng họ không an tâm
vì quá sợ hãi.
Những chuyển vận trên đường mòn Hồ Chí Minh xảy ra hằng ngày, tức là hành lang xâm nhập người và quân dụng,
từ Bắc vào Nam của Trung Quốc và Cộng sản Hà Nội, đối với Hoa Kỳ
và Việt Nam Cộng Hòa, không phải là huyền thoại hay bí mật ghê gớm, vì những
gì xảy ra ở đó, qua phi cơ thám thính và các toán Biệt Kích hoạt động,
gần như biết toàn bộ. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Trong tuần tháng 5, xuất hiện 4 lô hàng F-4 tấn công khốc liệt,
trong đó có tám trường hợp bom chùm phát nổ ở vị trí pháo đài, chánh trị viên
Sư đoàn Trung tá Vạn (万) bị thương trước ngực và cánh tay phải, vài ngày sau cùng 234 đồng
đội tử vong.
Ngày 5 tháng 7 năm 1967. Thượng tá Trương (张) liên kết
những đơn vị còn lại, tự chỉ huy, phối trí từng nhóm phòng không, gồm nhóm 1 đến
nhóm 15, mỗi nhóm có 8 pháo thủ chiến đấu, một quả bom chùm đã hạ cánh xuống giữa
hai chân hàng đại pháo, nổ tung, toàn bộ binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng, nhóm
pháo 15 và nhóm 5, bảo vệ đồng đội, phi thân nhảy vào bảo vệ đại pháo phòng
không, đồng chơi cảm tử lấy hai chân kẹp vào pháo, kết quả không bảo vệ được
pháo, bị bom thổi bay những thân thể biến mất để lại những đôi chân trần trụi
trên xác đại pháo, đĩa súng phòng không dính máu quốc tế cộng sản. Trong trường
hợp này Thượng tá Trương (张) trở lại pháo đài vẫn ngồi theo thế cũ, trên ụ đất tiếp tục chiến
đấu cho đến giọt máu cuối cùng.
Tháng 3 năm 1968, những phi vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam
"leo thang" phạm vi ném bom được giới hạn khu vực phía Nam vĩ độ 20 độ
dòng Bắc, người dân Mỹ áp lực buộc chính phủ phải dừng lại.
Ngày 10 tháng 3, những quốc gia tham chiến tại Việt Nam bắt đầu chấp
nhận mở hội nghị đàm phán hòa bình, họp tại Paris.
Ngày 31 tháng 10, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố: "Chấm dứt
hoàn toàn ném bom miền Bắc Việt Nam, và pháo kích của hải quân". Giai đoạn
này Trung Quốc và Liên Xô vận động ngoại giao trong khối Quốc tế cộng sản hổ trợ
cho Bắc Việt, ngoài ra Trung Quốc và Liên Xô lợi dụng thời điểm đình chiến, âm
thầm tiếp tục hỗ trợ cho quân đội Bắc Việt.
Tháng 7 năm 1970, tại Paris, Trung Quốc hứa sẽ rút hết quân đội ra
khỏi Nam Bắc Việt Nam. Trung Quốc hứa bằng miệng không đi vào thực tế, dù đã ký
vào quy ước chiến tranh trước quốc tế. Nhờ thời điểm này quân Bắc Việt phối trí
lại, bổ sung quân đội và củng cố lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam. Chính
người Cộng sản thiếu lương thiện không muốn hòa bình, thừa dịp đẩy miền Nam Việt
Nam vào khói lửa.
Hơn 7 năm quân đội Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, hỗ trợ quân
Bắc Việt lớn mạnh, xây dựng cơ sở hạ tần vững mạnh, có khả năng đáp ưng mọi nhu
cầu chiến tranh, từ lúc khó khăn cho đến lúc đầy đủ phương tiện chiến đấu,
Trung Quốc đã thực hiện một kỷ lục tham chiến "tuyệt vời" (theo ngôn
ngữ Việt cộng). Trong quân sử Trung Quốc tự cho phép mình có quyền lấy quyết định
chiến tranh độc đáo, có một không hai tại Việt Nam. Nhóm kỹ thuật quân đội
Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, báo cáo trước Quân ủy Trung ương (CPC) Trung
Quốc, theo hồ sơ, đã xây dựng hơn 125.600 mét chiến hào, hơn 2.300 công sự khác
nhau, xây dựng mới và cải tạo quốc lộ 7, dài hơn 430 km. 217 km đường sắt mới, xây dựng lại 1.363 km đường sắt, lấp xây cầu 198 km; xây dựng 1 sân bay, xây dựng 2 nhà chứa máy bay; lắp điện thoại
cố định hơn 1.560 km; lắp đặt cáp thông tin liên lạc
tiềm thủy đĩnh hơn 190 km.
Ngày 02 tháng 9 năm 1969, cái chết của Hồ Chí Minh đưa đến sự chia
rẽ Trung-Xô, đánh dấu sự tan rã Quốc tế vô sản và xã hội chủ nghĩa từng quốc
gia. Một phần do các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thấy được âm mưu của Trung
Quốc muốn thanh trừng Lê Duẩn để rồi cướp lân bang. Cấp lãnh đạo đảng cộng sản
Việt Nam đã biết quá nhiều về Hồ Chi Minh, họ biết rõ đương sự là ai, quan hệ
thế nào với Trung Quốc. Vì nguyên nhân sâu xa đó, Lê Duẩn đưa Cộng sản miền Bắc
dần dần xa Hồ-Mao. Việt Nam thân Liên Xô vẽ lên vết nứt đối với Trung Quốc. Năm
1975, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự kết thúc. Trung Quốc không hài lòng Lê
Duẩn đã ra lệnh cho bộ phận tình báo Hoa Nam ngưng mọi viện trợ, nguồn cung cấp
vũ khí phải trả với giá cao. Việt Nam không còn mong đợi "tình đồng chí,
tình anh em", giờ này quan hệ họ hàng Trung Quốc và Việt Nam đã quay lưng
lại với nhau, do đó Trung Quốc đòi lại nợ chưa trả bằng cuộc chiến ngày 17
tháng 2 năm 1979. Chiến tranh Trung-Việt khởi sự từ lúc Hồ Chí Minh xuất hiện tại
Việt Nam.
Trung Quốc sơ kết viện trợ vật chất cho Việt Nam không qui định
thành tiền.
Trước năm 1940 khi Hồ Chí Minh chỉ là một tay vô danh tiểu tâm
(1940年以前,当胡志明匿名的副中心- Niên dĩ tiền đương Hồ Chí Minh胡志明nặc danh đích phó tiểu tâm). Đảng cộng sản Việt
Nam là của Trung Quốc, chính vì vậy họ đã viện trợ cho đảng CSVN lâu dài nhất
trong lịch sử. Trung Quốc đầu tư lớn nhất từ năm 1950 trở đi, thực hiện toàn diện
viện trợ thiết thực cho Việt cộng. Ngoài ra Trung Quốc còn xây dựng cơ sở trọng
yếu công nghiệp quốc phòng cho Việt Nam. Trung Quốc vận dụng mọi khả năng của
mình để cung cấp vũ khí, thiết bị kỹ thuật.
Trung Quốc tổng kết sơ bộ viện trợ cho chiến tranh Việt Nam.
‒ Năm 1940-1955:
270.000 khẩu súng đủ loại, 3.000 khẩu pháo binh, 400 triệu viên đạn,
920.000 đạn pháo, 120 xe bọc thép, 10.000 động cơ điện, 3.000 vô tuyến điện,
900 xe ô tô, 110 xe tăng, 18 tàu chiến Hải quân, 18.240 tấn thuốc nổ, 1.140.000
bộ quân trang.
‒ Năm 1956-1961: 470.000 khẩu súng đủ loại, 20.000 khẩu pháo binh,
600 triệu viên đạn dủ loại, 2.020.000 đạn pháo, 420 xe bọc thép, 15.000 động
cơ điện, 5.000 vô tuyến điện, 2.500 xe ô tô, 163 xe tăng, 25 máy bay tiêm kích,
cường kích và ném bom, 68 tàu chiến Hải quân, 218.240 tấn thuốc nổ, 2.180.000 bộ
quân trang.
‒ 1962-1964: 390.000 khẩu súng đủ loại, 2.466 khẩu pháo binh,
220 xe bọc thép, 363 xe tăng, 21.030.000 triệu viên đạn, 1.500 xe ô tô, 15
máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom, 418.240 tấn thuốc nổ, 3.176.400
bộ quân trang.
‒ 1965-1975: 2.778.000 súng khác nhau, 763 xe tăng, 60.000 đại
pháo binh, 60 tỷ viên đạn, 25.970.000 đạn pháo, 176 tàu thủy, 552 tàu thủy vừa
lội nước, 620 xe bọc thép, 270 máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom,
31.000 xe ô tô, 118.240 tấn thuốc nổ, 65.000 động cơ điện, 35.000 vô tuyến điện,
11.170.000 bộ quân trang.
Việc Trung Quốc viện trợ cho đảng Cộng Sản Việt Nam đã được phản
ánh trên báo chí đảng và Quân uỷ Trung ương: -Trước năm 1968, Trung Quốc viện
trợ cho cơ sở cộng sản miền Nam Việt Nam 3.660 máy vô tuyến điện, 3000 cuốn
sách học thuật xã hội vô sản, 5 Trung đoàn thiết bị tên lửa phòng không,
1.170.000 bộ quân trang.
Báo chí còn cay đắng loan tải: Trung Quốc không phải là nơi chứa
hàng tồn kho của Việt Cộng, không thể muốn sử dụng lúc nào cũng được, thậm chí
Hồ Chí Minh còn xin triển khai thiết bị để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết tại Việt
Nam.
Trong một thập kỷ (1965-1975) chiến tranh tại Việt Nam, lăng kính
quốc tế cho rằng: Trung Quốc-Hoa Kỳ đối đầu với nhau bởi ý thức hệ cộng sản và
tư bản. Đến năm 1965 Liên Xô nhảy vào tham chiến tại Việt Nam, từ đó Bắc Việt
nhận nhiều nguồn viện trở của khối cộng sản quốc tế, như Liên Xô và các nước
Đông Âu, viện trợ Bắc Việt trên 630.000 tấn hàng đủ loại. Trung Quốc nhận vận
chuyển cho Bắc Việt miễn phí, nếu tính thành tiền Bắc Việt phải trả 83 triệu
nhân dân tệ. Ngày 20 tháng 11 năm 1977, Tổng bí thư Trung ương Đảng Lê Duẩn
tuyên bố: "Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên bài phát biểu của Chủ
tịch Mao Trạch Đông với tình thần công chính. 700 triệu nhân dân Trung Quốc ủng
hộ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam, đất nước rộng lớn của Trung Quốc lãnh thổ
phía sau Việt Nam đáng để nhân dân Việt Nam tin cậy." (越南人民永远不会忘记毛泽东主席情至义尽的讲话 :七亿中国人民是越南人民的坚强后盾,辽阔的中国领土是越南人民的可靠后方.)
Ngày nay tình thế đã khác xưa, thế giới thay đổi nhiều từ suy nghĩ
đến sinh hoạt. Mỗi cá nhân là thành tố của vận mệnh quốc gia, nhân loại đã đi
vào hành trình sáng tạo xã hội dân sự và đất nước cần có Dân Chủ Đa Nguyên, đi
chung lộ trình tiến bộ khoa học, đưa từng cá nhân hợp đồng với nhau, xây dựng
thế giới, thực hiện quyền sống làm người. Trào lưu xây dựng xã hội văn minh và
khoa học ngày nay không có chỗ đứng cho những kẻ tàn bạo chỉ muốn gom trăm mối
tiền-quyền vào một cá nhân.
Sau ngày 30/4/1975, nhân dân Việt đã có mặt khắp nơi trên thế giới,
tạo ra nhiều luồng suy tư thông thoáng. Họ cho rằng đất nước Việt Nam phải thay
đổi mạnh mẽ theo nguyện vọng của nhân dân, thậm chí nhân loại cũng đã lên tiếng:
Việt Nam phải hoàn toàn thay đổi, mới có cơ may vươn mình qua khỏi sự suy thoái
của đất nước. Đứng trên bình diện quốc gia, Việt Nam đã mất vị trí tính năng động
trong vùng Đông Nam Á, thậm chí biển Đông và cả vùng biển trong thềm lục địa
cũng không còn thuộc chủ quyền Việt Nam!
Việt Nam cần phải trở mình, đó là điều tất yếu, phải đến gần với
thế giới Dân Chủ Đa Nguyên, con đường đúng đắng nhất để cằm lấy hướng tương
lai. Người dân có quyền lấy quyết định phán quyết sa thải những khả năng hèn
kém trong quá khứ đã từng xoáy mòn lãnh thổ, lãnh hải đưa đất nước điêu linh lùi
trở lại đồ đá. Nhân dân nên tìm hiểu dấu vết mã tấu của đảng cộng sản vào một
thời hung hăng, nhân dân cần thấu triệt những hồ sơ đảng cộng sản Hồ Chí Minh bán
nước cho Trung Quốc, nhận diện lại một chế độ không còn giá trị nữa, bởi nó đã
"hèn với giặc ác với dân", bởi nó không phải hướng đi "dân tin đảng
và đảng tin dân". Nhân dân không cho phép nước Việt biến thành một nhà tù
vĩ đại, càng không thể tự cho "đảng Cộng sản vẫn coi mình là ân nhân của
dân tộc và dó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc". Chỉ có những kẻ
phản bội Tổ quốc Việt Nam mới có suy nghĩ điên rồ như vậy. Bảy mươi bốn (74)
năm qua đã đủ quá rồi (1940-2014). Phải trả lại đất nước cho nhân dân, vì đất
nước này đã từng thấm xương máu của bao nhiêu thế hệ để cấu thành nước Việt Nam
hôm nay.
Ngày nay, nhân dân nhất định cất lên tiếng nói, giành lại quyền sống
làm người của mình, không còn im lặng như trước đây, dù kẻ thù cản trở bước
chân đi của dân tộc vẫn phải vượt qua đứng lên vì tương lai Việt Nam.
Chúng tôi chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ trong tiến trình dân chủ,
công bố những tư liệu này, tìm hiếu và tiết lộ mọi sự thật về Hồ Chí Minh và đảng
cộng sản. Tư liệu đang nằm trong tình trạng mạch nước rõ rỉ và dĩ nhiên lâu
ngày ắt phải thấm đất ướt sâu. Hy vọng sẽ chảy mãi không cạn nguồn sự thật đã
hơn 74 năm cấm kỵ mà người dân không được biết đến. Chúng tôi tin rằng nhân dân
Việt khó chấp nhận kẻ phản bội Tổ quốc lại tự do sống nhởn nhơ trong nhà Việt
Nam. Nhân dân Việt Nam hãy bừng tỉnh đừng để tối mặt. Thế hệ trẻ vì tương lai của
đất nước hãy nhận diện kẻ thù từ đây. Lịch sử luôn luôn công bằng phán xét, đưa
lên bàn mổ tính sổ từng tội ác. Tìm lại quyền sống làm người cho dân tộc, đem lại
mọi sự tái tạo mới cho đất nước Việt Nam nhân bản hơn.
(Còn tiếp kỳ 14)
Huỳnh Tâm
* Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét