Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 4 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 4
Huỳnh Tâm
Ngày 3 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai chụp ảnh chung
với Hồ Chí Minh, đang đứng trước nhà riêng của họ Hồ tại Tây Sa. Ảnh
tư liệu tình báo Hoa Nam [1].
“…Chu Ân Lai tiết lộ: "Thực ra Hồ Chí Minh thường về đất tổ
(Trung Quốc) hưởng thụ mỗi tháng, nhân dân Việt Nam đếch biết điều này. Anh ấy
đúng là một kép hát thật hay, sau khi vở kịch thành công, anh ấy được chuẩn đặc
ân quyền tiểu quốc…”
Hồ chí Minh tuyên bố: "Chúng tôi có hậu phương, đã từng xâm
nhập, nằm sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, nói chung, chung tôi là
người của Cộng sản Quốc tế (1940)". Ông đã xác nhận quân binh, cán chính
và phân bộ Quân ủy Trung ương (CPC) đảng Cộng sản Trung Quốc đã ăn sâu, bám rễ,
rộng khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính ông cũng tự hào: "Có phương tiện vũ
khí, cướp nhà nước Việt Nam chỉ một ngày 1945". Chấp hành những tuyên bố
trên, tình báo Hoa Nam tạo ra cớ sự tuyên truyền, thúc đẩy nhân dân Việt Nam
làm con thiêu thân cho ngọn lửa của bầy sói Bắc Kinh.
Ngày 12 tháng 1 năm 1944, tình báo Hoa Nam lập lịch trình tuyên
truyền, đồng loạt đẩy mạnh, bơm thuốc cộng sản, lừa đảo nhân dân Việt Nam, dựng
lên nhiều kịch tính đảng trong hệ thống loa nhà nước. Số ra mắt của báo Nhân
Dân, cơ quan trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, vô tư loan tải bốc phét hết
lời: "Hồ Chí Minh sống một cuộc đời giản dị và khiêm tốn, chia sẻ khó khăn
với nhân dân". Tuy nhiên Chu Ân Lai tiết lộ: "Thực ra Hồ Chí Minh thường
về đất tổ (Trung Quốc) hưởng thụ mỗi tháng, nhân dân Việt Nam đếch biết điều
này. Anh ấy đúng là một kép hát thật hay, sau khi vở kịch thành công, anh ấy được
chuẩn đặc ân quyền tiểu quốc, có đời sống xa hoa theo cung cách một Hán tộc
ngày xưa".
Một tiết lộ khác của sĩ quan Đồ Hải Bồng (涂海蓬) và Tố An Hòa (做安和), cả hai đều là huấn luyện viên tại quân trường
Bách Sắc, trong buổi mãn khóa tình báo Việt Nam, trong khi đánh chén ly bì, bắt
đầu giải bầu tâm sự, mở cái túi đen trong lòng, cho chúng tôi biết một số tình
hình "phía bên kia Việt Nam và bên này Trung Quốc".
Đồ Hải Bồng (涂海蓬) rượu vào lời ra:
‒ Có lẽ bây giờ thằng sĩ quan của tao, quê quán Độc Tú Phong (独秀峰) cũng muốn thấy thực sự chiến tranh Việt Nam do Hồ Chí Minh người
Hẹ diễn trò khỉ gì nào ?
Tố An Hòa (做安和) phì cười đáp:
‒ Thằng tao quê quán Lô Địch Nham (芦笛岩) đếch cần biết Hồ Chi Minh là ai, vì nó mà
tao đến biên giới này, khổ lắm thay, khuyên bạn không nên biết nó thì hay hơn,
vã lại biết để làm gì cho bận trí.
‒ Thực ra mình biết được một điều trong ngày cũng thú vị lắm chứ.
‒ Bạn biết để báo cáo với cấp trên à, tao không cho phép làm điều
đó.
‒ Thôi thì tao chỉ báo cáo cho một mình bạn ghe được nhé: Hiện nay
đường sắt rất quan trọng đối với đảng bên kia đất nước, bởi sau năm 1964, có
"sự cố phía Vịnh Bắc" do Mỹ đánh bom, từ đó tình trạng leo thang chiến
tranh không ngừng, các tuyến đường sắt khác nhau của Việt Nam và Trung Quốc đã
trở thành trọng tâm máy bay Mỹ ném bom, liên lụy đến các cơ sở quan trọng như sản
xuất nông nghiệp, mỏ than đá, và đường giao thông vận tải miền Bắc Việt Nam, mục
đích ngăn chặn Trung Quốc cung cấp vũ khí cho chiến tranh Việt Nam. Vào thời điểm
đó đường sắt từ Cổng Hữu Nghị dẫn đến đường sắt trung tâm tỉnh Thái Nguyên về đến
Hà Nội đều phải ngụy trang những mái nhà tranh nhỏ theo từng đoạn đường và lấy
cây phủ kín bao quanh, dẫn đến các tuyến đường phía Nam và thành phố Vinh.
Tháng 2 năm 1965, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật đến Trường
Sa hội kiến với chủ tịch Mao Trạch Đông, ông xin Trung Quốc viện trợ khẩn cấp,
hầu như lúc nào ông ta xin viện trợ cũng đều nói khẩn cấp trên môi, còn yêu cầu
giúp đỡ xây dựng lại tuyến đường sắt phía Bắc, và sân bay! Chủ tịch Mao Trạch
Đông và chính phủ Trung Quốc lập tức đồng ý yêu cầu này.
Ngày 09 tháng 3 năm 1965, Trung Quốc đi tiên phong hổ trợ 3 Sư
đoàn, đưa vào Việt Nam giúp xây dựng công sự phòng thủ trên không và sân bay,
riêng tuyến đường sắt do Đại tá Long Quế Lâm (龙桂林) phụ trách, được coi là trọng tâm nhất của viện
trợ.
Đại tá Long Quế Lâm (龙桂林) Cục trưởng đường sắt Đông Bắc. Ông chỉ huy tuyến
đường sắt từ Vân Nam đến Hà Nội. Nguồn:Bộ Quốc Phòng
Trung Quốc(PLA).
Sau một tháng giải hạng đường sắt, Đại tá Long Quế Lâm (龙桂林),Quách Duyên Lâm (郭延林) chính trị viên, chính thức cho
nhiều đoàn tàu hoả chuyên chở quân đội, vũ khí, kỹ thuật v.v… Đồng thời tiến
hành đào tạo cho Việt Nam ba tháng cán bộ đường sắt.
Tiếp theo ngày 23 tháng 6 năm 1965, những quân đoàn Trung Quốc
chia thành hai hướng từ "Cổng Bạn Bè", một đường sắt chạy phía Bắc Việt
Nam, hai chạy xuống tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội, nhiệm vụ hai quân đoàn này cấp
tốc xây dựng những khu vực công sự phòng thủ từ biên giới Tây-Đông Bắc đến
Vinh.
Trung Quốc gửi thêm hai Sư đoàn bộ binh và công binh, đảm trách
xây dựng các công trình sân bay, có mật mã 1-3-7-8. Năm sau Trung Quốc
chuyển một lực lượng không quân vào Việt Nam ứng chiến.
Trung Quốc cho Bộ binh, Công binh đảm trách thực hiện đường bộ, từ Vân Nam đến Cao Bằng, chi tiết số
quân không rõ, họ làm việc cực lực đến độ oằn vai, chỉ biết nhiệm vụ có ám số lộ, 10-11-12. Nguồn: Bộ QuốcPhòng Trung Quốc (PLA).
Sau khi 3 "ám lộ" (10-11-12) đường sắt hoàn thành. Trung
quốc chuyển những đơn vị pháo binh vào Việt Nam, hỗ trợ cho các lực lượng phòng
không chống máy bay Mỹ. Ngoài ra có một phần lực lượng Bộ binh, Công binh của
quân đội Trung Quốc đóng trại Tây BắcViệt Nam với nhiệm vụ thi công mở quân trường,
lập đường dây chuyển đổi quân từ hậu phương, đưa quân trừ bị tung vào chiến trường.
Ở đây còn mở rộng trạm, kho, hầm, khu vực chứa phụ kiện đường sắt, cầu, cống, tất
cả tăng cường hỗ trợ phương tiện cho chiến tranh.
Sau khi Việt Nam tiếp nhận được lực lượng tình báo đặc nhiệm từ
phía bên kia biên giới, lập tức Việt Nam tổ chức chuyển giao công tác. Có những
điệp viên khi đến Viêt Nam được bổ sung vào các cơ quan trọng yếu, và được bổ
túc ba tháng tư tưởng chính trị xã hội, huấn luyện thêm địa đồ quân sự Việt
Nam. Trong thời gian này, điệp viên quân đội hay chính trường thay đổi mật mã,
những điệp viên làm việc cho công ty hay tư sở đều mở rộng hoạt động. Tập trung
toàn bộ điệp viên dân sự vào lực lượng dân sự, mở cuộc học tập đấu tranh, theo
ý nghĩa Trung Quốc hỗ trợ nhân dân Việt Nam chống lại chế độ miền Nam Việt Nam
và Hoa Kỳ.
Theo báo cáo an ninh, họ đề nghị bổ sung quân số tình báo, tuyển mộ
thêm nhân sự tại địa phương, phát triển điềm chỉ viên, tất cả phải tuân thủ quy
định. Hiện có, 152 tình báo sống ẩn làm kinh doanh, đại diện cho những công ty
hỗ trợ nhân dân Việt Nam, và có 5 chi bộ tình báo chính giới: Họ là đại diện
cho các nhà lãnh đạo cộng sản tuyệt vời, đại diện cho một dân tộc đang mất nước,
đại diện trong những bữa tiệc của phủ Chủ tịch họ Hồ, đại diện cho các cấp lãnh
đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, thay mặt cho quân đội Việt Nam. Do đó đòi hỏi
Trung Quốc phải chú ý nội bộ quân đội Việt Nam để làm một cái gì đó tốt cho đất
nước Trung Quốc. Ngoài ra có một số tình báo phụ trách thăm dò tìm kiếm khoáng
sản, thực vật, thổ nhưỡng và rừng nhiệt đới Việt Nam. Người tình báo cũng có thể
học những lời lẽ đơn giản, như hát những bài ca Việt Nam, ngôn ngữ ca ngợi tình
bạn. Trong khi đó, nhà nước và Tổng cục Chính trị Trung Quốc cũng đã gửi tình
báo chuyên nghiệp xâm nhập sâu vào các ngành chuyên môn để hỗ trợ quân đội hoàn
thành nhiệm vụ khác nhau, như đã từng thành công trên các tuyến đường sắt và
giao thông đường bộ.
Nhân viên tình báo cũng có mặt tại các đơn vị y tế, bệnh viện quân
sự, dân sự, để khi cần chăm sóc sức khỏe cho đồng nghiệp. Ở mức độ cao hơn, họ
xâm nhập vào các bộ phận nghệ thuật, các đơn vị truyền thông, thông tấn xã Việt
Nam, diễn viên, báo chí, phóng viên, nhà văn, nhiếp ảnh, đại học, sinh viên, giáo
sư, các cấp quân sự, tin tức chuyên môn lấy và mua lại từ họ, nhờ đó họ trải
nghiệm cuộc sống cho mục tiêu chiến đấu lâu dài, như Hồ Chí Minh là một chiến
sĩ xuất sắc của (Hội Việt Hoa Hữu Nghị. Ký bí danh: Thi Sơn).
Những phi vụ của Hoa Kỳ, oanh tạc căn cứ quân sự Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: Bộ Quốc Phòng Trung Quốc (PLA).
Ngày 26 tháng 6, Trung Quốc tiến hành các trận chiến đấu mới, chuyển
Tiểu đoàn Biệt kích Thứ hai, xâm nhập Việt Nam, qua cửa biên giới Bằng Tường Quảng
Tây vào Việt Nam bằng tàu hỏa đường rày khổ lớn. Một đơn vị khác vượt qua cổng
"Hữu nghị", tất cả đều mặc quân phục màu xanh cỏ. Một viên sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam đứng đầu tiếp đón không đeo huy hiệu trên mũ, và
không đính trên ve cổ áo, sau đó mới biết mật mã là của quân Trung Quốc, do
nhóm tổ chức xử lý quân luật hướng dẫn đi vào lãnh thổ Việt Nam, đội ngũ hành
quân do tình báo cung cấp.
Một khi lực lượng quân đội Trung Quốc (PLA) đã bí mật đổi quân phục,
tự nó trở thành "Quân lực cộng sản Việt Nam" nhưng mọi sinh hoạt đều
theo lệnh của quân đội Trung Quốc! Tất cả được điều động và phối trí mật mã
(PLA)… Mỗi Tiểu đoàn có mã số đơn giản như Lữ hai, Lữ đoàn ba, Lữ sáu, nhóm bốn,
đội bốn.
Đơn vị của Đích An Tân (的安槟) có mã "Lữ đoàn một" tiết lộ:
‒ Khi vào Việt Nam, chủ yếu tập trung gần biên giới Lạng Sơn Trung-Việt,
khu vực trại binh mở rộng theo bờ kè đường sắt, không bao lâu bị Mỹ đánh bom, đặc
biệt mùa hè năm 1966, máy bay Mỹ ném bom mạnh nhất, vào thời điểm đó, một khối
lượng tối đen phi cơ F101, F105, B-52 ...thổi đạn xuống khu vực này quân đội
Trung Quốc thiệt hại lớn. Riêng chúng tôi thổi pháo không trúng đích, bởi vậy
đơn vị phải học tập theo gương của quân đội Việt Nam, bài giáo đầu như thế này:
"Quân đội nhân dân Việt Nam với khẩu súng trường đã hạ được một
chiếc máy bay của Mỹ".
Theo suy nghĩ của một người bình thường, điều này hình như không dễ
dàng như vậy. Đương nhiên ai cũng biết có bàn tay tuyên truyền của Hoa Nam, nó
thổi cao hơn gió lùa bạt vách, quá ư dối trá. Đã là cộng sản vô thần, thì chuyện
gì cũng làm được. Nói không sợ vọng ngữ thế mới là cộng sản quốc tế.
Ví như súng trường có khả năng bắn hạ được một chiếc máy bay của Mỹ,
xem ra vũ khí phòng không cao xạ của Liên Xô đã từng đứng hàng đầu chiến tranh,
nay bị loại khỏi vòng chiến bởi súng trường Việt Nam vô địch.
Dó đó, không thấy hỏa thần uy lực nhất của Việt Nam xuất hiện, như
máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-15UTI (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-15),
Mikoyan-Gurevich MiG-17 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-17, МиГ-17 trong ký tự
Kirin) MiG-17F, 17PM, và MiG-19 ! Thứ nữa không quân Trung Quốc (PLAAF) biết
người, biết ta, cho nên sợ hãi không cho đoàn chim giấy lên nghinh chiến với
đoàn chim sắt của Hoa Kỳ, dù Trung Quốc có khoảng 2.000 chiếc máy bay chiến đấu
J-6, và có hơn 900-1.000 máy bay cường kích, tiêm kích J-7, J-8, có cả
MiG-15UTI, MiG-17F, 17PM, MiG-19 của Liên Xô viện
trợ.
Biểu đồ những phi trường không quân của Trung Quốc. Nguồn:Bộ Quốc Phòng và Không quân (PLAAF).
Một đồng đội hỏi Đích An Tân (的安槟) :
‒ Khi Mỹ cho đánh bom ở đây bạn có sợ không? "
‒ Ban đầu quá sợ hãi, còn bây giờ kẻ thù đến, chúng ta xuống hầm
trú ẩn tương đối an toàn, riêng các đơn vị pháo binh rất khốn khổ, họ chiến đấu
để rồi hy sinh, Lữ đoàn của ta có súng cao xạ cũng vô dụng không bằng khẩu súng
trường của cộng sản Việt Nam. Họ là anh hùng trên loa phát thanh!
Từ đó tôi không nói được bất cứ điều gì, bởi tâm trí thường phân
vân, khó hiểu đường lối tuyên truyền dối trá của người cộng sản đã đi quá viễn
vong không có ấn tượng nào thực tế. Tôi cảm thấy mâu thuẫn về vũ khí thô sơ,
chiến đấu với vũ khí hiện đại điều đó thua là chắc. Phải chăng những nhà lãnh đạo
đảng cộng sản Việt Nam không biết gì một khi đã đối mặt với kẻ ác Mao Trạch
Đông, nói đúng hơn Việt Nam chưa thua Mỹ đã đướng trước tử thần bởi Trung Quốc.
Việt Nam không thể đui mù, đưa đất nước đứng trước tầm bắn của Trung Quốc cách
đó không xa, nhất là quân đội Trung Quốc đang làm chủ các tỉnh phía Bắc Việt
Nam!
Vãng Môn Ngoại (往门外), Tiểu đoàn trưởng đơn vị E187, phẩn nộ về tuyên truyền của tình
báo Hoa Nam:
‒ Báo chí vừa loan tải, tháng Hai này, máy bay Mỹ ngừng chuyển động
những vụ đánh bom, bởi nước Mỹ không còn tồn tại, đang muốn đàm phán hiệp định
đình chiến với Trung Quốc…
Tuy nhiên thông tin này và lời tuyên truyền của họ có phần không
đúng sự thật "nước Mỹ không còn tồn tại" hay là "nước Trung Quốc
không còn tồn tại". Tuyên truyền thế này dù người dân ngu khu đen ngu lắm
mới ngửi được, bởi đảng cho rằng người dân lao động, lam lũ đời
sống ngu dốt (theo cách gọi miệt thị của đảng thống trị).
Tôi không tin gì ở ngày mai, nó không làm cho con người lấy lại
bình tĩnh sau khi ăn bom. Hiện nay, tôi cảm thấy có một chút hối tiếc về chiến
tranh đã tàn phá đất nước Việt Nam, trong đó có bàn tay của Trung Quốc. Họ đã
bóp trái tim của Việt Nam bấy nát, bây giờ chúng tôi hơi lo lắng về tương lai của
đất nước này.
Bởi thế tôi phải có thái độ khác, và nhìn vào tổng quan hơn về
tình hình chiến sự tại Việt Nam, nơi đó có những đặc nhiệm tình báo, người lính
biệt kích đang ẩn hiện, đặc biệt là từ miền Bắc cho đến miền Nam Việt Nam,
không ai biết trước số phận tương lai của họ. Cuộc đời của họ không có bảo đảm
nào và thứ nữa họ không hề chuẩn bị tâm lý về vấn đề chiến tranh Việt Nam sẽ ra
sao! Cảnh tàn phá đang hiện ra trước mắt, con người không thể chịu đựng nổi tiếng
bom đạn của nhiều phía.
Và một sự lừa dối khác, sau khi quân đội Trung Quốc vào Việt Nam
lãnh đạo mới chính thức công bố "nghĩa vụ quốc tế cộng sản", gây ra
nhiều suy nghĩ, đưa đến biến động tâm lý, và thậm chí đã có rắc rối về sinh hoạt
tại chiến trường. Cho nên nhà nước Trung Quốc che đậy bằng một thông báo:
"Vì nghiã vụ quốc tế, nên giữ mọi bí mật". Nếu phân tích tình hình
theo một chiều của Trung Quốc, cho rằng "Đế quốc Mỹ phiêu lưu chiến tranh
tại Việt Nam", và chụp mũ "chủ nghĩa xét lại của Liên Xô không khác
gì chủ nghĩa đế quốc", có phải lố bịch không. Chính bản thân Trung Quốc
cũng đã mất tính lương thiện. Họ đưa một lực lượng quân đội hùng hậu vào Việt
Nam với mục đích gì, tại sao không nói thực là đi cướp lân bang! Người lính dễ
chấp nhận sẽ sẵn sàng vào cuộc chiến tranh, nếu họ muốn "thực hiện chuyển
tiếp tinh thần chủ nghĩa quốc tế ".
Những thông tin của đảng không được thể hiện rõ ràng, cho nên phần
lớn binh sĩ không biết đi đâu, làm việc gì, hy sinh cho ai ? Tệ hại hơn
người lính chỉ biết nghe lời những cái loa thép treo trên cành cây. Nó nhai đi,
nhai lại liên tục cả ngày, có tính áp chế binh sĩ, và còn buộc người lính phải
nghe loa đọc cuốn tiểu thuyến hư cấu về câu chuyện Bạch Cầu Ân (白求恩) của nhà văn Trương Tư Đức (张思德).
Luận điệu tuyên truyền qua văn chương cộng sản thúc đẩy con người
hiến dâng thể xác cho đảng. Ngoài ra binh lính còn nghe những câu chuyện cổ
tích thần thoại xa xôi, nội dung Việt Nam nô lệ Tàu. Lần này đến Việt Nam cũng
không ngoại lệ, tuy không nói ra về hình thức nô lệ nhưng nó là một điểm chung.
Trung Quốc cho ra đời những bộ tiểu thuyết anh hùng hư cấu, như Bạch Cầu Ân (白求恩) của nhà văn Trương Tư Đức (张思德). Nguồn: Tân Hoa Xã.[2]
Thành tích của những anh hùng hư cấu mỗi ngày luôn rỉ rả ở trên miệng
loa của đảng, và chính thức đưa tiểu thuyết vào giáo dục học đường. Anh hùng tiểu
thuyết thay thế lịch sử anh hùng dân tộc, đưa người dân vào giấc mộng du luôn
thành công, càng dài lâu càng tốt. Nay đến giây phút cuối bệnh nhân hết thuốc chữa,
đảng vội vã đưa cầu thủ bóng đá vào quĩ đạo anh hùng, và hình ảnh anh hùng bóng
đá được len lỏi đưa vào quân đội. Điều này cho thấy đảng cộng sản không từ bỏ một
mánh mung nào, miễn đạt đến mục đích đảng cần. Họ muốn người lính quên đi nỗi
nhọc nhằn hay nói một cách khác che khuất thời gian không còn suy nghĩ về chiến
tranh Việt Nam, giống như người dân Mỹ đang phản đối cuộc chiến này.
Vãng Môn Ngoại (往门外) nói tiếp:
Những người lính suy nghĩ điều gì khó ai biết trong tư duy của họ,
dù đảng đã quản lý đời riêng tư của lính, đúng hơn đảng không có khả năng quản
lý được một từ trong tư duy của lính. Có lúc lính nói xấu đảng trong lòng ai biết
được. Một thời gian dài tôi thường nghe để nhận ra tín hiệu của lính. Hóa ra có
một số lính chuyền cho nhau tiếng lóng "Miên Dương", đối với lính,
"Miên Dương" là một biểu tượng ám ảnh sợ hãi hơn là kính trọng, Sợ
hãi mỗi khi nghe mệnh lệnh và khẩu hiệu của họ Mao được hô hào "sống mãi
trong sự nghiệp cách mạng" (nói theo họ Hồ).
Những điều tuyên truyền ấy ai cũng biết, nhưng không tạo được ý tưởng
ổn định cho mọi người, tôi tin chắc, ngay cả lãnh đạo cao cấp cũng không tìm ra
khái niệm nào về ý hệ cộng sản. Một sự kiện khác, bạn khó biết vì mọi hoạt động
của đảng đều bí mật. Vừa rồi có 7 Lữ đoàn bí mật vào Việt Nam, gây khó khăn cho
người dân vùng nông thôn Lạng Sơn Việt Nam, qua đôi mắt khó hiểu và lòng ngờ vực
đã có từ lâu. Mỗi khi thấy lính Trung Quốc ngập tràn vào lãnh thổ của họ, người
dân Việt tất nhiên không thể chấp nhận sự xâm chiếm đột ngột này. Họ suy nghĩ rất
đúng chứ không sai, vì lý do chính phủ Việt Nam không đưa tin tức hay thông báo
đến người dân, thậm chí còn đàn áp những ai biết sự kiện bí mật quốc gia!
Đặc biệt hơn, những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc quản lý
quân đội chặt chẽ. Đầu tiên, cấm tuyệt người lính không được viết thư liên lạc
với gia đình, nói về chuyện chiến tranh tại Việt Nam. Mặc dù lệnh không cấm gắt
gao ở thời điểm này, nhưng trên thực tế, Quân bưu khả nghi lá thư nào, lập tức
giữ lại.
Thứ hai, toàn bộ quân đội không có ngày nghỉ kể cả ngày chủ nhật
hay ngày lễ thường niên, lãnh đạo trám vào đó các hoạt động chính trị hay tập
trận.
Thứ ba, người lính thường lo lắng trong thời gian học tập tư tưởng
chính trị, hầu như mỗi ngày học tập phối trí khác nhau, không cho người lính một
ít tâm tư suy nghĩ, mỗi cá nhân không còn sống cho hiện tại.
Tôi nghĩ ước mơ làm người lương thiện đảng cũng không cho, đối với
lính hoàn toàn cấm kỵ, đảng lập tức lấy kiểm điểm cảnh trở, còn đánh cho tan vỡ
tính lương thiện của lính. Tất cả đều bị định hướng theo ý đảng, làm lính mất tự
do suy nghĩ riêng tư. Nay chúng tôi trực thuộc đơn vị tác chiến, trong một quốc
gia không có chủ quyền. Chẳng hạn đơn vị của chúng tôi đi bảo vệ cho một cá
nhân hay cho Tổ quốc Trung Quốc, nói đúng hơn đi cướp nước lân bang, suy nghĩ
bình thường là như vậy.
Kể từ khi đến Lạng Sơn Việt Nam, người linh bị khép vào kỷ luật,
thay đổi tình trạng chiến đấu. Một lần nọ, có ba người lính lần đầu tiên bị kỷ
luật, họ đem ra phê bình, đồng liêu Tạ Tân Xuân (谢新春) chỉ vào căng trại, hỏi:
‒ Này, người kia có phải lính của bạn không ?
Tôi đáp:
‒ Có, chính y.
‒ Đồng nghiệp à, yêu cầu bạn nhắc nhở cẩn thận, nghiêm kỷ luật với
người lính ấy.
‒ Tại sao?
‒ Người ta đã cài đặt Tiểu Lưu-小刘 (tiếng
lóng của quân báo) do Sư đoàn đặc nhiệm tình báo cài ngày hôm qua, bạn là chỉ
huy hãy giữ thân cẩn thận đấy nhè.
Tôi ngần ngừ trao đổi:
‒ Bạn có biết, ba ngày trước có cái gì đó đã xảy ra tại bộ chỉ huy
không, theo người thuật lại, dường như có một người đến gần chiếc máy bay vừa
đáp xuống, sau đó trốn thoát, người đó thuộc quân số trung đoàn E quản lý. Lãnh
đạo trại tuyên bố có gián điệp xâm nhập, phải bắt người này. Mọi việc đều do
tình báo quân đội sử lý. Riêng tôi thấy người đàn ông này có tính trung thực vô
tình, tôi sợ người ấy sẽ ăn lịch vô hạn định.
Sau khi nghe những lời này, tôi gần như ngất đi không còn dưỡng
khí để thở. Trong lúc huấn luyện quân sự, đôi khi lấy máy bay làm nơi thực tập
chiến đấu, làm thế nào có thể Tích Đằng (锡腾) nguyên trưởng đơn vị E, người bạn cùng khóa
với tôi lại làm điều như vậy. Hôm ấy rơi đúng vào phiên trực ban của tôi!
Đang hoang mang, những gì đồng nghiệp gặp phải, bị qui tội gián điệp,
tôi đi đến Bộ chỉ huy tìm hiểu nguyên nhận. Nhờ mối quan hệ tốt với bạn bè cùng
khóa, chỉ trong thời gian ngắn được biết nhiều vấn đề. Tích Đằng (锡腾) bị nghi oan và bị ghép vào tội vi phạm an ninh. Hôm trực, chúng
tôi có trao đổi đơn giản một vài từ, rồi dựa vào đó có kẻ ghen ghét Tích Đằng tố
giác nói là gián điệp.
Ngay sau đó, có một cán bộ mặt đen (Quân báo), đến điều tra liên hệ
của chúng tôi. Có một một sĩ quan Lữ đoàn bắt đầu la hét, thái độ cứng nhắc muốn
loại bỏ Tích Đằng (锡腾). Ban đầu nghĩ rằng những điều trên đây không liên quan đến tôi, nhưng
sau vài ngày, tôi nhận được một thông báo gửi đến từ Học viện Quân sự Nam Ninh,
cùng lúc Tổng giám đốc trại binh cũng nhân được thư từ Bộ quốc phòng, nội dung
phàn nàn trách Quân đoàn có nhiều gián điệp nằm vùng, đề nghị thanh lọc. Riêng
ông Tổng giám đốc trại binh đả kích tôi quá nặng, nói rằng:
"Thằng béo như một con lợn, tồi tệ hơn các sĩ quan Quốc Dân Đảng-那个胖的像猪一样的家伙简直比国民党的军官还坏".
Thời gian còn lại, tôi làm theo quy ước quân đội, tập trung tân
binh, ngày nào cũng nghe đọc đi, đọc lại nhiều lần cùng một nội dung
"thanh lọc gián điệp", làm cho lính phì cười một thời gian dài, bởi
trại binh toàn là tình báo lại thanh lọc tình báo!
Đặc biệt, tân sĩ quan Quân báo Thủy Quả Hồ (水果湖) trước kia học tại trường trung học Hà Nam, do mối quan hệ gần
gũi với chúng tôi, ngoài ra không có sự riêng tư nào khác cho biết. Cá nhân Thủy
Quả Hồ (水果湖) gửi thư cho bạn gái, nội dung những lá thư đó trở thành
"Tài liệu thông tin tham khảo-参考消息" trong phạm vi nhất định. Tất cả thư của anh ta đều được
quan tâm, trước đây họ nghĩ sẽ không có điều gì xảy ra. Tôi kinh ngạc, dĩ nhiên
toàn trại chuẩn bị vào thời kỳ kiểm thảo (một hình thức đấu tố lẫn nhau).
Hôm sau ban giám đốc trại mời lên làm việc, tôi nghiêm khắc báo
cáo:
‒ Báo cáo với lãnh đạo và giám đốc trại, tôi được gọi lên đây làm
việc bổ túc lý lịch cho Tích Đằng (锡腾) có nhiều vấn đề tôi muốn báo cáo".
‒ Bạn nói đi chúng tôi nghe đây.
‒ Vài ngày trước, tôi thấy hai tân binh đi cùng với Tích Đằng (锡腾) đến gần sân bay của bộ chỉ huy quân đoàn, tôi gọi họ phải xin
phép bộ, trước khi đến đây, họ cảm ơn tôi nhắc nhở và trở về đơn vị, từ đó đến
nay không thấy họ lai vãng gần sây bay nữa, vì thế tôi không thể bổ túc vào lý
lịch của họ.
Bộ chỉ huy, Giám đốc trại suy nghĩ nói:
‒ Có, điều đó vậy à.
Tôi nói tiếp:
‒ Đây là điều tôi biết, chúng tôi có báo cáo với ban lãnh đạo Sư
đoàn, phần chúng tôi có nói vài lời, nhưng tự chế và hoàn toàn không nói chuyện
bí mật quân sự, Tích Đằng (锡腾) bị tôi đuổi xua về trại, nhưng bây giờ có người phản ánh không
đúng sự thật, thậm chí cho rằng Tích Đằng (锡腾) là một điệp viên, thu thập tình báo cho địch,
thử hỏi địch ở đây là ai, điều này chỉ có lãnh đạo biết chúng tôi không có thẩm
quyền tham dự.
Tôi có một cái miệng không nói, không được vậy tôi yêu cầu lãnh đạo
lập tức gửi người đến điều tra mọi vấn đề cho rõ ràng, nếu họ thực sự gián điệp,
hành quyết trước báo cáo sau, để đảm bảo lực lượng an ninh "giống như một
viên thuốc sổ cho vào dạ dày, sau đó đưa tất cả ra ngoài-像机枪似的,我一口气将肚子里的话全放了出来".
Chúng tôi ở đây lâu sẽ sinh ra biến nhác, muốn sớm khởi hành vào
chiến trường, ở đây quá ngột ngạt không thấy kẻ thù, trái lại chúng ta đang diễu
hành, thử hỏi làm cách nào để tấn công địch.
Bộ chỉ huy, Giám đốc trại, hắng giọng:
‒ Đây không phải là những điều như bạn suy nghĩ đâu, bạn không nên
đem tinh thần suy diễn để giảm bớt gánh nặng đó. Bạn nên trở về trại ngủ thì
hơn. Bộ tư lệnh Quân đoàn vùng Đông Bắc đang chuẩn bị, sau khi nội vụ này được ổn
định. Hy vọng quý đồng chí sẽ có công tác đúng với chức năng và vị trí. Đồng
chí là người chỉ huy tiểu đoàn dưới có ba phó chỉ huy trợ lý, là cấp trên của
người nhiều người phải có chừng mực trước lãnh đạo cấp trên.
Tôi quay lại nhìn những tân tình báo, người đứng đầu nhìn xuống tỏ
ý đồng tình với tôi, còn lại tất cả không có một từ nào trách tôi. Tôi không muốn
để cho ai bị liên luỵ vì những thanh trừng nội bộ, nói đúng hơn họ muốn thủ
tiêu những ai không phục tùng họ.
Chúng ta đã mất tất cả, giờ này không ngần ngại gì nữa phải cảnh
giác "cách mạng" cao hơn, nếu muốn xứng đáng làm người.
Thực sự, chúng ta vô tình trở thành một tế bào nằm trong cơ thể
tình báo, đảng mới chính là nhân vật gián điệp khổng lồ, nó rất tự tiện cho ai
chết cũng được, trái lại chúng ta không làm được bất cứ điều gì vì lương tâm, bởi
thế cần có suy nghĩ trước khi hành động.
Buồn nhất chúng ta ở lâu với đảng, khuôn mặt của mình "đã gầy
bông thắm, đã xơ nhị vàng" [3], lưng cong thấp xuống làm sao chấp nhận mãi
mãi thân phận bần tiện, đầu cúc cung cúi bái loài sâu bọ, dù miệng tôi đã lỡ
đưa vào một số từ ngử của đảng nhập vào lưỡi, tuy nhiên lâu nay nó tựa như hút
phải âm thanh, mắc phải nhằm xương cá. Và hôm nay tôi lấy quyết định giã từ hàng
ngũ đảng Cộng Sản.
Huỳnh Tâm
[1] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt
Nam tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
[2] Việt Nam có tiểu thuyết Lê Văn Tám của Trần Huy Liệu. Theo
giáo sư sử học Phan Huy Lê (Đại học Quốc gia Hà Nội)
thì cái tên Lê Văn Tám là không có thật, và được Trần Huy Liệu, lúc đó làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền
và Cổ động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựng
lên. Tuy nhiên ông cũng nói thêm: giáo sư Trần Huy Liệu hư cấu sự kiện kho xăng
Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy để thêm phung phú và tiện cho việc tuyên truyền,
cho nên Trần Huy Liệu tự phịa đặt cho cái tên Lê Văn Tám.
[3] Ôn Như Hầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét