Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 7 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 7
Huỳnh Tâm
“…Vào năm 1965, cuộc chiến chỉ liên quan đến Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa và Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc ngang nhiên lộng hành, đã long trọng tuyên bố cảnh
cáo Hoa Kỳ. Cha già dân tộc Việt Nam dĩ nhiên đã bí mật đồng ý để Mao lên tiếng…”
Tôi thả người trên lưng ngựa, phi nước đại qua những đồi núi cao,
con đường quằn quèo lại thêm gồ ghề, vó ngựa tự do sải bước lao về phía trước,
đôi lúc bị xóc, nhắc bổng cả thân tôi bay lên như thể ném vào không gian, trên
đường dong ruổi không thể cưỡng lại vó ngựa. Đến giao thông hào, ngựa rùng mình
phi nhanh, tay tôi rời dây cương, làm tung cả người lẫn ba lô. Thân tôi bị ném
xuống vũng sình lầy, chấn thương dưới cạnh sườn. Người ngợm đau quá nhưng vẫn
còn biết bò từ dưới đáy sâu thẳm. Vừa trồi lên đến mặt đất, tôi lại quay lăn ra
ngất xỉu. Tôi giật mình thức dậy, hóa ra tôi vừa qua một giấc mơ, đôi mắt còn
hoa, nhìn bên ngoài cửa sổ thấy phong cảnh mờ nhạt, còn động lại trong trí nhớ
vài người dân tộc H’mong ở miền cao nguyên Tây Bắc đất Việt, đi bộ trên đường
cái hoang, hầu hết họ đi làm việc rẫy bái, nương xa từ lúc gà gáy canh tư. Bây
giờ họ đang trên đường về buôn, đôi lưng quai gùi nặng trĩu. Vì tôi quá mệt nên
thiếp ngủ mê man tự lúc nào không hay, trên tay vẫn còn cằm một tư liệu đang đọc
dở dang.
Tôi đọc tiếp những trang còn lại:
‒ Quân cờ, Trung Quốc đặt chân lên đất nước Việt Nam.
Trung Quốc kẻ thù lịch sử, chọn Việt Nam để bành trướng chủ nghĩa
Cộng sản và thôn tính lân bang.
Sau khi họ Hồ qua đời, đương sự để lại trăm ngàn hậu quả xấu cho đất
nước Việt Nam. Trước năm 1965, họ Hồ ung dung ký thác miền Bắc Việt Nam cho
Trung Quốc, cho phép Trung Quốc lên kế hoạch biến Việt Nam thành chư hầu. Nhưng
không may cho Trung Quốc, cùng lúc Liên Xô nhảy vào chiến tranh Việt Nam để
tranh giành ảnh hưởng với tư cách đàn anh Quốc tế vô sản. Ngày dài tháng rộng,
Trung Quốc nuôi mưu đồ, tìm mọi cách thao túng hậu duệ chúa đảng của Hồ. Chính
trường quốc tế lại thay đổi không chừng, do đó, Trung Quốc thúc dục Lê Duẩn phải
trả vốn lẫn lời bởi những gì Hồ đã vay.
Năm 1965, Hồ Chí Minh ung dung trao Việt Nam cho Trung Quốc, họ Hồ viết thư cầu viện với tư cách một chư hầu ngoan ngoãn, trước
ngày qua đời họ Hồ phóng bút ký thác Việt Nam nhờ Trung Quốc hướng
dẫn đàn em đi trên con đường Quốc tế chuyên chính vô sản. Hồ thật sự
đã trao đất nước Việt Nam cho Trung Quốc. Tướng Vi Quốc Thanh
người Choong, tiếp nhận mật hàm chuyển về Bắc Kinh. Nguồn: Tình báo
Hoa Nam.[2]
Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đến thăm Thượng Hải, Bắc Kinh thừa
cơ hội, lập ra ban tổ chức "Phản đối chiến tranh Việt Nam", Lê Duẩn
rơi vào cạm bẫy của Trung Quốc!
Thành phần tham dự biểu tình, được chọn lọc từ các đơn vị hành
chính tại Việt Bắc Việt Nam, nơi tập trung "khách sạn Thượng Hải",
trước đó ban tổ chức biểu tình tạo ra những hấp dẫn lạc thú, hướng dẫn tham
quan giải trí, một tuần lễ ở khách sạn ăn cơm cao cấp, viên chức đảng cộng sản
Việt Nam mê mẩu, còn Đại sứ quán Việt Nam tại Thượng Hải tung hô hạnh phúc,
tâng bốc hết lời quan thầy Trung Quốc. Đến ngày chính thức đón Nixon, họ tung
ra những biểu ngữ, dương cao cờ xí khắp đường phố, hô những khẫu hiệu khích tướng
bởi chính những đảng viên Cộng sản Việt. Nội vụ biểu tình do Bắc Kinh tổ chức
và được dẹp ngay sau đó.
Bộ Ngoại giao Châu Á sự vụ Hoa Kỳ đánh giá, những ngôn ngữ biểu tình
và cử chỉ hành động của Việt Nam không cần thiết phải đối phó. Cả đôi môi Nixon
không nói, nhưng biết thực lực cuộc biểu tình từ đâu đến. Nixon thừa biết một
trò chơi lừa gạt chính trị này của Mao. Thực chất Mao cố tình hạ nhục miền Bắc
Việt Nam để làm vui lòng Nixon. Đối với người làm chính trị cho đây là cặn
bã, bệnh dân gian, thiếu tình cảm giữa hai đảng cộng sản Trung Quốc-Việt Nam.
Năm 1972. Chu Ân Lai tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Nixon thăm Trung Quốc.
Truyền thông, báo chí Trung Quốc loan tải Nixon thăm Trung Quốc. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Vào năm 1965, cuộc chiến chỉ liên quan đến Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa và Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc ngang nhiên lộng hành, đã long trọng tuyên bố cảnh
cáo Hoa Kỳ. Cha già dân tộc Việt Nam dĩ nhiên đã bí mật đồng ý để Mao lên tiếng,
điều này chứng tỏ Việt Nam DCCH hoàn toàn mất chủ quyền vào tay Trung Quốc.
Nixon đến Trung Quốc được chủ nhà họ Mao tiết lộ:
‒ Nếu các lực lượng mặt đất của Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17, Trung Quốc
sẽ điều động quân đội chống lại.
Từ đó chiến tranh Việt Nam leo thang, Liên Xô cũng tận dụng lợi thế
đồng minh Cộng sản nhảy vào cuộc, gieo hạt giống chiến tranh trên đất nước điêu
tàn. Điều trớ trêu là đồng minh của họ Hồ chính là hai kẻ thù Trung Cộng và
Liên Xô đứng cùng một chiến tuyến, thi nhau thách thức đổ vũ khí vào chiến
tranh Việt Nam. Trong những năm sáu mươi đến giữa những năm bảy mươi
(1960-1970), chiến tranh Việt Nam mở rộng đến Lào, Campuchia (Đông Dương).
Trong cuộc chiến này, ba cường quốc lớn Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc có mối hận
thù với nhau, gắn bó với chiến tranh, đã dùng Việt Nam làm nơi thanh toán. Hồ
Chí Minh đã trở thành con độn cho Trung Quốc và kết quả không mấy tốt đẹp cho
dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, Mao và Hồ đã ký kết uống máu lời thề "đồng
chí và anh em".
Sau khi họ Hồ qua đời những tập tin bí mật đã được mở ra, và thế
giới nhìn thấy thảm kịch lịch sử Việt Nam. Thật tình quá bi đát. Dần dần hiểu
biết, người ta thẩm định rõ về họ Hồ. Đương sự có phải là người Việt Nam hay
người Hán ?
Hồ Chí Minh hy vọng chủ nghĩa "thủy triều đỏ" đến tay,
thực hiện một giấc mộng ghê gớm, muôn năm sống đời đời trong lòng dân tộc Việt.
Thế nhưng chủ nghĩa Cộng sản tại Châu Á đã biến chất trở thành dụng cụ bành trướng
của nhà Hán. Trung Quốc công bố cường quốc Cộng sản, đẩy tình "đồng chí và
anh em" Việt Nam vào thùng rác, trở mặt đánh nhau trước năm 1969. Cuối
cùng nhìn lại cuộc chiến, Trung Quốc thực sự mới là kẻ chiến thắng Việt Nam chứ
không phải Hoa Kỳ. Quân cờ họ Hồ của Trung Quốc đặt chân lên đất nước Việt Nam
đã cướp được chính quyền và lãnh tụ Hồ chính thức tuyên bố : "Việt
Nam nó là như thế".
Trong những năm gần đây, có nhiều tập tin liên quan đến Việt Nam được
rõ rỉ tiết lộ, cung cấp thông tin và giải mã những chi tiết quan trọng liên
quan đến thân thế của họ Hồ. Mặt khác Liên
Xô cũng đã tung ra tập tin lưu trữ bí mật về tung tích Hồ Chí Minh, đề cập lộ
trình đường
cong của một gián điệp Trung Quốc. Trong
đó có dữ liệu bí mật của Bộ Quốc phòng Liên Xô, cho thấy hành vi tội ác chiến
tranh của Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Hai kẻ ác nhân này, có chung một hy vọng
sẽ ẩn được thân đằng sau Bức Màn Sắt, tưởng chừng không bao giờ bị rỉ sét.
Nhưng không may cho hai kẻ thù dân tộc Việt Nam đang "lộng trong kiếng",
xác đóng băng chờ nhân loại đem ra phanh thây, dù bụi bặm có che phủ đến mấy vẫn
không thoát khỏi sự phán xét của nhân loại.
Thêm một hồ sơ tiết lộ: Đảng Cộng sản Việt Nam giàn xếp những
tranh chấp với Trung Quốc, và Trung Quốc cản trở Việt Nam trong việc bang giao
với Liên Xô. Tuy không hài lòng nhưng lại muốn không mất lòng Liên Xô và mặt
khác sợ mất viện trợ quân sự, Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hợp tác với Liên
Xô. Mỗi khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc luôn luôn tăng bốc
Liên bang Xô Viết.
Một số tập tin tối mật đã được Hoa Kỳ giải mã. "Làm thế
nào để Hoa Kỳ trở thành đồng minh Trung Quốc", cho đến nay vẫn còn một ít
bí ẩn bởi hệ thống tình báo chưa tìm ra trong ám hiệu bắt tay của hai kẻ thù.
Dù sao cũng là lần đầu tiên giải mã được ý đồ của Trung Quốc muốn cướp Việt
Nam.
Ngày 19 tháng 10 năm 1964, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai,
Ngoại trưởng Nguyên soái Trần Nghị (陈毅). Phái đoàn hùng hậu đảng Cộng
sản Đông Dương, từ Hà Nội đến Bắc Kinh tham dự đại hội gồm có phó tham mưu trưởng
Đô đốc Dương Thành Vũ (杨成武), Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm
Văn Đồng, Tổng Bí thư Lê Duẩn, và đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng Bí thư Khải
Sơn (凯山), Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Souphanouvong
(苏发努冯), Chủ tịch Mặt trận Yêu nước Lào.
Mao Trạch Đông chủ trì triệu tập cuộc họp bí mật. Nói đúng
hơn Mao Trạch Đông trao nhiệm vụ cho Trung tướng Đô đốc Dương Thành Vũ (杨成武), đến Hà Nội dẫn độ Hồ Chí Minh về Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó Trung Quốc, buộc Việt Nam và Lào ký vào văn kiện
đồng ý mở cửa biên giới để Trung Quốc đưa quân vào Đông Dương, và mở rộng cuộc
chiến vào miền Nam Việt Nam. Trung Quốc gửi tối đa lực lượng phòng không, tuy
nhiên Trung Quốc hạn chế gửi máy bay ném bom để ứng chiến một khi quân đội Mỹ
vượt qua vĩ tuyến 17. Trung Quốc tự do đưa bộ binh vào chiến trường Việt
Nam. Tháng 4 năm 1965, một lần nữa Hồ Chí Minh kêu gào, yêu cầu Trung Quốc
gửi quân tiếp viện khẩn cấp bởi họ Hồ sợ bỏ xác tại xứ người.
Ngày 09 tháng 6 năm 1965, Trung Quốc vận chuyển 25.000 tấn hàng đầu
tiên trong tháng, cùng với lực lượng biệt kích vào Việt Nam. Từ đó cho đến tháng
7 năm 1970, quân đội Trung Quốc chiến đấu đẫm máu nhất trên chiến trường Đông
Dương.
Ngày 09 Tháng 6 năm 1965, lực lượng
biệt kích Trung Quốc vào Việt Nam. Nguồn: Tình
báo Hoa Nam.[3]
Lực lượng biệt kích Trung Quốc vào Việt Nam với tư cách viễn chinh đi đến đâu cướp bóc đến đó, đoàn quân đi qua, gà, vịt, lợn,
trâu, bò, lương thực của thôn làng bị cướp sạch. Nguồn: Tình báo Hoa
Nam.[4]
Đã có những nguồn tin cho biết Bắc Kinh có giao ước ngầm với Hoa Kỳ
và Vương quốc Anh, họ thông báo cho Hoa Kỳ biết trước mọi kế hoạch chiến tranh.
Mỗi bí mật gửi đi đều có mật mã, ví dụ như "Đây là dòng dưới cùng, tùy bạn
phá vỡ".
Những thông tin mật được trao đổi thường xuyên và đều phát ra từ Học
viện Khoa học Quân sự Trung Quốc. Ở đây họ nghiên cứu và đẻ ra những bài hát
yêu nước trong đó có chứa mật mã chuyển đến Hoa Kỳ, nội dung ám chỉ sự can thiệp
vào Việt Nam của Trung Quốc. Mỗi tín hiệu gửi đến chính phủ Hoa Kỳ, thường lấy
lời can gián làm mật mã "hãy thận trọng, quyết định không nên đưa lực lượng
vượt qua vĩ tuyến 17, để tránh đối đầu quân sự Trung-Mỹ, nếu không, có thể là một
cuộc chiến Triều Tiên thứ hai".
Năm 1966, Trung Quốc tiết lộ, trên chiến trường Việt Nam binh sĩ
Trung Quốc hy sinh hơn năm ngàn (5000) theo dữ liệu của quân đội Trung Quốc
tham chiến tại Việt Nam, bị thương: 7.100, chết 6.000. Và giới quân sự
Trung Quốc báo cáo chi tiết hơn: Từ 1965-1975, Lực lượng phòng không của Trung
Quốc chiến đấu tại Việt Nam sử dụng hơn 22153 quả đạn rơi vào không khí, có
1707 máy bay Trung Quốc bị bắn rơi, bị thương 1608 phi hành đoàn; 487 km đường sắt Trung Quốc tại Việt Nam do bom mìn Mỹ cắt đứt. Trong
khi đó báo cáo kỹ thuật của Trung đoàn thông tin, hậu cần quân đội và lực lượng
đường sắt do bom mìn Mỹ đánh phá chủ yếu đường viện trợ của Trung Quốc cho Việt
Nam với tổng giá trị $ 20.000.000.000.
Theo một nguồn tin của tình báo (KGB) vào thập niên 1960, Việt Nam
có thể được độc lập, sau cuộc chiến tranh Đông Dương chống Pháp, nhưng việc này
không thành tựu bởi sự hiện diện của liên minh Trung-Việt. Trung Quốc hỗ trợ Việt
Cộng trong cuộc chiến chống lại quân đội Pháp, sau chiến thắng trận Điện Biên
Phủ, Trung Quốc để lộ ý đồ muốn đô hộ Việt Nam. Học viện Quân sự (PLA)
nghiên cứu khoa học tiết lộ thêm, Trung Quốc là nước duy nhất cung cấp viện trợ
quân sự cho Việt Cộng, Việt Cộng sử dụng tất cả các loại vũ khí, đạn dược và
thiết bị quân sự được cung cấp trực tiếp từ Trung Quốc, vì thế Bắc Kinh là
trung tâm ngân sách cho nhu cầu chiến tranh Việt Nam.
Tiếp theo một số lượng lớn dữ liệu được công bố trong thời gian Việt
Minh chống Pháp, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng số 116.000 tấn vũ khí
đủ loại, pháo 4630 và một số lượng lớn thiết bị kỹ thuật điện đài thông tin
liên lạc, thực phẩm, quần áo, thuốc men, v.v… Trung Quốc đã gửi thiết bị phòng
không, kỹ thuật, đường sắt, hậu cần, quân đội hỗ trợ tổng cộng 23 Sư đoàn. Tính
đến năm 1996, Trung Quốc đã gửi qua Việt Nam 95 Sư đoàn, và 3 trung đoàn cảm tử
quân, chưa kể tình báo bí mật quân sự và dân sự lên đến 3 Sư đoàn, và tình báo
ngoài quân số. Học viện Khoa học Quân sự lưu trữ hồ sơ chiến tranh, tính đến
năm 1996 có đến 17 triệu binh sĩ Trung Quốc tham chiến, đặc biệt không ai biết
con số binh sĩ Trung Quốc còn hiện diện tại Việt Nam!
Hai đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc xưa nay trên mặt lúc nào
cũng hô lớn tiếng tình "đồng chí và anh em", thế nhưng họ vẫn che đậy
mọi thủ đoạn để có dịp hại nhau.
Cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn lưu dụng kẻ thù, người
dân Việt Nam có ý thức điều này chăng ? Sự có mặt của quân Hán là một
trong những đại họa lớn, chiến tranh đã chấm dứt, đảng CSVN không còn lý do nào
để lưu đoàn quân viễn chinh Hán, nếu không truy tìm, họ sẽ trở thành mật khu
người Hán của thế hệ 1975, trong lòng đất nước Việt Nam.
Thêm một tập tin tìm thấy trong quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc
và Việt Nam, quan trọng nhất là chủ quyền quốc gia Việt Nam bị hạn chế, bởi
Trung Quốc không muốn Việt Nam có mặt trên chính trường quốc tế. Trung Hoa viện
cớ đang ủng hộ Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh đối đầu với Liên Xô. Trung Quốc
tìm mọi cách cản trở Việt Nam không cho Việt Nam thay đổi mối quan hệ quốc tế,
chủ yếu do Hồ Chí Minh.
Trong khi ấy, quan hệ Trung-Xô có những thay đổi ngoại giao, mối
quan hệ giữa Hoa Kỳ có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển quan hệ song
phương. Thực ra Trung Quốc muốn trở thành bá quyền chính trị Đông Dương. Họ
hỗ trợ quân sự cho Việt Nam cũng chỉ vì muốn bảo vệ Trung Quốc trên trường
chính trị quốc tế, thậm chí Việt Nam không được manh động nào làm vang tiếng
nói của mình và buộc phải tỏ thiện chí chống lại Liên Xô. Trung Quốc cải thiện
quan hệ ngoại giao với Mỹ, Việt Nam cũng đã yêu cầu hợp tác, nhưng Trung Quốc
cho rằng những tính toán đó còn quá sớm.
Trong thực tế, cuộc chiến tranh Việt Nam, tình cảm dân tộc lúc nào
cũng cao hơn các mối quan hệ đồng chí. Cộng sản khám phá được tình cảm dân tộc
và lợi dụng tối đa, vắt chanh bỏ vỏ, nhân dân mất lòng tin, sản xuất kiệt quệ,
kết quả trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Việt Nam hỗn loạn rơi vào tình huống bị
Trung Quốc khống chế bằng kinh tế.
Cũng nên lưu ý rằng, Trung Quốc đẩy Việt Nam vào chiến tranh, và
đưa Việt Nam vào kiệt quệ kinh tế, Việt Nam trở thành con bệnh trầm kha, kết quả
sức mạnh dồn về Trung Quốc, tăng lợi tức kinh tế quốc gia để đạt được sự thống
nhất trong đảng Trung Cộng. Ngoài ra Trung Quốc còn sử dụng các mâu thuẫn giữa
các cường quốc, và cải thiện với Liên Xô, tạo riêng sức mạnh khu vực của mình,
vị trí quyền lực bao trùm thiên hạ, do đó, bắt tay với một Liên bang Xô Viết,
chung sống trở lại với Trung Quốc, để thực hiện bá chủ khu vực. Nhớ rằng, Trung
Quốc là quốc gia yêu thích chiến tranh, chinh phục và gây hận thù, bất cứ nhà
lãnh đạo nào cũng khiêu khích xã hội làm cho tăng thêm xung đột. Chơi với Trung
Quốc chỉ đem về bất lợi.
Những cuộc đàm phán của các nhân vật lãnh đạo Trung Quốc rất tinh
ranh, thường được ghi âm và lưu giữ dấu vết, sau đó đưa vào học viện nghiên cứu
sự kiện hay thay đổi phong cách riêng trước khi tiếp cận đối thủ. Ví dụ, Mao Trạch
Đông, thường cười, giọng điệu hài hước trong cuộc thảo luận những vấn đề thế giới,
về tâm lý mối quan hệ cá nhân giữa hai bên sẽ là yếu tố ảnh hưởng đối phương,
Mao thực hiện được và đã dẫn dắt Hồ Chí Minh đi vào xu hướng cô độc ngoại giao.
Sau đó Đặng Tiểu Bình thẳng tay vì biết rằng Việt Nam đã là con tin, Đặng không
thương tiếc Việt Nam qua những cuộc hội nghị đảng Cộng sản Việt Nam, Đặng mạt
sát đến cùng. Năm 1979, có thể hiểu, Đặng Tiểu Bình đã quyết định cho Việt Nam
những bài học để đời, trong khi đó Chu Ân Lai kiên nhẫn và kiên quyết thực hiện
ý tưởng của Mao Trạch Đông, có vẻ đang ngắm nhìn hành động của Lê Duẩn. Về
phiá Việt Nam, Lê Duẩn ra lệnh cho Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam đem thân đi đàm phán, chứng tỏ Lê Duẩn không tự tin về bản lãnh của
mình, do đó, mối quan hệ ngoại giao thiếu tinh tế cởi mở giữa hai quốc gia.
Người Hán, vốn có tính trịch thượng, xem chiến tranh Việt Nam là một
kiệt tác hải ngoại, trong đó có thành tích hàng đầu là kiệt tác Hồ Chí Minh.
Tuy đôi môi Hồ Chí Minh không thành lời, nhưng tự biết, chính Hồ là người đem đến
bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, và đất nước này do Hồ đập phá điêu tàn. Mao Trạch
Đông tuyên bố tiếp: Có thêm kiệt tác thứ hai đã kết quả "Trung Quốc chiến
thắng Đông Dương-中国与印度支那战争".
Một lần nữa Đặng Tiểu Bình lại sỉ vả người Việt, cho rằng: Người
Việt Nam phải cần thay đổi quá khứ, làm rập khuôn chế độ đầu cơ, các mối quan hệ
Trung-Việt phải trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh, (ám chỉ không trung thành với
Trung Quốc chạy theo Liên Xô).
Theo tài liệu giải mã, chính Bắc Kinh phổ biến dữ liệu khác nhau về
thành tích Hồ Chí Minh, và cố ý phân tích những phiên bản họ Hồ. Tuy nhiên có
ít nhiều đã làm sáng tỏ phần nào về thân thế từng giai đoạn hoạt động của họ Hồ. Mỗi
hồ sơ được cấu trúc đầy đủ sự kiện từ trong bóng tối nay đã bày ra ánh sáng. Từ
một nguyên nhân bành trướng, ra mệnh lệnh quân sĩ đi gieo rắc chiến tranh, đem
khói lửa đến khắp nơi, tai họa âm u cho đất nước Việt Nam không còn cơ may hòa
bình.
Trong lúc này, đất nước đang lâm nguy, nhân dân Việt Nam cần phải
tỉnh táo hơn bao giờ hết để tìm hiểu và xem xét lại tâm lý chính sách của Trung
Quốc tại Việt Nam.
Và vai trò của người dân Việt Nam hiện nay, phải tìm cho mình một
vị trí, một điểm đứng xứng đáng, lấy lại quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Có như thế mới xứng đáng sống chung với nhân loại trong những thế kỷ mai sau.
(Còn tiếp kỳ 8)
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[1-2-3-4] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét