ttxcc: -KHÔNG LÚN KHÔNG NỨT LẤY CỨ…GÌ ĂN!!!?
Việc lún, nứt trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình từng gây ra phản ứng trong dư luậnẢnh: Vũ Điệp -(NLĐ)
http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/boc-me-duong-cao-toc-186836.bldLý Sinh Sự
- Lâu nay nghe nói đường cao tốc VN đắt gấp 4 lần bên Mỹ, nhưng không thấy ai nói cụ thể. Khó tin quá!
-
Bác Bộ trưởng KHĐT đã chỉ thẳng ra là đắt gấp 3 thôi, từ nay chú cứ thế
mà tin. Đi đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thì thấy ngay ấy mà.
- Em đi
rồi, nhanh thì có nhanh nhưng nhiều đoạn phải đi “thấp” tốc, nếu không
sẽ bị lệch đĩa đệm vì xóc. Mới chưa được 2 năm đã xuống cấp. Thì ra
đường cao tốc còn có nghĩa là nhanh xuống cấp.
- Nói
thế đúng thực tế, nhưng Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm
toán, đã “bóc mẽ” toàn diện đoạn đường dài 50km này. Thứ nhất, về khảo
sát thuỷ văn đã mượn kết quả các dự án trong khu vực, khảo sát địa chất
đã không khoan bổ sung khi gặp nền đất yếu.
- Thảo nào đường lún nứt là phải.
- Chưa hết, do tính toán thế nào đó mà thiết kế phải đổi hướng 2 lần, khiến dự án tăng từ 3.734 tỉ lên 8.974 tỉ đồng.
- Úi giời! Cao tốc ơi là cao tốc!
- Còn
thêm một vài việc nho nhỏ không như con thỏ, như tính sai khối lượng
tăng 1,7 tỉ đồng, sai hệ số quy đổi đất mất 1,6 tỉ đồng. Nói chung, các
sai lệch của các gói thầu cộng lại là 300 tỉ đồng. Đấy là chưa nói kiểm
định mặt bêtông, nhựa còn nhiều sai sót.
- Bây giờ tính sao?
- Tạm
tính đến tháng 6.2013 phải giảm trừ chi phí 343 tỉ đồng, khi nào xong
toàn tuyến tính tiếp, kể cả thu hồi 30 tỉ tạm ứng chưa trả nữa.
- Phen này chắc phải kiểm điểm cả dây từ TCty Đầu tư – Phát triển đường cao tốc VN đến các đơn vị làm đường.
- Cả các cá nhân liên quan nữa. Tất cả mọi sai sót đều do con người, máy móc chỉ biết làm như máy thôi.
- Con người đây em nghĩ dứt khoát không phải người lao động phổ thông, phải là người có trình độ, chức vụ và trách nhiệm cao.
- Chú việc gì phải lăn tăn về vấn đề này, mọi người giàu-nghèo, sang-hèn khác nhau, nhưng đều bình đẳng trước pháp luật!
Đường ngàn tỉ đang lún
Thứ Hai, 17/03/2014 21:36
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng
Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết đường cao tốc
Cầu Giẽ – Ninh Bình có vốn đầu tư gần 9.000 tỉ đồng cần khoảng 10 năm để
xử lý hết vấn đề lún
Liên quan đến
nội dung bài viết “Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình: Đụng đâu sai
đó” trên Báo Người Lao Động ngày 17-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
(GTVT) Trương Tấn Viên cho biết việc xử lý các vấn đề mà Kiểm toán Nhà
nước kết luận đang được tiến hành khẩn trương.
Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm
Theo báo cáo của ông Mai Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), vừa gửi Bộ GTVT, đến nay vẫn còn một số nội dung VEC chưa thống nhất với Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, VEC đã họp nội bộ để chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm rút kinh nghiệm cho các dự án đang và sẽ triển khai, đồng thời ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý dự án đầu tư, trong đó yêu cầu các phòng ban trực thuộc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến quản lý, thực hiện dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
VEC cũng đã gửi
văn bản tới các nhà thầu, tư vấn giám sát và ban quản lý dự án thông báo
về các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán và yêu cầu các đơn vị kiểm
điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan và hoàn thành khắc phục các
tồn tại; Trung tâm Thí nghiệm kiểm định chất lượng cũng đang phối hợp
với các đơn vị liên quan kiểm định thành phần hạt, độ chặt, cao độ,
chiều dày các lớp móng, mặt đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Những
công việc này phải hoàn thành trước ngày 10-5.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VEC, nói: “Lỗi của tổng công ty trong việc này không lớn nên chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm thôi”.
Ông Việt cho rằng nặng nhất trong kết luận kiểm toán nằm ở các hạng mục thi công giếng cát (không có trong quy định) khi kiểm toán cho rằng đây là hạng mục hoàn toàn khác so với khái niệm cọc cát (theo Quyết định số 24/2005 của Bộ Xây dựng).
Trong văn bản gửi Bộ GTVT, ông Tuấn thừa nhận thời điểm triển khai thiết kế, dự toán các gói thầu trong hệ thống định mức dự toán xây dựng cơ bản không có định mức thi công giếng cát, chỉ có cọc cát (mã hiệu AC.24000) ban hành kèm Quyết định 24/2005. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu với hạng mục cọc cát. VEC đã làm việc với Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) nhưng đến nay chưa làm rõ được cơ sở của việc xây dựng và ban hành định mức thi công cọc cát theo Quyết định 24/2005.
Lún, nứt là khó tránh (!?)
Một số lái xe thường xuyên lưu thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình phản ánh nhiều vị trí trên đường khá gồ ghề, uốn lượn. Trong kết luận kiểm toán cũng chỉ rõ những vấn đề này.
Đặc biệt, tại gói thầu số 4 có tới 20/34 điểm cao độ mặt đường thấp hơn cao độ hoàn công từ 5,5 – 15,9 cm; ở gói thầu số 6 là 15/32 điểm và thấp hơn cao độ hoàn công từ 4,2 – 16,9 cm. Kiểm toán Nhà nước khẳng định công tác quản lý chất lượng công trình tại hiện trường còn nhiều thiếu sót, hồ sơ quản lý chất lượng không phù hợp so thực tế thi công.
Ông Việt thừa nhận tại một số vị trí trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vẫn đang có hiện tượng lún, cần xử lý. Tuy nhiên, để xử lý triệt để vấn đề lún trên đường cao tốc thông thường cần khoảng 10 năm sau ngày thông xe. Hơn nữa, tại các vị trí đầu cầu (tiếp giáp giữa cầu và đường) thì việc lún, nứt là điều khó tránh khỏi bởi áp lực mà các xe dồn xuống mặt đường khá lớn.
Đáng chú ý, theo quy định về vận hành đường cao tốc hiện nay, bắt buộc các tuyến phải có lớp tạo nhám mặt đường để tăng ma sát cho phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đưa vào hoạt động và thu phí, đường cao tốc này vẫn chưa có lớp tạo nhám. Theo ông Việt, chi phí để thực hiện không hề nhỏ nên VEC đang huy động từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện.
Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm
Theo báo cáo của ông Mai Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), vừa gửi Bộ GTVT, đến nay vẫn còn một số nội dung VEC chưa thống nhất với Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, VEC đã họp nội bộ để chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm rút kinh nghiệm cho các dự án đang và sẽ triển khai, đồng thời ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý dự án đầu tư, trong đó yêu cầu các phòng ban trực thuộc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến quản lý, thực hiện dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Việc lún, nứt trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình từng gây ra phản ứng trong dư luậnẢnh: Vũ Điệp
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VEC, nói: “Lỗi của tổng công ty trong việc này không lớn nên chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm thôi”.
Ông Việt cho rằng nặng nhất trong kết luận kiểm toán nằm ở các hạng mục thi công giếng cát (không có trong quy định) khi kiểm toán cho rằng đây là hạng mục hoàn toàn khác so với khái niệm cọc cát (theo Quyết định số 24/2005 của Bộ Xây dựng).
Trong văn bản gửi Bộ GTVT, ông Tuấn thừa nhận thời điểm triển khai thiết kế, dự toán các gói thầu trong hệ thống định mức dự toán xây dựng cơ bản không có định mức thi công giếng cát, chỉ có cọc cát (mã hiệu AC.24000) ban hành kèm Quyết định 24/2005. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu với hạng mục cọc cát. VEC đã làm việc với Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) nhưng đến nay chưa làm rõ được cơ sở của việc xây dựng và ban hành định mức thi công cọc cát theo Quyết định 24/2005.
Lún, nứt là khó tránh (!?)
Một số lái xe thường xuyên lưu thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình phản ánh nhiều vị trí trên đường khá gồ ghề, uốn lượn. Trong kết luận kiểm toán cũng chỉ rõ những vấn đề này.
Đặc biệt, tại gói thầu số 4 có tới 20/34 điểm cao độ mặt đường thấp hơn cao độ hoàn công từ 5,5 – 15,9 cm; ở gói thầu số 6 là 15/32 điểm và thấp hơn cao độ hoàn công từ 4,2 – 16,9 cm. Kiểm toán Nhà nước khẳng định công tác quản lý chất lượng công trình tại hiện trường còn nhiều thiếu sót, hồ sơ quản lý chất lượng không phù hợp so thực tế thi công.
Ông Việt thừa nhận tại một số vị trí trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vẫn đang có hiện tượng lún, cần xử lý. Tuy nhiên, để xử lý triệt để vấn đề lún trên đường cao tốc thông thường cần khoảng 10 năm sau ngày thông xe. Hơn nữa, tại các vị trí đầu cầu (tiếp giáp giữa cầu và đường) thì việc lún, nứt là điều khó tránh khỏi bởi áp lực mà các xe dồn xuống mặt đường khá lớn.
Đáng chú ý, theo quy định về vận hành đường cao tốc hiện nay, bắt buộc các tuyến phải có lớp tạo nhám mặt đường để tăng ma sát cho phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đưa vào hoạt động và thu phí, đường cao tốc này vẫn chưa có lớp tạo nhám. Theo ông Việt, chi phí để thực hiện không hề nhỏ nên VEC đang huy động từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện.
Làm đường cao tốc với tư duy cũ
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn đường bộ ĐH GTVT Hà Nội, nói tiêu chuẩn về đường cao tốc của Việt Nam cũng y như thế giới nhưng chất lượng thua xa. Làm đường cao tốc nhưng vẫn chỗ cao chỗ thấp, vẫn phải hạn chế tốc độ của xe lưu thông và cái chính là cung cách quản lý, thực hiện không khác mấy so với làm đường ô tô thông thường thì sẽ rất khó để có những con đường cao tốc đạt chuẩn.
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn đường bộ ĐH GTVT Hà Nội, nói tiêu chuẩn về đường cao tốc của Việt Nam cũng y như thế giới nhưng chất lượng thua xa. Làm đường cao tốc nhưng vẫn chỗ cao chỗ thấp, vẫn phải hạn chế tốc độ của xe lưu thông và cái chính là cung cách quản lý, thực hiện không khác mấy so với làm đường ô tô thông thường thì sẽ rất khó để có những con đường cao tốc đạt chuẩn.
THẾ KHA
________________________
-
Nam Phong118/03/2014 19:41Trời, học sinh và cô giáo qua suối phải chui vào túi nilông để người bơi kéo qua. Đúng là chuyện lạ đó đây. Trong khi đó làm 1 kilomet đường cao tốc giá 12 triệu đô la, đắt hơn Hoa Kỳ làm chỉ 4 triệu đô la (BT Bộ Giao thông đã thừa nhận), thất thoát 8 triệu đô la = 160 tỷ đồng Việt Nam, làm được 80 chiếc cầu treo. 10 km đường cao tốc tiền thất thoát làm được 800 chiếc cầu. Vì vậy phải điều tra tổng thể, làm ngay tất cả các cầu treo ở vùng cao qua sông suối. Nhiều nhất là các ông quản lý chống thất thoát của 10-20 km làm đường cao tốc. Dễ quá mà không làm.
-
HAI DÂN218/03/2014 19:41Hãy học kinh nghiệm những con đường thời chiến tranh Mỹ đã làm! Hằng ngày xe tải vận chuyển đạn pháo, xe tăng chạy rần rần có sao đâu? Đến khi hòa bình mấy mươi năm nay mà mặt đường vẫn đẹp xe vẫn chạy tốt! Còn bây giờ mấy ông làm đường tốn kém hơn xưa nhiều lần mà lún, nứt, ổ gà, ổ voi có cả sóng biển nữa. Vầy thì, mấy ông rút kinh nghiệm gì ở chỗ đó?!
-
4 NỔ118/03/2014 19:41Chia lợi nhuận bao nhiêu % thì đường sẽ lún bấy nhiêu %. Thế thôi!
-
Tụi tui018/03/2014 19:39Con tụi tui lớn lên cho thi vô ngành Giao thông vận tải, chạy thêm chút đỉnh để nó vào làm xếp ở các công trình câu đường, chứ không phải “cầu” đường! Có việc làm thì ăn hoài hoài hổng sợ bị thất nghiệp phẽ re bà rù?
-
CVT218/03/2014 17:30Đổi tên đường là “đường chờ lún”
-
HAI DÂN218/03/2014 17:28Không biết học hỏi những cái tốt để làm thì có rút bao nhiêu kinh nghiệm cũng vô ích mà thôi. Vừa tốn kém, lãng phí và tiêu cực thì thử hỏi ngân sách nhà nước biết bao nhiêu cho đủ, hãy sống và làm việc có trách nhiệm với nước, với Dân chứ rút kinh nghiệm hoài thế này thì nản lòng lắm!
-
Xuân Thời118/03/2014 14:48Có con đường nào chịu nổi 50 tấn/ trục ?. Xe hàng 70 tấn qua trạm cân hàng ngày trong khi đường có làm đúng mấy cũng lún thôi. Cứ vay làm, sửa để nhóm người trục lợi.
-
Bolero518/03/2014 13:32Ngoài số ít công trình do nước ngoài đầu tư và trực tiếp tham gia thi công ra có công trình nào không lún? Đường làm mà không lún thì làm sao túi “mấy ông” đầy?
-
Trực Ngôn018/03/2014 11:04Có bác tài nào dám chạy quá tốc độ trên đường “cao tốc” này không?
-
thanh ha918/03/2014 11:03Yên tâm đi con đường này đang trong giai đoạn chờ lún, sau đó người ta bù lún, cuối cùng là lấy tiền của bá tánh bù
-
già Bến Tre418/03/2014 10:55Đường ngàn tỉ đáng lún là do các kỹ sư cầu đường Việt Nam học hành chưa tới nơi tới chốn nên không biết cách pha chế nhựa và làm nền chịu lực. Phải gởi những kỷ sư nầy sang Nga học tiếp.
-
vũ duy linh418/03/2014 10:19Theo tôi còn nhiều đường bị hỏng nữa. hãy xem lại quy trình quản lý, đào tạo chuyên môn, đặc biệt xem lại tư cách các ban quản lý cũng như tư vấn giám sát
-
Quang218/03/2014 10:11Trời ơi. Tui tức quá, tui đọc mà ko thể kiềm chế được. Xót tiền kinh khủng
-
huy1318/03/2014 09:42Phát biểu thiếu trách nhiệm… Tôi cam đoan các dự án tiền ăn chia % quá nhiều
-
Q.Bình1918/03/2014 09:34Nói thẳng ra mấy bác đã chia % thì lấy đâu ra chất lượng… Đừng đưa ra lý do này nọ làm gì, người dân ai cũng biết.
-
trang1518/03/2014 09:19Đường ngàn tỉ đang lún….Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm…
-
Nguyễn Phước2618/03/2014 09:18Việt Nam làm đường cao tốc cũng nhiều năm rồi, có đường nào không nhấp nhô, oằn bánh tráng không? Chưa hề có một con đường chuẩn có thể so nổi với xa lộ Sài Gòn-Biên hoà và xa lộ Đại Hàn cách đây 40 năm.
-
Vo Thuong917/03/2014 22:47Những người có trách nhiệm và có cái tâm, cái đức thi làm sao mà không bức xúc khi hàng ngàn tỷ đồng đầu tư chỉ có được những km đường như thế này!
-
Xích Lô2117/03/2014 22:33Đi đoạn cao tốc này là vừa đi vừa lướt sóng hay lắm các bác ạ!
-
Nguyễn cao sơn817/03/2014 22:32Cái gì càng tốn nhiều tiền thì cái đó càng mau xuống cấp,cái gì càng ít tiền chẳng ma nào thèm ngó trừ khi có chuyện um xùm.
-
RMR2617/03/2014 22:29Không cần đến 10 năm đâu ông Việt à! Sau chừng 7 năm đã phải làm lại đường mới rồi! Bảo đảm đến lúc đó sợi dây kinh nghiệm vẫn còn, nhưng không biết ông có còn tại vị để tiếp tục rút nữa không mà thôi!
-
Robert2617/03/2014 22:23
Đường làm bằng bê tông nhựa thì nó không lún còn làm bằng đô la thì nó lún là đúng rồi!