Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Bộ Công thương: "Nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn rất tốt"!?


(Thị trường) - Bà Phạm Thị Hồng Thanh - Hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, công tác xúc tiến thương mại cho biết.
Cũng theo bà Phạm Thị Hồng Thanh, Chính phủ, Bộ Công thương đã quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến thương mại, công tác xúc tiến thương mại thời gian vừa qua càng ngày càng đi vào chính quy.

PV: - Từ nhiều năm nay, việc xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông sản vẫn được tiến hành nhưng kết quả là giá gạo thấp nhất thế giới, café rẻ nhất thế giới, dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu… So sánh với Thái Lan, bà đánh giá như thế nào về hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam những năm gần đây? Có thể lý giải cho thành tích khiêm tốn này như thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Thực ra, công tác xúc tiến thương mại đã được Chính phủ và Bộ Công thương quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2013-2014, công tác này được tăng cường hơn nhiều so với thời điểm trước đó và ngày càng đi vào chính quy và mang lại hiệu quả cao.
Cục Xúc tiến thương mại đã có nhiều biện pháp và chương trình đồng thời ngoài giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp xúc với các thị trường khác, Cục cũng tổ chức các buổi giao thương trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài.
Công tác xúc tiến thương mại thời gian vừa qua đã được quan tâm và càng ngày càng đi vào chính quy.
Hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn rất tốt?
Về xuất khẩu gạo trong thời gian sắp tới, theo tôi phải tận dụng những lợi thế mà Việt Nam đã có để giúp doanh nghiệp có mặt trên thị trường để người tiêu dùng nước ngoài quen dần với mặt hàng của Việt Nam và nhãn hiệu của Việt Nam trên thị trường để tạo thế mạnh lâu dài.
Mặc dù thị trường trong khối các nước ASEAN là thị trường tiềm năng song các doanh nghiệp Việt Nam chưa tập trung khai thác thị trường ASEAN vì sản phẩm có nhiều tính tương đồng nên nếu không đổi mới sẽ khó đặt chân vào.
Thứ 2 là ảnh hưởng hàng của Trung Quốc, vì hàng Trung Quốc vào nhiều vào giá rất rẻ. Muốn vào được Việt Nam phải tìm mặt hàng mới và giá phải cạnh tranh đồng thời chất lượng phải cao hơn.
Ngoài ra, Việt Nam phải tận dụng lợi thế, phải cố gắng xuất sang Indonesia, Philippines… những sản phầm mà gạo là nguyên liệu chế biến. Thêm nữa, còn một khoảng còn trống là thực phẩm phục vụ người hồi giáo, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này rất ít và cũng chưa có nghiên cứu sâu về thị trường này mặc dù số lượng người hồi giáo ở khu vực ASEAN là rất lớn.
PV: - Nhiều chuyên gia đã chứng minh xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Vậy trách nhiệm xúc tiến thương mại, tìm thị trường hay đa dạng hóa thị trường của bộ như thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các Vụ để tìm đầu ra cho các thị trường nông sản. Vừa qua có một số mặt hàng nông sản mình đưa lên Trung Quốc có thể có nhận định hàng Việt Nam sang Trung Quốc có khó khăn nhưng thực tế hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc vẫn rất tốt.
Chúng ta đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào cuối năm 2013 về xuất khẩu nông sản, việc bán nông sản sang Trung Quốc sau đó đã ổn định và phát triển hơn.
PV: - Ở chiều ngược lại, thương lái Trung Quốc nhập khẩu hoa quả, nông sản Việt Nam rồi phân loại, dán mác bán lại cho người Việt với giá cao. Trong khi Việt Nam nhập hoa quả, nông sản Trung Quốc không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại. Từ thực tế đó có thể hiểu, Trung Quốc điều tra thị trường nông sản, xúc tiến thương mại cho dân Trung Quốc tốt hơn, bài bản hơn...Việt Nam không và vì sao, thưa bà?
Bà Phạm Thị Hồng Thanh: - Tôi không nghe thấy thông tin thương lái Trung Quốc nhập khẩu nông sản Việt rồi phân loại dán mác bán lại cho người Việt giá cao vì nếu hàng Việt Nam đang trong thời vụ rất nhiều và rẻ, nếu hàng Trung Quốc dán mác lại bán cho người Việt giá cao sẽ không thành công.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Tâm An (Thực hiện)



Hạn chế vì kinh phí hạn hep?
Tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại 2014, ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua Bộ Công Thương, Chính phủ đã giao Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì triển khai nhiệm vụ xúc tiến thương mại trong điều kiện ngân sách dành cho xúc tiến thương mại quốc gia những năm vừa qua ngày càng giảm vì nhiều lý do khác nhau.
"Nhưng trong điều kiện này Cục xúc tiến thương mại cũng đã hết sức cố gắng kết hợp với các địa phương, các hiệp hội triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đặc biệt huy động các nguồn hỗ trợ", ông Sơn nói.
Theo ông Bùi Huy Sơn, các hoạt động của Cục Xúc tiến thương mại là hỗ trợ thị trường có một số công cụ như công cụ về thông tin có các bản tin thị trường, đánh giá tình hình thị trường, trang web cho các doanh nghiệp tham khảo, thường xuyên tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại...
Tâm An (Ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét