Đanchimviet
Tiếp theo kỳ 1
Đầu Xuân 1974, nhân dân Sài Gòn được tin, xâm lược Trung Quốc đưa Hải quân đổ bộ đánh cướp quần đảo Hoàng Sa, vào lúc 17 giờ, ngày 19 tháng 1. Không lý cớ nào, lãnh hải đã bao đời có 200 hải lý thuộc biển Đông chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa nay mất trắng. Trang sử biển của sơn hà Việt Nam đã khẳng định 50% sống trông cậy ở biển Đông, một chân lý sống của Biển đã có 5.000 năm văn hiến do ông cha ta dày công xây dựng. Ngày hôm ấy bỗng 10 giờ sáng mất biển không khác nào một phần thân thể tự chết, đất nước vĩnh viễn mang tật quyền để lại dấu vết của một ngày biển Đông đau đớn, thế hệ này và những mai sau không thể quên 1974.
Dân tộc Việt đã trải qua nhiều thời đại, dù thể chế chính trị nào cũng có một thời phải đi qua, sự tồn tại của dân tộc có lãnh thổ, lãnh hải một chủ quyền tài nguyên quốc gia “bất di bất dịch” trong nguồn sử lưu muôn đời. Dân tộc Việt Nam còn một hãnh diện lớn nhất có rừng vàng, biển bạc. Do đó, trách nhiệm hàng đầu của một nhà nước phải củng cố, bảo vệ bằng mọi phương tiện, ngoài ra còn phải xây dựng cơ sở, phát triễn vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung cấp nguồn sống cho nhân dân trên biển đảo như trong lục địa.
Cận đại của dân tộc, từ năm 1945, khi đất nước ta đi qua một ngả rẻ đáng buồn bị chia thành hai khối, miền Bắc thuộc phe Cộng sản dưới chế độ Hồ Chí Minh, miền Nam phe Tự do, do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Tuy nhiên một dân tộc mạnh phải có tinh thần tự dưỡng, cả hai chính thể đồng có trách nhiệm bảo vệ biển đảo, tuy miền Bắc không chủ quyền vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng bắt buộc phải bảo vệ bằng mọi cách qua nhiều hình thức khác nhau, dù thực tại chính thể riêng nhưng dân tộc chung.
Từ lý trí chủ quyền biển Đông, tại miền Nam dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) công bố Sắc Lệnh: số 174-NV, ngày 13 tháng 7 năm 1961. Cho thấy chủ quyền biển Đông của Việt Nam mỗi ngày được củng cố thêm, mạnh mẽ bảo vệ vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa, dân sinh phát triễn, khai thác khoán sản, phân bón, ngư nghiệp, người dân đảo có được đời sống sung túc hơn xưa.
Sau ngày 19 tháng 1 năm 1974. Trung Quốc xâm lược chiếm một phần biển Đông của Việt Nam, trong đó có vùng đảo Hoàng Sa. Nhân dân miền Nam nhận thấy sự mất mát đó ứ động trong lòng nỗi u phẫn, thời ấy tuổi thanh xuân Sài Gòn dậy sóng yêu nước như thuở Trần Quốc Tuấn, muốn làm một cuộc đối đầu với kẻ cướp biển, nhưng tất cả việc đó đều vô vọng. Đứng trước thẩm quyền của những kẻ thông đồng làm ngơ việc nước, tàn nhẫn hơn bán đứng Tổ quốc của mình cho bành trướng Bắc Kinh, bán từ Vịnh Bắc Bộ đến biển Đông, chỉ vì hưởng một thứ quyền lợi riêng cho tập đoàn độc trị. Ở đây chúng tôi phát biểu thẳng thắn kẻ trách nhiệm đó chính đảng Cộng sản và nhà nước miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Để chứng minh sự bán nước của Công sản miền Bắc vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 đã biết trước (3 tháng) qua bản thông tin bí mật của tình báo Cục Hoa Nam Hà Nội mã số (CHNVN1784BK254), Lê Duẩn lấy quyết định không hợp tác với miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) để phản đối Trung Quốc. Mục đích ham hố của đảng Cộng sản muốn chiếm miền Nam, đã chấp nhận với một giá dứt khoác, đổi lấy viện trợ bằng cách dâng hiến biển Đông cho Trung Quốc. Thứ hai Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Hà Nội tạo sinh không có một giọt nước mắt, càng không có một lời ngoại giao nào dành riêng cho biển Đông. Thứ ba không kém phần quan trọng vào lúc ấy, chính Hoa Kỳ một trong những đồng minh hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa, làm ngơ không hợp tác thực sự, chỉ thông báo hời hợt trong một tin ngắn gửi đến Tổng Thống Thiệu. Hải quân VNCH, khẩn cấp trở tay quá muộn màn không chuẩn bị trước chiến lược Hải chiến cũng như chiến thuật hàng quân trên biển Đông. Tuy nhiên Hải quân VNCH đem hết khả năng của mình lấy máu bảo vệ biển, chiến đấu không phụ lòng tiền nhân đất Việt, bải vệ Tổ quốc giang sơn, chỉ vì không muốn biển Đông xa rời lãnh hải của mình. Hải quân Việt Nam chiến đấu trong thế trận đơn độc, không nhận được một trợ lực quân sự nào từ phía những đồng minh, vào lúc cấp bách ấy nếu Hòa Kỳ lên tiếng, chắc chẳn không có lực lượng hải quân nào bén mãng đến gần biển Đông của Việt Nam, dù quốc gia đó mạnh mẽ về hàng hải cũng phải đứng ngoài 200 hải lý, trên đường hải phận quy định của Quốc tế!
Trung Quốc cũng không ngờ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hào hùng [1]. Không hề nao núng trước quân thù, chiến đấu vì lòng tự hào dân tộc, bảo vệ biển đảo không bỏ chạy, dù đã biết trước thất thủ sẽ đến, lấy máu hy sinh rửa đảo căm hờn, một ghi dấu lịch sử cho hiện tại và đời sau nhớ mãi mãi ngày quốc hận của biển đảo Hoàng Sa.
Hoàng Sa thất thủ, hôm sau Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công báo Bản Tuyên Cáo phản đối về hành động gây hấn của Trung Cộng, trong khu vực đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật – TNO), Quang Hòa và Duy Mộng.
Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.
Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.
Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”.
Tuyên Cáo Của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa Về Chủ Quyền Của Việt Nam Cộng Hòa Trên Những Đảo Ở Ngoài Khơi Bờ Biển Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa lập Công Báo gửi khắp nơi trên thế giới.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ngày 14.2.1974
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.
Tiếp theo: Công Báo Việt Nam Cộng Hoà. Ấn bản Quốc Hội. Ngày 20 tháng 1 năm 1974. Gửi đến những Đại sứ quán thuộc Bộ Ngoại Giao của các quốc gia trên thế giới có bang giao với VNCH, và gửi Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế Laye.
Trích một phần nguyên văn:
Nhân dân 50 tỉnh thị thành miền Nam Việt Nam (VNCH) và Sinh viên, Học sinh trong ngoài nước đồng thanh phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam.
Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, nhân dân Việt Nam sục sôi, đồng loạt tự nguyện tổ chức tuần hành phản đối hành động Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, và đồng bào thực hiện kiến nghị thư gửi đến Liên Hiệp Quốc.
Truyền thông, báo chí tư cũng như công tại Sài Gòn và 50 tỉnh thị thành đồng loan tải tin biển đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm.
Những đảng phái, tôn giáo, đoàn thể dân sự và lưỡng viện Quốc Hội VNCH đại diện nhân dân lên án Trung Quốc.
Cũng đồng một dân tộc Việt Nam, nhân dân miền Nam đau thương vận nước, người Cộng sản miền Bắc không một lời nào tiếc thương, còn bạc bẻo quá hững hờ đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cộng sản chiến thắng, thu về một mối đất nước Việt Nam, tưởng chừng Hoàng Sa sẽ trở về đất Mẹ, nhưng thất vọng bởi đảng Cộng sản Việt Nam đã lên kế hoạch bán thêm vùng đảo Trường Sa cho Trung Quốc, tội lỗi bán nước thêm chồng chất, đưa đất nước đến địa ngục điêu linh, một dân tộc hết đường tồn tại, trước mắt nhân dân chỉ thấy độc trị xã hội tiền-quyền nhan nhản, không tưởng đến lãnh thổ, lãnh hải tự teo dần mòn theo từng giây phút!
Trước mắt còn một tự hào về tuổi trẻ sau vài thế hệ, đang le loái anh sáng dân tộc trước cửa bình minh, lớp tuổi đầy hy vọng đã chấp nhận “bạt tụy” bừng dậy sóng mùa xuân dân tộc. Tuy hiện nay, tuổi trẻ đấu tranh vì đất nước còn một ẩn số quá khiêm nhượng so sánh với 90 triệu dân, vẫn còn hơn không có, dân tộc sẽ lớn mạnh từ điểm khởi đầu chân lý lạc quần, biết yêu quyền sống làm người. Anh hùng dựng nước đứng lên cũng từ điểm đất nước lâm nguy và dân tộc điêu linh, cũng có những góp phần xây dựng nước bằng phương tiện thời đại, tập hợp dân tộc phát triển kinh tế. Ít nhất hiện nay cũng đã thành hình một bộ phận tuổi trẻ của hai miền Nam-Bắc đất nước, không lấy hận thù giải quyết hận thù. Nói trung thực hơn, tuổi trẻ hôm nay không hề biết hận thù đã hận diện nhau tình Huynh Đệ một nhà đồng tộc Tổ tiên. Họ cũng đã làm nhiều việc để tiến đến mục đích chung vì đất nước. Gần đây có những tụ hội và ngày 16/2/2014, long trọng tưởng niệm 35 năm chiếm tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, nhân dân Hà Nội khánh thành tượng đài hoa rực rỡ (NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN 1979-2014).
Dù cho đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi phương ngàn kế để cản trở tuổi trẻ xuống đường, vì lợi ích sống chết của đảng Cộng sản, và mua lòng Trung Quốc bảo vệ tiền-quyền trên chiếc ghế gỗ độc trị, cũng không đem lại kết quả, một khi lòng dân có nhu cầu và nguyện vọng, lấy quyết định vì trách nhiệm với đất nước, vì dâng hiến ý chí cho Tổ quốc trên hết, không có thế lực nào đủ khả năng cản trở được bước chân của thời đại, hy vọng đảng Cộng sản Việt Nam biết điều này hãy thu lại tất cả những độc ác, đổi lấy lương thiện và nhân ái .
(Còn tiếp Kỳ 3)
© Huỳnh Tâm
© Đàn Chim Việt
Đầu Xuân 1974, nhân dân Sài Gòn được tin, xâm lược Trung Quốc đưa Hải quân đổ bộ đánh cướp quần đảo Hoàng Sa, vào lúc 17 giờ, ngày 19 tháng 1. Không lý cớ nào, lãnh hải đã bao đời có 200 hải lý thuộc biển Đông chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa nay mất trắng. Trang sử biển của sơn hà Việt Nam đã khẳng định 50% sống trông cậy ở biển Đông, một chân lý sống của Biển đã có 5.000 năm văn hiến do ông cha ta dày công xây dựng. Ngày hôm ấy bỗng 10 giờ sáng mất biển không khác nào một phần thân thể tự chết, đất nước vĩnh viễn mang tật quyền để lại dấu vết của một ngày biển Đông đau đớn, thế hệ này và những mai sau không thể quên 1974.
Dân tộc Việt đã trải qua nhiều thời đại, dù thể chế chính trị nào cũng có một thời phải đi qua, sự tồn tại của dân tộc có lãnh thổ, lãnh hải một chủ quyền tài nguyên quốc gia “bất di bất dịch” trong nguồn sử lưu muôn đời. Dân tộc Việt Nam còn một hãnh diện lớn nhất có rừng vàng, biển bạc. Do đó, trách nhiệm hàng đầu của một nhà nước phải củng cố, bảo vệ bằng mọi phương tiện, ngoài ra còn phải xây dựng cơ sở, phát triễn vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung cấp nguồn sống cho nhân dân trên biển đảo như trong lục địa.
Cận đại của dân tộc, từ năm 1945, khi đất nước ta đi qua một ngả rẻ đáng buồn bị chia thành hai khối, miền Bắc thuộc phe Cộng sản dưới chế độ Hồ Chí Minh, miền Nam phe Tự do, do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Tuy nhiên một dân tộc mạnh phải có tinh thần tự dưỡng, cả hai chính thể đồng có trách nhiệm bảo vệ biển đảo, tuy miền Bắc không chủ quyền vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng bắt buộc phải bảo vệ bằng mọi cách qua nhiều hình thức khác nhau, dù thực tại chính thể riêng nhưng dân tộc chung.
Từ lý trí chủ quyền biển Đông, tại miền Nam dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) công bố Sắc Lệnh: số 174-NV, ngày 13 tháng 7 năm 1961. Cho thấy chủ quyền biển Đông của Việt Nam mỗi ngày được củng cố thêm, mạnh mẽ bảo vệ vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa, dân sinh phát triễn, khai thác khoán sản, phân bón, ngư nghiệp, người dân đảo có được đời sống sung túc hơn xưa.
Sau ngày 19 tháng 1 năm 1974. Trung Quốc xâm lược chiếm một phần biển Đông của Việt Nam, trong đó có vùng đảo Hoàng Sa. Nhân dân miền Nam nhận thấy sự mất mát đó ứ động trong lòng nỗi u phẫn, thời ấy tuổi thanh xuân Sài Gòn dậy sóng yêu nước như thuở Trần Quốc Tuấn, muốn làm một cuộc đối đầu với kẻ cướp biển, nhưng tất cả việc đó đều vô vọng. Đứng trước thẩm quyền của những kẻ thông đồng làm ngơ việc nước, tàn nhẫn hơn bán đứng Tổ quốc của mình cho bành trướng Bắc Kinh, bán từ Vịnh Bắc Bộ đến biển Đông, chỉ vì hưởng một thứ quyền lợi riêng cho tập đoàn độc trị. Ở đây chúng tôi phát biểu thẳng thắn kẻ trách nhiệm đó chính đảng Cộng sản và nhà nước miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Để chứng minh sự bán nước của Công sản miền Bắc vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 đã biết trước (3 tháng) qua bản thông tin bí mật của tình báo Cục Hoa Nam Hà Nội mã số (CHNVN1784BK254), Lê Duẩn lấy quyết định không hợp tác với miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) để phản đối Trung Quốc. Mục đích ham hố của đảng Cộng sản muốn chiếm miền Nam, đã chấp nhận với một giá dứt khoác, đổi lấy viện trợ bằng cách dâng hiến biển Đông cho Trung Quốc. Thứ hai Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Hà Nội tạo sinh không có một giọt nước mắt, càng không có một lời ngoại giao nào dành riêng cho biển Đông. Thứ ba không kém phần quan trọng vào lúc ấy, chính Hoa Kỳ một trong những đồng minh hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa, làm ngơ không hợp tác thực sự, chỉ thông báo hời hợt trong một tin ngắn gửi đến Tổng Thống Thiệu. Hải quân VNCH, khẩn cấp trở tay quá muộn màn không chuẩn bị trước chiến lược Hải chiến cũng như chiến thuật hàng quân trên biển Đông. Tuy nhiên Hải quân VNCH đem hết khả năng của mình lấy máu bảo vệ biển, chiến đấu không phụ lòng tiền nhân đất Việt, bải vệ Tổ quốc giang sơn, chỉ vì không muốn biển Đông xa rời lãnh hải của mình. Hải quân Việt Nam chiến đấu trong thế trận đơn độc, không nhận được một trợ lực quân sự nào từ phía những đồng minh, vào lúc cấp bách ấy nếu Hòa Kỳ lên tiếng, chắc chẳn không có lực lượng hải quân nào bén mãng đến gần biển Đông của Việt Nam, dù quốc gia đó mạnh mẽ về hàng hải cũng phải đứng ngoài 200 hải lý, trên đường hải phận quy định của Quốc tế!
Trung Quốc cũng không ngờ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hào hùng [1]. Không hề nao núng trước quân thù, chiến đấu vì lòng tự hào dân tộc, bảo vệ biển đảo không bỏ chạy, dù đã biết trước thất thủ sẽ đến, lấy máu hy sinh rửa đảo căm hờn, một ghi dấu lịch sử cho hiện tại và đời sau nhớ mãi mãi ngày quốc hận của biển đảo Hoàng Sa.
Hoàng Sa thất thủ, hôm sau Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công báo Bản Tuyên Cáo phản đối về hành động gây hấn của Trung Cộng, trong khu vực đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật – TNO), Quang Hòa và Duy Mộng.
Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.
Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.
Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”.
Tuyên Cáo Của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa Về Chủ Quyền Của Việt Nam Cộng Hòa Trên Những Đảo Ở Ngoài Khơi Bờ Biển Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa lập Công Báo gửi khắp nơi trên thế giới.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ngày 14.2.1974
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.
Tiếp theo: Công Báo Việt Nam Cộng Hoà. Ấn bản Quốc Hội. Ngày 20 tháng 1 năm 1974. Gửi đến những Đại sứ quán thuộc Bộ Ngoại Giao của các quốc gia trên thế giới có bang giao với VNCH, và gửi Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế Laye.
Trích một phần nguyên văn:
Nhân dân 50 tỉnh thị thành miền Nam Việt Nam (VNCH) và Sinh viên, Học sinh trong ngoài nước đồng thanh phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam.
Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, nhân dân Việt Nam sục sôi, đồng loạt tự nguyện tổ chức tuần hành phản đối hành động Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, và đồng bào thực hiện kiến nghị thư gửi đến Liên Hiệp Quốc.
Truyền thông, báo chí tư cũng như công tại Sài Gòn và 50 tỉnh thị thành đồng loan tải tin biển đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm.
Những đảng phái, tôn giáo, đoàn thể dân sự và lưỡng viện Quốc Hội VNCH đại diện nhân dân lên án Trung Quốc.
Cũng đồng một dân tộc Việt Nam, nhân dân miền Nam đau thương vận nước, người Cộng sản miền Bắc không một lời nào tiếc thương, còn bạc bẻo quá hững hờ đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cộng sản chiến thắng, thu về một mối đất nước Việt Nam, tưởng chừng Hoàng Sa sẽ trở về đất Mẹ, nhưng thất vọng bởi đảng Cộng sản Việt Nam đã lên kế hoạch bán thêm vùng đảo Trường Sa cho Trung Quốc, tội lỗi bán nước thêm chồng chất, đưa đất nước đến địa ngục điêu linh, một dân tộc hết đường tồn tại, trước mắt nhân dân chỉ thấy độc trị xã hội tiền-quyền nhan nhản, không tưởng đến lãnh thổ, lãnh hải tự teo dần mòn theo từng giây phút!
Trước mắt còn một tự hào về tuổi trẻ sau vài thế hệ, đang le loái anh sáng dân tộc trước cửa bình minh, lớp tuổi đầy hy vọng đã chấp nhận “bạt tụy” bừng dậy sóng mùa xuân dân tộc. Tuy hiện nay, tuổi trẻ đấu tranh vì đất nước còn một ẩn số quá khiêm nhượng so sánh với 90 triệu dân, vẫn còn hơn không có, dân tộc sẽ lớn mạnh từ điểm khởi đầu chân lý lạc quần, biết yêu quyền sống làm người. Anh hùng dựng nước đứng lên cũng từ điểm đất nước lâm nguy và dân tộc điêu linh, cũng có những góp phần xây dựng nước bằng phương tiện thời đại, tập hợp dân tộc phát triển kinh tế. Ít nhất hiện nay cũng đã thành hình một bộ phận tuổi trẻ của hai miền Nam-Bắc đất nước, không lấy hận thù giải quyết hận thù. Nói trung thực hơn, tuổi trẻ hôm nay không hề biết hận thù đã hận diện nhau tình Huynh Đệ một nhà đồng tộc Tổ tiên. Họ cũng đã làm nhiều việc để tiến đến mục đích chung vì đất nước. Gần đây có những tụ hội và ngày 16/2/2014, long trọng tưởng niệm 35 năm chiếm tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, nhân dân Hà Nội khánh thành tượng đài hoa rực rỡ (NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN 1979-2014).
Dù cho đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi phương ngàn kế để cản trở tuổi trẻ xuống đường, vì lợi ích sống chết của đảng Cộng sản, và mua lòng Trung Quốc bảo vệ tiền-quyền trên chiếc ghế gỗ độc trị, cũng không đem lại kết quả, một khi lòng dân có nhu cầu và nguyện vọng, lấy quyết định vì trách nhiệm với đất nước, vì dâng hiến ý chí cho Tổ quốc trên hết, không có thế lực nào đủ khả năng cản trở được bước chân của thời đại, hy vọng đảng Cộng sản Việt Nam biết điều này hãy thu lại tất cả những độc ác, đổi lấy lương thiện và nhân ái .
(Còn tiếp Kỳ 3)
© Huỳnh Tâm
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét