Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Việt Nam chớ tự đưa mình vào ngõ cụt


*** Mời Bà con đọc kỹ bài của Đài phát thanh quốc tế Trung cộng đang bày tỏ tình ANH EM (đồng chí) TRONG NHÀ đây – Rõ ràng là đe nẹt, hăm dọa và vu cáo đ/c VN  :

Nếu Việt Nam để mặc vụ việc tiếp tục lên men, hoặc cố tình thúc đẩy leo thang, rút cuộc chỉ có thể vác đá ghè chân mình mà thôi. Trên vùng biển, Việt Nam không đếm xỉa đến khu đệm rộng với bán kính 3 hải lý do Trung Quốc thiết lập, không những cử tàu vũ trang đâm tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc một cách thô bạo dã man, mà còn buông thả chướng ngại vật cỡ lớn, gây đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn tính mạng về người và các công trình của Trung Quốc, đồng thời gây đe dọa nghiêm trọng tới an toàn hàng hải và trật tự của vùng biển này, mở tiền lệ cực xấu tại khu vực Nam Hai là tiến hành quấy phá dã man bằng vũ trang đối với hoạt động tác nghiệp thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của nước khác. Trong nước Việt Nam, các nhà lãnh đạo trong đó có Chủ tịch nước,Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam…

http://vietnamese.cri.cn/481/2014/05/31/1s199339.htm
2014-05-31 16:14:28     cri
Kể từ ngày 2/5 đến nay,Việt Nam bất chấp sự khuyên răn và cảnh báo của Trung Quốc, liên tục áp dụng hành vi khiêu khích, hung hăng quấy nhiễu hoạt động khoan giếng thăm dò tại vùng biển Tây Sa của Trung Quốc. Sau khi xảy ra vụ việc, phương tiện truyền thông của Việt Nam và một số nước trên thế giới không phân biệt rõ chân tướng sự thật, cố tình đảo lộn và bóp méo sự thực, vô cớ chỉ trích Trung Quốc.


Phương tiện truyền thông Việt Nam đồng thanh lên tiếng cho rằng vụ việc xảy ra tại khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một số phương tiện truyền thông trên thế giới bất chấp sự thực, nhái lại như vẹt rằng, đó là vùng biển do Việt Nam cai quản. Sự thật không ai chối cãi nổi là, địa điểm triển khai hoạt động tác nghiệp của giàn khoan “981 Dầu mỏ Hải dương” Trung Quốc lần này chỉ cách đảo Trung Kiến, quần đảo Tây Sa khoảng 17 hải lý, cách bờ biển Việt Nam lại xa những 150 hải lý. Cho dù giữa quần đảo Tây Sa và đất liền Việt Nam hiện chưa hoạch định ranh giới, song địa điểm tác nghiệp chỉ cách lãnh hải Trung Quốc 5 hải lý. Bất cứ trong tương lai có kết quả hoạch định ra sao, điều không còn nghi ngờ gì nữa, vùng biển này chắc chắn nằm trong khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không có tranh chấp thuộc quần đảo Tây Sa Trung Quốc, hoàn toàn không có cái gọi là vùng biển có tranh chấp. Theo “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, Trung Quốc có quyền chủ quyền đặc biệt tiến hành việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như quyền quản lý việc xây dựng và sử dụng các cơ sở và kết cấu thiết bị tại vùng biển này. Hoạt động tác nghiệp của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với quy định “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển”, đâu có chuyện là “hành vi khiêu khích”. Vì sao phương tiện truyền thông Việt Nam và một số nước trên thế giới lại bất chấp sự thật cơ bản này.
Nếu Việt Nam để mặc vụ việc tiếp tục lên men, hoặc cố tình thúc đẩy leo thang, rút cuộc chỉ có thể vác đá ghè chân mình mà thôi. Trên vùng biển, Việt Nam không đếm xỉa đến khu đệm rộng với bán kính 3 hải lý do Trung Quốc thiết lập, không những cử tàu vũ trang đâm tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc một cách thô bạo dã man, mà còn buông thả chướng ngại vật cỡ lớn, gây đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn tính mạng về người và các công trình của Trung Quốc, đồng thời gây đe dọa nghiêm trọng tới an toàn hàng hải và trật tự của vùng biển này, mở tiền lệ cực xấu tại khu vực Nam Hai là tiến hành quấy phá dã man bằng vũ trang đối với hoạt động tác nghiệp thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của nước khác. Trong nước Việt Nam, các nhà lãnh đạo trong đó có Chủ tịch nước, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đều đã bày tỏ quan tâm và có bài phát biểu về việc này tại các trường hợp khác nhau. Các phương tiện truyền thông Việt Nam, bao gồm truyền hình, mạng In-tơ-nét…không ngừng làm rùm beng vụ việc bằng các hình thức đưa tin bài, tranh ảnh, vedio v.v, lợi dụng dư luận quốc tế để tiến hành gia công và tô vẽ, tranh thủ nhiều dân ý ủng hộ lập trường chống đối của chính phủ. Hành vi kích động và hướng dẫn của phương tiện truyền thông trong nước Việt Nam phối hợp với hành động trên biển, không ngừng tăng nhiệt cho vụ việc này. Các vụ bạo loạn nghiêm trọng đập phá, cướp bóc và đốt nhà xưởng nhằm vào doanh nghiệp đầu tư của các nước xảy ra trên địa bàn Việt Nam cách đây ít lâu không thể tách rời với sự dung tha của Chính phủ Việt Nam cũng như hành vi kích động và cố tình làm rùm beng của báo giới Việt Nam, nếu Việt Nam tiếp tục chơi lửa dân ý, rút cuộc sẽ gây tổn hại tới phát triển kinh tế, ổn định xã hội trong nước cũng như hình ảnh trên trường quốc tế của chính bản thân họ. Kẻ chơi lửa tất sẽ bị chết cháy.
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn dành ưu đãi khủng cho các công ty dầu mỏ phương Tây, ráo riết triển khai hoạt động thăm dò khai thác dưới sự chủ đạo của Việt Nam trên vùng biển tồn tại tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc trước nay luôn giữ kiềm chế, chỉ đưa ra phản đối nghiêm khắc trên bình diện ngoại giao, chưa hề áp dụng biện pháp ngăn cản tại hiện trường. Hẳn mọi người đều rất rõ, đây không có nghĩa là Trung Quốc không đủ năng lực áp dụng biện pháp ngăn cản tại hiện trường, mà là vì Trung Quốc thực sự xuất phát từ đại cục giữ gìn quan hệ hữu nghị Trung-Việt cũng như hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải. Thế nhưng, lần này Trung Quốc tiến hành tác nghiệp thăm dò tại vùng biển Tây Sa thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn không có tranh chấp của mình, Việt Nam lại hung hăng quấy phá và ráo riết làm rùm beng vụ việc, đây tất sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho quan hệ Trung-Việt.
Bước tiếp theo, liệu Việt Nam tiếp tục bóp méo sự thật, kích động dân ý, mượn cái gọi là dư luận quốc tế, đẩy cao tinh thần dân tộc chống Trung Quốc để buộc Trung Quốc nhượng bộ, hay là nhận rõ sự thật, từ bỏ ham vọng không chính đáng, áp dụng thiện chí, lập tức đình chỉ hoạt động quấy nhiễu hay không? Có chuyên gia Việt Nam lên tiếng hô hào chính phủ tiếp tục áp dụng biện pháp đối đầu cứng rắn, nào là bắt chước Phi-li-pin, đưa Trung Quốc lên Tòa án quốc tế, nào là trực tiếp đến “cáo buộc” Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc? Song, việc Trung Quốc luôn luôn chủ trương thông qua đàm phán song phương để giải quyết bất đồng, phản đối tư pháp hóa và quốc tế hóa vấn đề, không có nghĩa là Trung Quốc tự cho mình vô lý, e sợ đưa ra chủ trương và chứng cứ của mình trước dư luận quốc tế. Trung Quốc cho rằng, chỉ có kết quả đạt được qua đàm phán song phương mới là kết quả mà hai bên đều có thể chấp nhận được, cũng là kết quả hữu hiệu nhất, công bằng nhất và lâu dài nhất. Còn lịch sử và pháp lý về yêu sách quyền Nam Hải của hai bên Trung-Việt, chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam là bên rất rõ, lý do của ai toàn diện hơn, đầy đủ hơn và có sức thuyết phục hơn, ai là kẻ tráo trở lật lọng và nuốt lời cam kết của chính mình.
Điều chắc chắn là, tranh chấp trên biển giữa Trung-Việt không phải là lần đầu tiên, cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Việt Nam cần phải nhìn thẳng vào lịch sử, nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào pháp luật, cùng với Trung Quốc, xem xét và xử lý vấn đề xuất phát từ giữ gìn đại cục quan hệ song phương. Điều bức xúc nhất hiện nay là, Việt Nam cần phải lập tức đình chỉ hành động quấy nhiễu trên biển, tạo dựng bầu không khí tốt đẹp cho thúc đẩy hợp tác song phương. Ngược lại, nếu Việt Nam ngày càng trượt xa trên con đường đối đầu, chỉ có tự đưa mình vào ngõ cụt và gậy ông đập lưng ông mà thôi.
(Trương Dĩnh-Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Hải dương Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét