Các tàu cá được trả tiền để đi “câu trộm”
Để đòi chủ quyền phi pháp dựa trên đường lưỡi bò tự vạch ra trên biển
Đông, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp. Bên cạnh việc khoe cơ bắp bằng
lực lượng quân sự và bán quân sự, họ còn triệt để tận dụng ngư dân để
xâm phạm biển Đông trong đó có vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của
Việt Nam.
Ý đồ của Trung Quốc là dùng sự hiện diện của ngư dân để thực hiện chiến lược “mưa dầm thấm lâu” làm cho thế giới lầm tưởng đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Trong những năm trước, chính quyền Trung Quốc tổ chức “tour” du lịch xuống nam biển Đông đánh cá, nhưng đội ngũ tàu hùng hậu được hải giám, hải cảnh hộ tống không thu hoạch được nhiều vì không hiểu rõ tính chất ngư trường.Hơn nữa, những tàu đánh cá lẻ Trung Quốc đánh bắt xa bờ ở biển Đông của Trung Quốc cũng hay “lạc” xuống lãnh hải các nước khác rồi bị bắt giữ rất phiền toái. Cũng vì lẽ đó mà các ngư dân của Trung Quốc không muốn xuống sâu biển Đông. Để kích thích ngư dân đi sâu xuống đáy lưỡi bò, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Họ trang bị cho ngư dân các thiết bị liên lạc và định vị giúp các tàu đánh bắt ở biển Đông liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển để yên tâm có bảo kê khi đánh bắt cả trộm ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế nước khác.
Đến cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Beidou “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam và các tỉnh duyên hải phía nam. Giá thành thiết bị này được nhà nước tài trợ đến 90% và ngư dân chỉ phải trả 10% còn lại.
Với các ngư dân chịu khó xuống tận Trường Sa đánh bắt trộm cá, chính quyền đảo Hải Nam có chính sách đặc biệt để khuyến khích là trợ giá nhiên liệu. Tùy theo công suất của tàu là bao nhiều thì được trợ giá xăng cao tương ứng. Với một tàu cá có động cơ 500 mã lực thì có thể được trợ giá đến 3.000 tệ tức gần 500 USD cho mỗi ngày hoạt động trên biển. Hệ thống định vị sẽ xác định xem họ có ra Trường Sa hay không để về lĩnh tiền.
Với chiến lược xâm chiếm biển Đông bằng thuyền câu, Trung Quốc đang chơi kiểu “mưa dầm thấm lâu” và tạo ra thách thức mới đáng lo ngại với các láng giềng, chuyên gia Harry J. Kazianis chuyên nghiên cứu về chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cảnh báo.
Anh Tú (tổng hợp)
Ý đồ của Trung Quốc là dùng sự hiện diện của ngư dân để thực hiện chiến lược “mưa dầm thấm lâu” làm cho thế giới lầm tưởng đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Trong những năm trước, chính quyền Trung Quốc tổ chức “tour” du lịch xuống nam biển Đông đánh cá, nhưng đội ngũ tàu hùng hậu được hải giám, hải cảnh hộ tống không thu hoạch được nhiều vì không hiểu rõ tính chất ngư trường.Hơn nữa, những tàu đánh cá lẻ Trung Quốc đánh bắt xa bờ ở biển Đông của Trung Quốc cũng hay “lạc” xuống lãnh hải các nước khác rồi bị bắt giữ rất phiền toái. Cũng vì lẽ đó mà các ngư dân của Trung Quốc không muốn xuống sâu biển Đông. Để kích thích ngư dân đi sâu xuống đáy lưỡi bò, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Họ trang bị cho ngư dân các thiết bị liên lạc và định vị giúp các tàu đánh bắt ở biển Đông liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển để yên tâm có bảo kê khi đánh bắt cả trộm ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế nước khác.
Đến cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Beidou “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam và các tỉnh duyên hải phía nam. Giá thành thiết bị này được nhà nước tài trợ đến 90% và ngư dân chỉ phải trả 10% còn lại.
Với các ngư dân chịu khó xuống tận Trường Sa đánh bắt trộm cá, chính quyền đảo Hải Nam có chính sách đặc biệt để khuyến khích là trợ giá nhiên liệu. Tùy theo công suất của tàu là bao nhiều thì được trợ giá xăng cao tương ứng. Với một tàu cá có động cơ 500 mã lực thì có thể được trợ giá đến 3.000 tệ tức gần 500 USD cho mỗi ngày hoạt động trên biển. Hệ thống định vị sẽ xác định xem họ có ra Trường Sa hay không để về lĩnh tiền.
Với chiến lược xâm chiếm biển Đông bằng thuyền câu, Trung Quốc đang chơi kiểu “mưa dầm thấm lâu” và tạo ra thách thức mới đáng lo ngại với các láng giềng, chuyên gia Harry J. Kazianis chuyên nghiên cứu về chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cảnh báo.
Anh Tú (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét