*** Theo GS Trần hữu Dũng đưa tin thì “Lương” hốt rác ở New York City là 80.000 USD/Năm- Tính ra nếu 21.000 VNĐ/USD thì gần 140.000.000 VNĐ/Tháng – Vậy thì “đúng là” làm lãnh đạo ở VN lương thế là khó sống- Từ đó suy ra ai ở VN có lương dưới 5.000.000 VNĐ/ Tháng là ngủm củ tỏi luôn chớ không còn khó- Cho nên ngó bộ qua xứ của ĐQ Mỹ xin hốt rác sống phẻ re , cho ăn xài ” bình thường” thôi 500 USD/ Tuần chắc được chớ gì. 60K to take Civil Service exam to try to land city sanitation jobs (New York Post 25-9-14) — Đọc mà giật mình: Trung bình là hơn 80 nghìn USD/năm! (Gấp hai lương “trên giấy tờ” của chủ tịch một tập đoàn ở VN) Thảo nào năm nay tuyển 500 người mà có 60 nghìn người nộp đơn!http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/luong-36-trieuthang-lanh-dao-tap-doan-van-kho-song-3060021/
Quên nữa,bên Mỹ thu nhập không cao đâu, ai thấy lương 36 triệu/ tháng khó sống, tìm hỏi ông Xeo Phử, đại biểu QH về Miền tây bán vé số thì thu nhập cao, mà thu nhập cao chắc sống phẻ.
(Tin tức thời sự)
– Bao giờ các lãnh đạo các tập đoàn kinh tế can đảm khước từ chức vụ và
mức lương “khó sống” để cho người khác gánh đỡ phần khó khăn này?
Ai khó sống với mức lương hiện tại?
Mức lương cao nhất của lãnh đạo cấp cao các tập đoàn kinh
tế VN là hơn 74 triệu đồng/tháng, với mức lương quy định tối đa là 36
triệu đồng, một lãnh đạo cho biết rất “khó sống”.
Đọc bài báo “Lãnh đạo các Tập đoàn Nhà nước: Lương 36 triệu
đồng/tháng vẫn… khó sống” đăng trên báo Dân Việt xong, tôi xin đoan
chắc 100% độc giả sẽ đập đầu vào… gối mà than trách cho thân phận mình.
Bởi vì câu hỏi day dứt: Tại sao trời đã sinh ra ta mà lại không cho ta
làm… lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước?
Bài báo cho biết: “Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mức
lương cao nhất trong bảng thống kê thu nhập của các lãnh đạo cấp cao các
tập đoàn kinh tế Việt Nam là 74,72 triệu đồng/tháng thuộc về ông Đỗ
Ngọc Khải – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu thực vật Việt
Nam.
Mức lương của ông Phùng Đình Thực- Chủ tịch Hội đồng thành
viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí VN là 65,81 triệu đồng; ông Đỗ Văn Hậu –
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí VN 64,35 triệu đồng; ông Hoàng Quốc Vượng
– Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực VN 61,32 triệu đồng; ông Bùi Ngọc
Bảo- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu VN 54 triệu đồng; ông Trần Xuân Hòa
– Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than- Khoáng sản VN 53,42 triệu đồng; ông
Nguyễn Anh Dũng- Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa Chất VN 57,13 triệu đồng;
ông Vũ Văn Cường- Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Thuốc lá VN 47,41 triệu
đồng; ông Hoàng Quốc Lâm- Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Giấy Việt Nam 38,01
triệu đồng…
Theo đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt quỹ lương, thù lao
thực hiện của viên chức quản lý công ty mẹ các tập đoàn kinh tế và tổng
công ty năm 2013. Theo Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, thù lao cao
nhất cho chủ tịch hội đồng thành viên một doanh nghiệp nhà nước là 36
triệu đồng/tháng, tương đương 432 triệu đồng/năm.
Không ít lần, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đã ta thán
rằng, quy định về mức lương nêu trên là khá “cứng nhắc”, không phù hợp
tình hình thực tế. Phát biểu tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước hồi đầu năm nay, ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng lãnh đạo nhiều tập đoàn,
tổng công ty hiện rất “khó sống” với mức lương tối đa được quy định là
36 triệu đồng/tháng, đồng thời đề xuất rằng “tiền lương tại doanh nghiệp
Nhà nước cũng phải theo cơ chế thị trường”.
Bài báo dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết:
“Mức lương như Bộ Công Thương công bố đã thấp hơn nhiều so với trước đây
chúng ta đã biết là lương của họ phải 200-300 triệu đồng/tháng, do vậy
với 75 triệu đồng/tháng, các vị lãnh đạo kêu thấp cũng… “có lý”.
“Họ nói không thể sống được với mức lương ấy là vị họ không
quen sống với mức lương mà phần lớn người trong xã hội “nằm mơ cũng
không thấy” mà thôi”- ông Doanh chua chát.
Theo các chuyên gia, “kêu” là thế, nhưng thực tế thu nhập
mà lãnh đạo các tập đoàn lĩnh có thể còn cao hơn hàng chục lần, tới vài
trăm triệu đồng/tháng, cái này thì sẽ chẳng có ai báo cáo và dám báo
cáo.
Đọc xong bài báo trên, tôi cứ trăn trở dằn vặt mãi về cái
gọi là “khó sống” của lãnh đạo các tập đoàn nhà nước. Nếu 36 triệu
đồng/tháng mà các lãnh đạo thấy khó sống thì hay là các lãnh đạo tự
nguyện thôi vị trí đó đi, để dân chúng em sống hộ cho nhỉ?
36 triệu đồng/ tháng, vị chi mỗi ngày là 1,2 triệu đồng.
Với cái thói quen chi tiêu chắt bóp của con nhà nghèo thì có lẽ nhiều
người dân sẽ cảm thấy khó thật, khó là làm thế nào để tiêu hết 1,2 triệu
đồng trong một ngày mà không cảm thấy mình đang hoang phí. Thế mới biết
làm lãnh đạo và tiêu tiền theo kiểu lãnh đạo cũng đâu có dễ.
Chuyện lãnh đạo ở vị trí cao, trách nhiệm lớn, lương cao có
lẽ cũng là quy luật tự nhiên, chẳng ai dám cãi, nhưng vấn đề là tiền
lương cho lãnh đạo phải tỷ lợi thuận với lợi nhuận mà các vị làm ra, với
những đóng góp cho nền kinh tế.
Đằng này, các tập đoàn được điểm danh kể trên quanh năm
ngày tháng chỉ thấy báo lỗ. Đơn cử như Tập đoàn Điện lực, thường xuyên
có mặt trong danh sách “lỗ khủng” – theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, chỉ riêng Tập đoàn Điện lực lỗ lũy kế
hơn 38 ngàn tỷ đồng, đóng góp tới 78% khoản lỗ gần 49 ngàn tỷ đồng của
13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Tập đoàn lỗ nhưng lương lãnh đạo vẫn cao, đó là một thực tế
ai cũng thấy, ai cũng bức xúc nhiều năm nay. Cuối năm 2013, một tin vui
nho nhỏ là đã có 8 lãnh đạo các công ty công ích nhận lương tiền tỷ ở
TP Hồ Chí Minh bị cách chức, buộc thôi việc. Tuy nhiên ngoài 8 vị này
ra, đến nay vẫn chưa có thêm vị nào bị xử lý.
Báo cáo tiền lương lãnh đạo tập đoàn mới được Bộ Công
thương công bố hôm 24/9 tuy là có sốc, nhưng chỉ sốc chút đỉnh thôi, vì
đó suy cho cùng cũng chỉ là con số buộc phải công khai trên giấy mực. Ai
cũng biết còn phần chìm của tảng băng chưa ai đụng đến.
Bao giờ mới có một sự công bằng giữa lao động, đóng góp và thụ hưởng?
Bao giờ các lãnh đạo các tập đoàn kinh tế sẽ can đảm khước
từ chức vụ và mức lương “khó sống” để cho người khác gánh đỡ phần khó
khăn gian khổ này?
Chừng đó người dân mới dám tin nền kinh tế nước nhà đang phát triển ổn định.
Mi An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét