Thủ lĩnh Joshua Wong cùng các thành viên nhóm Scholarism thể hiện sự đoàn kết hôm 01/10/2014 AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Phong trào đòi dân chủ của học sinh sinh viên Hong Kong đang ngày một
lớn mạnh, nhằm lên tiếng kêu gọi cải cách dân chủ, và không chịu đầu
hàng trước những gì mà chính quyền cộng sản TQ đưa ra, bất chấp những
đàn áp bắt bớ từ chính quyền Trung Quốc.
Nhân cuộc cách mạng này, nhìn về Việt Nam, sinh viên Việt Nam ngày
nay cần làm gì hơn nữa để hiểu rõ được vai trò trách nhiệm của mình đối
với những chuyển biến, vận động của quốc gia mà họ đang sinh sống?
Cùng chia sẻ với chúng tôi hôm nay là ba bạn trẻ, Từ Anh Tú, Nguyễn Đình Hà và Vi Trần.
Chân Như:Mọi cuộc cách mạng đòi dân chủ, phản kháng lại chế
độ độc tài tại các nước, đa phần khởi nguồn từ trong các trường đại học
với lực lượng sinh viên, giảng viên nòng cốt. Theo các bạn tại sao lại
có sự khởi nguồn này? Từ Anh Tú: Em nghĩ rằng sinh viên, học sinh cũng như tuổi trẻ
thì đấy chính là tương lai của đất nước. Ví dụ như một người già hoặc
một người trung niên thường họ đã đi đến cuối của cuộc đời vì thế họ
bàng quang trước biến đổi của xã hội hơn lớp trẻ như sinh viên. Đối với
sinh viên, họ có hẳn một tương lai phía trước cho nên họ luôn quan tâm
đến vận mệnh của đất nước và chính vì vậy những cuộc cách mạng nó luôn
luôn diễn ra ở tuổi trẻ. Vi Trần: Dạ em cũng chia sẻ với Tú nhưng theo em thì bởi vì
khi mình đang ở trong tuổi trẻ hay tuổi sinh viên, khi có cách mạng tức
là xã hội không đi đúng hướng hoặc là đi theo một con đường mình cảm
thấy không đúng đắn lắm. Tuổi trẻ sẽ nhìn thấy đó là tương lai gần của
họ và tương lai của cả đất nước hoặc là nơi họ sinh sống. Họ vừa có sức
trẻ, vừa có trí thức. Hơn nữa lại có nhiệt huyết của tuổi mà có thể làm
được việc. Em nghĩ tuổi trẻ lúc nào cũng có những mơ ước hay hoài bão
cho mình và cho thế hệ sau nữa. Thành ra lúc nào nó cũng sẽ là lực lượng
nồng cốt. Nguyễn Đình Hà: Em xin tổng lược lại ý kiến của hai bạn cũng
là ý kiến của em. Tức là giới trẻ sinh viên trong các trường đại học và
cao đẳng thì thứ nhất, họ có sức trẻ. Thứ hai họ có ý chí tiến thủ vào
tương lai và suy nghĩ của họ chưa bị bó buộc bởi những gì họ đã trải
nghiệm qua trong cuộc sống. Cái thứ ba nữa là họ có những ước mơ xây
dựng tương lai của họ như thế nào thì họ sẽ hướng tới những điều đó. Cái
đó là những cái tạo nên sức bật của tuổi trẻ và cũng là động lực của
mọi cuộc cách mạng. Vì sao SV mất sự phản kháng? Chân Như:Sinh viên Hong Kong hôm nay cũng như sinh viên
của Tiệp Khắc, Ba Lan, Miến Điện trước đây đã dũng cảm lên tiếng phản
kháng. Và thậm chí sinh viên Việt Nam tại miền Nam trước 1975 cũng đã
xuống đường đòi ngưng chiến. Vậy tại sao sinh viên Việt Nam ngày nay lại
không dám phản kháng dù rằng quá nhiều điều bất công không chỉ trong xã
hội mà ngay chính trong môi trường giáo dục. Giáo dục Việt Nam đóng vai
trò như thế nào trong việc này?
Em nghĩ nếu chúng ta có thể tiếp cận
được cho các bạn thấy là nếu các bạn không thay đổi thì tất cả chúng ta
không biết là 40 năm nữa thì Việt Nam mình sẽ trở thành như thế nào.
– Vi Trần
Nguyễn Đình Hà: Em thấy rằng môi trường giáo dục tại Việt Nam
làm cho con người mất đi phản kháng, bởi vì họ tiếp thu phương pháp giáo
dục rất thụ động và không mang tính chủ động. Thứ hai là trong môi
trường xã hội như hiện nay họ có quá nhiều áp lực khiến họ ngại ngần
trong việc tham gia đấu tranh. Và thứ ba văn hóa của Việt Nam ta từ sau
năm 45 đến nay bị ảnh hưởng của văn hóa xã hội chủ nghĩa rất nhiều nên
về mặt đấu tranh cũng bị giảm rất nhiều. Từ Anh Tú: Theo em đây là hậu quả của hệ thống giáo dục nhồi
sọ từ nhỏ đến lớn. Như em là một người trẻ, em được chứng kiến hệ thống
giáo dục của Việt Nam từ mẫu giáo cho đến đại học. Tức là khi học mẫu
giáo từ lúc 4 tuổi họ đã dạy phải yêu quý ca ngợi Hồ Chí Minh. Có thể
phải học để cố gắng để nhận được phiếu bé khỏe bé ngoan. Rồi lên cấp
một vào đội, cấp hai vào đoàn và khi lên đại học cao đảng thì họ lại
hướng mình vào đảng. Tức là tất tần từ nhỏ tới lớn mình chỉ đi theo
hướng của đảng và chính vì vậy mình mất đi sức phản kháng. Chân Như:Vi, là một luật sư trẻ sống bên Mỹ từ nhỏ thì nhận xét của em sẽ khác với nhận xét của Đình Hà và Anh Tú? Vi Trần: Dạ đúng rồi, em sau này có dịp nói chuyện những bạn
mà từ việt Nam mới sang chẳng hạn như là du học sinh, em thấy là các bạn
đó có cách ứng xử trong xã hội rất khác.
Em sang đây khi em cũng khá nhỏ. Em được dạy từ lớp 7 đến bây giờ và
em ở Mỹ hoàn toàn thì đương nhiên có sự khác biệt giống như hai bạn đã
nói. Các bạn Việt Nam rất dễ thương rất lễ phép, nhưng (lại) rất e ngại
khi phải nói suy nghĩ thật của mình.
Trong lúc đó em ở Mỹ thì được dạy là mình nên có ý kiến riêng,
không có ý kiến gì là sai cả mà chuyện sai lầm là khi mình không lên
tiếng. Thành ra em thấy các bạn Việt Nam không có tư duy độc lập ít dám
nói cái suy nghĩ thật của mình. Đa số chờ đám đông nói rồi đồng ý với số
đông chứ không tự đứng ra cho ý kiến. Thành ra em nghĩ môi trường giáo
dục ảnh hưởng đến các bạn Việt Nam rất là nhiều. Và hơn nữa em cũng
nhận thấy là (em nói ra em cũng xin lỗi các bác lớn tuổi) các phụ huynh
Việt Nam cũng không ủng hộ con cái mình là người có chính kiến hay hướng
dẫn con cái học hành chọn lựa nghề nghiệp. Ngay cả chọn người bạn đời
sau này cũng có sự hướng dẫn và sắp đặt của phụ huynh.
Học sinh vào chùa khấn vái trước ngày thi đại học ở Hà Nội tháng 7/2013. AFP photo
Theo em cảm thấy một xã hội như vậy thì con người lúc nào cũng chỉ
nghĩ là mình phải làm cho tốt; Mình phải trở thành người mà người lớn
xung quanh mình thích. Điều đó như là bỏ mình vào một cái hộp được đặt
để sẵn sàng hết rồi. Thành ra em cảm thấy là ngoài môi trường giáo dục
trong trường học thì gia đình nó cũng ảnh hưởng khá nhiều. Từ Anh Tú: Dạ vâng em cũng hoàn toàn nghĩ vậy. Em lấy ví dụ
ngay như trường hợp của em. Đó là năm 2011 lúc đó em cũng bức xúc về
những việc Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển của mình rồi bắn giết ngư
dân. Trong khi đó thì thế hệ trẻ của em họ hầu như rất nhiều người thậm
chí không biết là Hoàng Sa bị mất hay Trường Sa nhiều đảo cũng bị mất.
Đó là em dùng bình sơn để em viết Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
lên các cổng trường đại học cao đẳng và các khu đông dân cư. Ngày sau
đó công an họ phát hiện, họ bắt. Thậm chí các giáo viên trong trường
cũng hoàn toàn nghe theo công an và họ tiến hành kỷ luật em. Như vậy là
rõ ràng thế hệ trẻ của mình cũng không được sự ủng hộ của thế hệ già.
Em thấy rằng môi trường giáo dục tại
Việt Nam làm cho con người mất đi phản kháng, bởi vì họ tiếp thu phương
pháp giáo dục rất thụ động và không mang tính chủ động.
– Nguyễn Đình Hà
Nguyễn Đình Hà: Em cũng tán đồng ý kiến của chị Vy và bạn Tú
về những khía cạnh người trẻ chưa được quyền tự do và tự lập ngay trong
chính cuộc sống của mình tại Việt Nam. Trong mọi vấn đề, ví dụ như học
tập, cưới xin, yêu đương hay là công việc, thì đều có sự sắp đặt bố trí
của người lớn hết cả. Nên là người trẻ ít được có sự tự do của mình nên
ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư tưởng cũng khá lớn. Vai trò của SV với vận mệnh đất nước Chân Như:Chúng ta cần làm như thế nào để sinh viên Việt
Nam hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với những chuyển
biến, vận động của Quốc gia? Từ Anh Tú: Theo em chỉ có một cách duy nhất đó là mình tuyên
truyền làm sao cho càng nhiều người biết về chính quyền lợi của họ thì
càng tốt. Quyền dân chủ bất kỳ một người nào cũng phải có được. Nguyễn Đình Hà: Em thấy rằng cần phải cho họ thấy rằng những
việc làm hiện tại của họ, ảnh hưởng đến tương lai của họ và con cái họ
như thế nào. Và thứ nữa phải cho họ thấy rằng họ phải chủ động trong
mọi hành động của mình thay vì những suy nghĩ thụ động lối mòn hay những
nhồi sọ trước đây. Mình phải phá vỡ những cái đó. Đầu tiên phải thay
đổi cho họ những tư tưởng suy nghĩ và ý thức đã thì sau đó mới có thể
thay đổi được hành động của họ. Vi Trần: Em cũng đồng ý là mình phải phổ biến những thông tin
về dân chủ, về những cách đầu tranh bất bạo động hay chỉ ra tư duy độc
lập của một người trẻ nó cũng là chuyện rất cần thiết. (Mình) phải nói
chuyện, gặp những nhóm nhỏ trong các trường đại học, chỉ là ngồi thảo
luận thôi. Em cảm thấy các bạn sinh viên (Việt Nam) mà em gặp bên Mỹ
khi ngồi trong một nhóm nói chuyện thảo luận những đề tài chẳng hạn
như là thay đổi cách học tốt hay là một chương trình gì đó trong trường
học, các bạn cũng không có cho ý kiến. Cho nên em nghĩ trước hết phải
tập nói ra cái suy nghĩ riêng của mình, không cần nhất thiết là đúng hay
sai. Em thấy các bạn Việt Nam cần phải biết là cái suy nghĩ của mình
nó chỉ là một ý kiến cá nhân và mình có quyền lên tiếng.
Em cũng đồng ý là mình cũng nên tuyên truyền thêm cho các bạn hiểu.
Em cảm thấy có nhiều người Việt Nam họ nghĩ họ có thể học thật là tốt,
có thể đi làm cho nước ngoài, có thể ra khỏi Việt Nam. Những tư tưởng
chạy trốn khỏi Việt Nam có khá nhiều.
Đối với sinh viên, họ có hẳn một tương
lai phía trước cho nên họ luôn quan tâm đến vận mệnh của đất nước và
chính vì vậy những cuộc cách mạng nó luôn luôn diễn ra ở tuổi trẻ.
– Từ Anh Tú
Nhưng em nghĩ nếu mình nói cho họ biết nước Việt Nam của mình chỉ có
như vậy thôi nếu các bạn mà không thay đổi, các bạn không có hành động
để cho việt nam mình khác thì 5 năm,10 năm, 20 năm, rồi 50 năm nữa đất
nước sẽ đi về đâu? Dân tộc đó sẽ đi về đâu? Nếu mình không có cách nào
đi ra, tại vì ra khỏi Việt Nam cũng không phải là một chuyện dễ. Sinh
sống và học tập ở một nước khác cũng không phải là một chuyện đơn giản
cho tất cả mọi người, có thể một vài số nhỏ họ có điều kiện.
Còn nếu chúng ta không ra khỏi đó được chúng ta phải ở lại thì chúng
ta phải làm gì để thay đổi tình trạng hiện tại? Tại vì nếu mà nhìn 40
năm qua thì nó đã không có một cái bước chuyển gì hết mà phải nói là nó
đã đi thụt lùi trong miền Nam nữa. Em nghĩ nếu chúng ta có thể tiếp cận
được cho các bạn thấy là nếu các bạn không thay đổi thì tất cả chúng ta
không biết là 40 năm nữa thì Việt Nam mình sẽ trở thành như thế nào. Chân Như: Trong tương lai gần, các bạn có hy vọng rằng sinh viên Việt Nam sẽ “chuyển mình” để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay? Nguyễn Đình Hà: Em rất là lạc quan và em tin tưởng rằng những
cái đó sẽ có. Bởi vì một số các bạn trẻ bây giờ cũng khá quan tâm đến
các vấn đề tình hình đất nước, và sự lan truyền ngày càng nhiều hơn và
rộng hơn. Em thấy rằng họ đã dần dần biết đến cái quyền của mình. Họ
cũng quan tâm đến các tình hình trong nước cũng như nước ngoài. Do vậy
suy nghĩ và thái độ từ tư tưởng của họ cũng có phần khác Vi Trần: Em cũng đồng ý với nhận xét vừa rồi của Hà, tức là
mình vừa nói là tuổi trẻ là sức mạnh của cả một dân tộc và em lúc nào
cũng đặt niềm tin vào người trẻ. Em cũng có tiếp xúc nói chuyện với
những em sinh viên hiện đang học ở Việt Nam, em vẫn nghĩ là tương lai
của Việt Nam mình vẫn có hy vọng vì các bạn đó có quan tâm. Có thể họ
chưa có định hướng được là họ sẽ làm gì để góp phần thay đổi xã hội.
Tuy nhiên, sự quan tâm đối với xã hội, sự đồng cảm với người dân em thấy
là có. Cho nên em hy vọng trong tương lai là chúng ta có thể làm những
điều mà chúng ta vừa nói. Từ Anh Tú: Em cũng rất lạc quan về sự thay đổi trong tương lai
và em nghĩ rằng nó sẽ không ngừng lại đâu. Thực ra, em thấy thế hệ trẻ,
mặc dù bị nhồi sọ từ nhỏ, nhưng họ cũng là thế hệ (của) những người có
sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và nhất là trong hoàn cảnh
hiện nay công nghệ thông tin cũng khá phát triển và việc nắm bắt thông
tin nó diễn ra tương đối là tốt. Vì thế, việc hội nhập nhận thấy những
thay đổi trong xã hội nó thay đổi trong suy nghĩ của họ rồi dẫn đến hành
động, em nghĩ nó không phải là cái gì đó quá xa vời. Chân Như:Xin cám ơn phần chia sẻ của Vi Trần, Từ Anh Tú và Nguyễn Đình Hà cho đề tài khá nóng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét