Bizlive
Minh Châu
Doanh nghiệp Việt Nam không lớn lên được
không phải do DN mà là do thể chế, vì chính sách và cách thức thực hiện
chính sách nên DN muốn lớn nhưng lại sợ lớn và lớn không thể được.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Tại buổi công bố Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam 2013
– Kết quả điều tra DNNVV, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận xét, đại ý là: Hiện nay,
mọi mặt của DNNVV đều suy giảm. Và từ dùng chung cho bức tranh này đó là
ảm đảm
Từ lâu rồi DN tư nhân VN không thể lớn được. Tại sao thế? Vấn đề gặp phải không chỉ là những điều trong báo cáo đề cập mà đó còn là vấn đề nền tảng nên những nỗ lực cố gắng để giải quyết khó khăn này không hề dễ dàng?
Ông lý giải nguyên nhân tại sao nói bức tranh của DNNVV Việt Nam ảm đạm: Theo kết quả điều tra về DN tư nhân VN từ kinh tế hộ gia đình cho đến DN vừa thể hiện qua mấy điểm sau: Thứ nhất, số DN rút khỏi thị trường với tỉ lệ lớn hơn trước; thứ hai, quy mô DN giảm dần; thứ ba năng xuất lao động giảm dần; thứ tư là số lao động trong DN lớn giảm dần.
Bên cạnh đó, số DN từ phi chính thức sang chính thức đáng lẻ là phải
lớn lên thì trong lại có xu hướng ngược lại. Những DN đã đăng ký thì
giải thể hoặc ngưng hoạt động chuyển sang hoạt động phi chính thức.
Tỷ lệ đầu tư cũng giảm so với trước, số DN đầu tư mới, đa dạng hóa sản phảm và có đổi mới sáng tạo giảm hơn trước…
Tất cả những biểu hiện về tính năng động và phát triển của DN đều giảm hơn trước.
Có thể nói chính vì vậy tình hình phát triển DNNVV trong hai năm vừa rồi trong điều tra từ 2011 – 2013 có xu hướng giảm so với điều tra trước 2009 – 2011.
Đây là cuộc điều tra hơn 2.500 DN 12 tỉnh và số DN này được điều tra lặp đi lặp lại chứ không phải thay đổi mẩu nên thể hiện rõ xu hướng phát triển của DN tương đối chính xác.
Vậy theo ông nguyên nhân nào khiến cho tình hình DNNVV trở nên ảm đạm như vậy?
Nếu nói về môi trường kinh doanh thì những yếu tố tác động đến kinh doanh của DN như không tiếp cận được vốn ngân hàng thiếu thị trường thiếu năng lực kinh doanh tất cả đều ko mới.
Trong thời gian vừa rồi có điều mới là tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2009 – 2010 kéo dài đến giờ. Đa số DN đều cho rằng vẫn bị tác động từ cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên nhìn về thể chế kinh tế VN, môi trường KD VN tôi thấy trong hoạt động kinh doanh của DN rủi ro cao hơn, chi phí kinh doanh cao hơn.
Xu hướng gần đây về giấy phép, điều kiện đặt ra về gia nhập thị trường tôi cũng nhận thấy có cao hơn.
Từ đó tinh thần kinh doanh của doanh nhân có sút giảm và điều đó là điều quan trọng hơn nhiều.
Làm sao để thúc đẩy một tinh thần hồ hởi kinh doanh như những năm 2000, đi đâu cũng thấy được sự bùng nổ của khu vực tư nhân, một sự sáng tạo, đi đâu cũng thấy người ta bàn về cơ hội kinh doanh hơn là đi đâu cũng bàn đến những rủi ro rào cản thể chế tạo ra.
Trong bối cảnh hiện nay do yếu tố nội tại của DN, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện và bối khủng hoảng quốc tế hợp lại cùng một thời điểm làm cho tinh thần kinh doanh không được hào hứng như trước cho nên vấn đề hiện nay hết sức quan trọng là tạo sự hứng khởi, động lực kinh doanh và tinh thần kinh doanh.
Điều này cần sự thay đổi lớn về mặt thể chế liên quan hoạt động kinh doanh của DN nhưng quan trọng hơn là thể hiện tinh thần phục vụ trong bộ mày, hãy bớt những từ quản lý, kiểm soát, giấy phép đi, thậm chí không dùng mà thay vào đó là những từ thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích.
Đó là những thay đổi về não trạng quản lý trong cách thức tạo ra môi trường kinh doanh để thúc đẩy một làng sóng đổi mới, tinh thần kinh doanh mới được nẩy nở.
Vậy theo ông, điều này tác động như thế nào đến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung?
Tác động đầu tiên mà chúng ta có thể thấy ngay đó là tình trạng DN không lớn lên được. Chừng nào mà không chính thức thì DN vẫn còn nằm trong giới hạn của phát triển. Khi chính thức phát triển một cách minh bạch thì không có giới hạn về sự phát triển nhưng anh đang luôn luôn ở thế phi chính thức thì có trần giới hạn anh không vượt qua được.
Đó là một trong những điều khiến DN VN không lớn lên được. Nhưng điều này lại không phải do DN mà là do thể chế, vì chính sách và cách thức thực hiện chính sách nên DN muốn lớn nhưng lại sợ lớn và lớn không thể được.
Xin cảm ơn ông!
Từ lâu rồi DN tư nhân VN không thể lớn được. Tại sao thế? Vấn đề gặp phải không chỉ là những điều trong báo cáo đề cập mà đó còn là vấn đề nền tảng nên những nỗ lực cố gắng để giải quyết khó khăn này không hề dễ dàng?
Ông lý giải nguyên nhân tại sao nói bức tranh của DNNVV Việt Nam ảm đạm: Theo kết quả điều tra về DN tư nhân VN từ kinh tế hộ gia đình cho đến DN vừa thể hiện qua mấy điểm sau: Thứ nhất, số DN rút khỏi thị trường với tỉ lệ lớn hơn trước; thứ hai, quy mô DN giảm dần; thứ ba năng xuất lao động giảm dần; thứ tư là số lao động trong DN lớn giảm dần.
“Đó là những thay đổi về não trạng quản lý trong cách thức tạo ra môi trường kinh doanh để thúc đẩy một làng sóngđổi mới” – TS Nguyễn Đình Cung. |
Tỷ lệ đầu tư cũng giảm so với trước, số DN đầu tư mới, đa dạng hóa sản phảm và có đổi mới sáng tạo giảm hơn trước…
Tất cả những biểu hiện về tính năng động và phát triển của DN đều giảm hơn trước.
Có thể nói chính vì vậy tình hình phát triển DNNVV trong hai năm vừa rồi trong điều tra từ 2011 – 2013 có xu hướng giảm so với điều tra trước 2009 – 2011.
Đây là cuộc điều tra hơn 2.500 DN 12 tỉnh và số DN này được điều tra lặp đi lặp lại chứ không phải thay đổi mẩu nên thể hiện rõ xu hướng phát triển của DN tương đối chính xác.
Vậy theo ông nguyên nhân nào khiến cho tình hình DNNVV trở nên ảm đạm như vậy?
Nếu nói về môi trường kinh doanh thì những yếu tố tác động đến kinh doanh của DN như không tiếp cận được vốn ngân hàng thiếu thị trường thiếu năng lực kinh doanh tất cả đều ko mới.
Trong thời gian vừa rồi có điều mới là tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2009 – 2010 kéo dài đến giờ. Đa số DN đều cho rằng vẫn bị tác động từ cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên nhìn về thể chế kinh tế VN, môi trường KD VN tôi thấy trong hoạt động kinh doanh của DN rủi ro cao hơn, chi phí kinh doanh cao hơn.
Xu hướng gần đây về giấy phép, điều kiện đặt ra về gia nhập thị trường tôi cũng nhận thấy có cao hơn.
Từ đó tinh thần kinh doanh của doanh nhân có sút giảm và điều đó là điều quan trọng hơn nhiều.
Làm sao để thúc đẩy một tinh thần hồ hởi kinh doanh như những năm 2000, đi đâu cũng thấy được sự bùng nổ của khu vực tư nhân, một sự sáng tạo, đi đâu cũng thấy người ta bàn về cơ hội kinh doanh hơn là đi đâu cũng bàn đến những rủi ro rào cản thể chế tạo ra.
Trong bối cảnh hiện nay do yếu tố nội tại của DN, môi trường kinh doanh chưa được cải thiện và bối khủng hoảng quốc tế hợp lại cùng một thời điểm làm cho tinh thần kinh doanh không được hào hứng như trước cho nên vấn đề hiện nay hết sức quan trọng là tạo sự hứng khởi, động lực kinh doanh và tinh thần kinh doanh.
Điều này cần sự thay đổi lớn về mặt thể chế liên quan hoạt động kinh doanh của DN nhưng quan trọng hơn là thể hiện tinh thần phục vụ trong bộ mày, hãy bớt những từ quản lý, kiểm soát, giấy phép đi, thậm chí không dùng mà thay vào đó là những từ thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích.
Đó là những thay đổi về não trạng quản lý trong cách thức tạo ra môi trường kinh doanh để thúc đẩy một làng sóng đổi mới, tinh thần kinh doanh mới được nẩy nở.
Vậy theo ông, điều này tác động như thế nào đến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung?
Tác động đầu tiên mà chúng ta có thể thấy ngay đó là tình trạng DN không lớn lên được. Chừng nào mà không chính thức thì DN vẫn còn nằm trong giới hạn của phát triển. Khi chính thức phát triển một cách minh bạch thì không có giới hạn về sự phát triển nhưng anh đang luôn luôn ở thế phi chính thức thì có trần giới hạn anh không vượt qua được.
Đó là một trong những điều khiến DN VN không lớn lên được. Nhưng điều này lại không phải do DN mà là do thể chế, vì chính sách và cách thức thực hiện chính sách nên DN muốn lớn nhưng lại sợ lớn và lớn không thể được.
Xin cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét