Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Thiếu dân chủ có phải là vấn đề cho TQ?

Thanh niên trung lưu Trung Quốc
Thanh niên trung lưu Trung Quốc ngày càng đặt nhiều câu hỏi về nhà nước của họ

Một số nhà bình luận lập luận trong những năm qua rằng bất kể sự phát triển vật chất như thế nào, Trung Quốc sẽ vẫn luôn bị kìm hãm vì thiếu dân chủ.


Tôi lại muốn tranh luận với Winston Churchill, rằng dù có những khuyết tật và sự phiền toái của nó thì dân chủ đem lại một cơ chế làm việc tốt cho các nhà nước hiện đại khiến công dân của họ có thể tự do phát triển trong khi cung cấp một chiếc van an toàn và cơ hội cho những thay đổi chính phủ một cách hòa bình.
Nó không thể tồn tại độc lập – quy tắc pháp lý độc lập và một độ chịu đựng nhất định cũng là tối quan trọng.
Trong trường hợp của Trung Quốc, thực tế rằng một số yếu tố xây dựng căn bản đã vắng mặt nếu đất nước này muốn đi theo hướng một nền dân chủ cạnh tranh.
Ở đây không có ‎ ý niệm về một quy tắc pháp lý độc lập. Đúng ra là Trung Quốc từ lâu đã chấp nhận tín điều của chủ nghĩa pháp trị, có nghĩa là dùng luật để thực thi các quyết định của giới cầm quyền hơn là cho phép nó là một phương tiện để thách thức quyền lực chỉ đạo từ trên xuống.
Khi Đảng Cộng sản nói về dân chủ, là họ muốn nói tới những thủ tục nội bộ nhằm làm cho việc cầm quyền có hiệu quả hơn.
Bầu cử cấp xã được tổ chức nhưng danh sách các ứng cử viên được duyệt xét rất kỹ.
Ở đầu phía trên thì việc bầu chọn các thành viên Bộ Chính trị và Ban Thường vụ đều diễn ra trong phòng kín kể cả ở kỳ Đại hội Đảng cứ 5 năm một lần.
Có những nhà bình luận nhìn chuyện này một cách tích cực. Theo họ, Trung Quốc không cần phải có hệ thống dân chủ cởi mở nhưng phiền phức, và có thể phục vụ người dân tốt hơn dưới sự điều hành của giới ưu tú được đảng độc quyền lựa chọn, nhưng họ nói thêm rằng nó lại có hiệu quả hơn rất nhiều so với các chính phủ Phương Tây.
Nhưng lập luận này khó đứng vững khi được xem xét kỹ lưỡng và tách rời khỏi lối nói cũ kỹ về cơ chế kiểu Khổng giáo ở Trung Quốc.

Thành công kinh tế

Thực sự thì Trung Quốc đã khiến cả thế giới kinh ngạc trước sự phát triển kinh tế của nước này kể từ những năm 1980s.
Kết hợp lực lượng lao động rẻ và dồi dào với nguồn vốn cũng rẻ và thị trường xuất khẩu luôn chào mời, Trung Quốc đã đưa nhiều người thoát ra khỏi cảnh nghèo đói hơn bất cứ nước nào và trong một thời gian ngắn hơn bất cứ nước nào.
Tổng Bí thư và Chủ tịch nhà nước TQ, ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn
Trong quá trình đó, mục tiêu của ông Đặng Tiểu Bình trong việc đảm bảo duy trì sự cai trị độc đảng, bằng cách biến bộ máy cộng sản thành phương tiện tạo ra tăng trưởng kinh tế, là nhằm đem lại cho chế độ sự hợp pháp mới sau những bê bối của kỷ nguyên Mao Trạch Đông.
Thế nhưng nay giới lãnh đạo dưới quyền ông Tập Cận Bình, người vừa nắm giữ chức Tổng Bí Thư đảng và Chủ tịch Nhà nước, cũng như nắm giữ 5 vị trí cao cấp khác, đang phải đương đầu với một thách thức mới khác với thách thức mà ông Đặng đã phải đối mặt khi ông thắng trong cuộc tranh giành quyền lực theo sau cái chết của ông Mao năm 1976.
Phương thức lao động rẻ, nguồn vốn rẻ và thị trường xuất khẩu của những năm 1980 không còn tác dụng nữa – tiền công gia tăng, chi phí tín dụng cũng tăng và nhu cầu từ các thị trường phát triển không còn như trước đây nữa.
Hệ thống tài chính của Trung Quốc không thể đương đầu với tầm cỡ của nền kinh tế.
Có tình trạng công suất dư thừa rất lớn và giảm phát là một khó khăn lớn.
Cải cách chính trị không còn nằm trong chương trình nghị sự – những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù và truyền thông chính thức lớn tiếng chống lại các mối đe dọa đối với chế độ mà người ta cáo giác là những đe dọa này là được gây hứng khởi từ phương Tây.
Thế nhưng một thách thức lớn nhất mà giới lãnh đạo cầm quyền đầy quyền lực hiện hành có thể sẽ phải đương đầu không phải là xoay quanh nền kinh tế hay các lĩnh vực chính trị. Mà là một xã hội đang tiến hóa.

Xã hội tiến hóa

Xã hội Trung Quốc đã tiến hóa rất ghê gớm cùng với tăng trưởng vật chất.
Và những vấn đề hàng ngày cũng vậy, chúng đang trở nên trầm trọng hơn do thiếu những kiểm soát có hiệu quả, trong khi tăng trưởng thô là nét chủ đạo trong các chính sách chính thức và trong việc đề bạt các quan chức.
Đập Tam Hợp
Việc xây Đập Tam Hợp đã dẫn tới tình trạng nước bị ô nhiễm
Và kết quả là Trung Quốc đã tạo ra một cuộc khủng hoảng môi trường khủng khiếp nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Tuổi thọ trung bình ở các thành phố phía bắc bị ảnh hưởng do không khí mà người ta ước tính là giảm 5,5 năm so với ở các khu vực trung tâm phía nam có không khí trong sạch hơn.
Không ai nghĩ tới chuyện uống nước từ vòi – nước bị nhiễm độc tại một số khu vực tới mức không thể dùng cả trong công nghiệp. Một số hồ lớn bị lấp vì đầy tảo.
Đằng sau đập Tam Hợp trên sông Dương Tử là một hồ lớn chứa nước tù đọng cũng đang bị lấp dần do chất thải từ thượng lưu con sông.
Chất thải từ nhà máy và thuốc trừ sâu bọ loại sống dưới nước khiến khoảng 10% đất ruộng không còn an toàn để cấy trồng mùa màng.
An toàn thực phẩm là nguyên nhân thường xuyên dẫn tới những quan ngại. Nó ảnh hưởng tới mọi thứ từ xúc xích tới sữa trẻ em hay dưa hấu nổ bung do được bơm hóa chất.
Các tiêu chuẩn an toàn rất thấp và thường không được tuân thủ.
Công dân thiếu các phương tiện mà họ có thể trông cậy được thông qua các cơ quan luật pháp có trách nhiệm.
Chiến dịch chống tham nhũng lớn hiện nay cho thấy tình trạng ăn hối lộ đã tới mức khủng khiếp như thế nào – những người có dính dáng tới một cựu viên chức cao cấp được nói là đã tích lũy một khối tài sản trị giá 30 tỷ đôla trong khi các nhà điều tra phải mất một tuần mới kiểm hết tài sản của một viên tướng cao cấp khác.
Người dân ngày càng đặt nhiều câu hỏi “Tại sao”: “Tại sao tôi lại phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường? Tại sao tôi không thể uống nước mà không đun sôi? Tại sao thức ăn nhập khẩu lại an toàn hơn sản phẩm nội?”
Những quan ngại như vậy đang được đặc biệt là thế hệ thuộc tầng lớp trung lưu thành thị cảm nhận.
Các mạng xã hội – Trung Quốc có khoảng 600 triệu người sử dụng internet – và việc du lịch ra nước ngoài – với 100 triệu lượt người Trung Quốc đi nước ngoài mỗi năm – đã thúc đẩy những thắc mắc đó.
Điều đó khiến dẫn tới câu hỏi rất logic là liệu sự phát triển kinh tế thô đã là đủ chưa hay khi đã đạt được nhiều như vậy thì Trung Quốc cần phải đối phó với các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng.

Phản ứng pha trộn

Bác sĩ tại Trung QuốcCó nhiều khả năng đây là một thách thức lớn cho ông Tập Cận Bình khi ông xiết chặt bàn tay quyền lực chính trị của mình.

Ô nhiễm không khí là mối nguy hiểm đáng kể tới sức khỏe
Với thái độ kiên quyết duy trì sự tối thượng của Đảng Cộng sản, câu trả lời của ông Tập sẽ không thể là một bước đi loạng choạng tiến tới dân chủ có tính cạnh tranh trong đó các công dân sẽ được có tiếng nói về việc ai sẽ là người lãnh đạo họ.
Nó sẽ là một phản ứng pha trộn, nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tìm ra các chính sách thỏa mãn được dân chúng sẽ là yếu tố chủ chốt cho sự ổn định xã hội.
Nó không phải là dân chủ nhưng cho thấy rằng thậm chí tại một nhà nước độc đảng chỉ đạo từ trên xuống thì những quan ngại của nhiều người cũng là một vấn đề và không thể gạt đi bằng những khẳng định đơn giản rằng Trung Quốc đã tìm ra một cách thức tối ưu để điều hành nhà nước và rằng quá khứ của nó sẽ bảo đảm cho chính tương lai của nó.
Bằng chứng sẽ là ở khả năng của đảng có thể thực thi được những gì mình nói trên phương diện xã hội và chất lượng cuộc sống – đó là một trong những nhiệm vụ lớn nhất của bất cứ một chính thể cầm quyền nào trên trái đất.
Jonathan Fenby là tác giả của Will China Rule the World?, Tiger Head, Snake Tails: China Today and the Penguin History of Modern China.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét