Dũng Mai FB
Ông Nguyễn Đăng Được bộ đội trinh sát
Một số ít người trong phố ưa thiên nhiên hoang dã rẽ trên cầu Long Biên xuống nơi đây… tắm truồng (để thử cái cảm giác mà họ gọi mĩ miều là “Tắm Tiên”)
Một lần như vậy, tôi biết về Xóm Nổi.
Xóm nổi chừng 24 mái lá nửa thuyền nửa lều neo ven lạch nước trên sông. Họ bị quên lãng như một ốc đảo hoang vu giữa lòng đô thị ồn ào.
Xóm xuất hiện cách nay chừng 30 năm. Người sống trôi nổi lâu nhất ở đây là người đàn ông có nét mặt khắc khổ xạm đen như trái táo Tầu: ông Nguyễn Đăng Được.
Người quê Quảng Trị (ông kể), năm 1968 đi bộ đội vào đơn vị trinh sát, tham gia trận Đường 9 Nam Lào. Một lần ông cùng 3 anh em bò vào khu vực đóng quân của phía VNCH vẽ sơ đồ thì bị lộ. 3 anh em bị chết, ông nằm dưới lớp đất cát 2 ngày liền rồi đêm thứ 3 ông bò ra ngoài xuyên rừng, lạc vào tận Tây nguyên sống với người PaKo. Năm 1974 ông mò về quê, bị chính quyền truy xét như một kẻ đào ngũ. Chán đời ông lang thang đó đây ăn xin, làm thuê bất cứ việc gì để sống.
Tứ cố vô thân, người lính trinh sát Nguyễn Đăng Được dựng lều ở bãi giữa sông như một Robinson Cruso thời đại Hồ Chí Minh.
Không giấy tờ tuỳ thân, ông như một con chó hoang (như ông tự nhận) bị xua đuổi, không được phép dựng lều trên bãi hoang, ông sống trên 1 chiếc thuyền tôn neo mép nước, ăn ngủ ở đó.
40 năm sau cuộc chiến, theo đà phát triển kinh tế của đất nước, những người dân oan, bộ đội oan như ông ngày càng nhiều. Bây giờ thì xóm của ông đã lên đến hơn trăm mạng sống vật vờ dật dờ trên mặt nước ven sông.
Ban ngày, người lớn lên bờ đi làm thuê bốc vác, rửa bát, nhặt ve chai tối mang gạo về nuôi vợ con chứ không phải làm nghề chài lưới như những bức ảnh chụp cảnh trên bến dưới thuyền mộng mơ mà các nghệ sỹ đa tình đa tài vẫn đưa lên trên các trang mạng hoặc lịch Xuân.
Tôi đến thăm nhiều nhà và muốn khóc vì hoàn cảnh đau thương của họ. Nhà ông Hùng có 5 người, bà vợ đi rửa bát thuê về nuôi chồng. Ông bị bệnh thận không tiền chạy chữa. Con dâu bị ung thư chờ chết, con trai bị teo cơ chi trái, con dâu bị liệt nửa người, tay trái mắc dị tật. Cháu của ông 2 tuổi mắc đủ chứng bệnh, lúc tôi đến cháu mới đi cấp cứu.
Nhiều hộ trong Xóm Nổi cũng có cuộc sống và hoàn cảnh khốn cùng tương tự… như gia đình bà Mai, trước sống ở Lạng sơn chạy giặc Tầu năm 1979 về xuôi, sau lên lại nhà cũ xin giấy tờ thì đã bị chính quyền cắt hộ khẩu hội tịch, bà lại quay về quê cha ở Hải Dương xin giấy tờ nhập hộ tịch nhưng cũng bị từ chối vì xa quê quá lâu. Giờ thì bà trở thành người hoàn toàn vô sản. Họ chẳng có mảnh giấy tuỳ thân, không quê hương và chẳng có tương lai.
Thì ra ở cái bãi giữa sông hoang vắng này không chỉ có dân oan mà còn có cả Bộ đội oan.
Ảnh1: Ông Nguyễn Đăng Được.
Ảnh 2: Thăm gia đình ông Hùng, hỗ trợ cho cháu nhỏ 1 triệu đồng.
Ảnh 3: Thăm gia đình bà Mai và hỗ trợ cháu nhỏ con cô Ngân 1 triệu đồng.
Ảnh 4: Đem 840 cân gạo cứu đói cho bà con.
14/4/2015
Phóng sự ngắn của nhóm CỨU LẤY DÂN OAN Dũng Mai phan cẩm hường thực hiện.
Ha Thanh Sơn Tiến Ngà Voi Tiến Vũ Trịnh Bá Phương Trịnh Du Chuông Lan Hoa Thuần Ngô Nguyen Quoc An Thanh Thiên Lão Gia Anh Vu Thomas Trung Minh Tuan Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét