Lê Anh Hùng
BBC Tiếng Việt là một cơ quan truyền thông mà từ lâu đã có nhiều tai tiếng về lối đưa tin theo kiểu “định hướng” dư luận, như thể họ là cánh tay nối dài của Ban Tuyên giáo Đảng CSVN ở hải ngoại vậy. Mới đây, trang mạng này lại đăng bài “Người Trung Quốc dần ‘quên’ cuộc chiến với Việt Nam”. Bài viết đưa ra những “nhận định” mà theo họ là của một “cộng tác viên BBC người Hoa” khiến không ít người phải “băn khoăn” như: “Người ta đang quên cuộc chiến. Thực ra chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi”, “Cá nhân tôi cho rằng đó là cuộc chiến giữa hai nhà độc tài: Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình”, hay “Bản thân cuộc chiến cũng chưa được làm rõ ràng xem bên nào đúng, bên nào sai. Theo tôi đó không phải là cuộc chiến giữa một bên là công lý và bên kia là bất công”, v.v.Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Đại Hán đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc và giới cầm quyền nước này vẫn liên tục trương cơ bắp để hăm doạ các nước láng giềng thì ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng khó mà tin nổi rằng “chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi” cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam, bởi đây chính là thứ “nhiên liệu quý” để “hâm nóng” tinh thần dân tộc của chủ nghĩa Đại Hán. Xin dẫn lời của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Thanh Niên ngày 17.2.2013, để độc giả thấy là BBC Tiếng Việt đã bất chấp sự thật để định hướng dư luận có lợi cho Trung Quốc như thế nào: “Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là ‘cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN’. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.” Đây không phải là lần đầu tiên BBC Tiếng Việt tìm cách lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam và luôn lăm le thôn tính đất nước chúng ta. Xin đăng lại nguyên văn một bài viết mà BBC Tiếng Việt từng làm dậy sóng dư luận năm 2010 để độc giả phán xét xem liệu có phải BBC Tiếng Việt là “dư luận viên” của ban lãnh đạo Trung Quốc hay không. (Lưu ý: Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã được Ban Biên tập khoác cho một bộ cánh học vị giả hầu tăng thêm “sức thuyết phục” cho bài viết, còn tấm bản đồ thì chỉ còn trơ trọi mỗi Trung Quốc cùng đường lưỡi bò, các nước tranh chấp xung quanh bị xoá hết, hòng gia tăng tính “hợp lý” cho yêu sách của nước này.)
Mộtcách nhìn khác về tinh thần dân tộc Đỗ Ngọc Bích | BBC Tiếng Việt | 17.4.2010
Một tranh cổ động hải quân Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Hoàng Sa. |
Tác giả phản biện các quan điểm được cho là ‘bài xích’ Trung Quốc từ trong nước. |
Bản đồ hình ‘lưỡi bò’ được cho là bằng chứng về chiến lược và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. |
Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào? Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không? Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ? Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ. Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me. Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn. Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale. Cho đến ngày 20/04, trang web BBC Việt Ngữ đã nhận được nhiều ý kiến, và một số bài viết riêng phản bác lại quan điểm của bà Đỗ Ngọc Bích. Chúng tôi sẽ đăng dần các bài đó lên trang Diễn đàn trong những ngày tới. Ban biên tập xin cáo lỗi vì sự thiếu chính xác trong phần phụ chú về học vị của tác giả trong lần đăng bài đầu tiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét