Chepsuviet
Thật ngạc nhiên, chỉ sau mấy ngày bản báo cáo động trời của Bộ Công thương với Quốc hội (Ủy ban thường vụ?) “bị” tiết lộ trên báo chí, thì thấy xuất hiện một bản tin ngắn trên báo Công thương nhan đề “Alcoa muốn hợp tác khai thác bô xít với Việt Nam“.Phải chăng đây là một chiêu “câu giờ”, hay gì gì nữa, trước tình cảnh tuyệt vọng, không còn lối thoát nhưng vẫn cố loay hoay?
Phải đặt dấu hỏi như vậy bởi vì nếu ai theo dõi chi tiết từ đầu vụ bôxít này cách đây 5-7 năm thì sẽ biết Alcoa dính dáng với vụ này như thế nào, dù cho thông tin có bị bưng bít, ít ỏi đến đâu.
Chỉ xin tóm lược ở đây, rằng nó là một tập đoàn lớn của Mỹ, ban đầu toan tính đổ tiền khủng, ăn chia lớn vào dự án, thế rồi không hiểu sao có thông tin là đã … biến. Quả tình lâu nay cũng không nghe đề cập tới công ty này trong dự án bôxit. Ngoài ra, Alcoa với tập đoàn Chinalco của Trung Quốc (đang tham gia vào dự án Bô xit Tây Nguyên) như cặp bài trùng, đã từng cày xới khắp nơi, trong đó nổi tiếng là ở Úc. Ấy thế mà trong bản tin của báo Công thương, không biết do phóng viên không biết, hay cố tình lờ đi sự có mặt rất quan trọng của nó từ đầu dự án; thậm chí có thể vì có nó mà dự án bôxit đã dễ được thông qua hơn.
Giờ họ lại mon men trở lại, rồi có thêm cái mác của ông cựu đại sứ Hoa Kỳ tại VN (hút khách phải biết!), điều gì đằng sau đây?
Phải chăng ban đầu đã đem “ông lớn” Mẽo này ra chỉ để hù thiên hạ, dễ được tin hơn là đám Tàu Khựa, giờ sắp chết đến nơi lại vời “ông lớn” lại để tiếp tục phù phép?
-
* Mời xem một số bài trên trang Ba Sàm:
- Hợp đồng 15/7/08 giữa Than Khoáng Sản và Chalieco TQ.
“Vào tháng 5, 2008, chính quyền Việt Nam đã cho biết họ sẽ chấp thuận
cho công ty Alcoa của Mỹ làm chủ 40% một dự án tinh luyện alumina chính ở
Cao Nguyên Trung Phần thuộc tỉnh Đắc Nông.” “Công ty Alcoa, nhà sản
suất nhôm đứng thứ 3 trên thế giới, có thế mua một phần trong một hãng
luyện alumina 600.000 tấn ở Việt Nam, thông qua một hợp doanh với công
ty Alumina, công ty Alcoa đã cho biết như thế trong một thông báo ngày
24-6-2008.”
- Ở Việt Nam, đang có những nỗi lo sợ mới về một “sự xâm lược” của người Trung Quốc (TIME).
“Thượng tọa Thích Quảng Độ đã nói rằng việc đào xới đất xuống sâu để
lấy bô-xít sẽ tàn phá cách sinh sống của các nhóm dân tộc thiểu số. Ông
nói thêm rằng dự án bô-xít là một “minh họa về sự lệ thuộc của Việt Nam
vào Trung Quốc.” Không thấy có sự chống đối tương tự như thế đối với hai
công trình khai thác mỏ của công ty nhôm khổng lồ Alcoa của Mỹ tại tỉnh
Đắc Nông ở Tây Nguyên.”
- Những Người chỉ trích về vụ Bauxite (The Economist). “Họ
đã ký một hợp đồng với một công ty con của hãng Chinalco, (một công ty
khai thác mỏ do chính quyền Trung Quốc làm chủ), để xây dựng một khu mỏ
và đã thỏa thuận với Alcoa, một tập đoàn nhôm lớn của Mỹ, để thực hiện
một nghiên cứu khả thi cho một khu mỏ khác nữa.”
- Bô-xít và mối quan hệ nguy hiểm của TT Úc với TQ (THE WALL STREET JOURNAL).
- Phát biểu của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. “Theo nghị quyết 167 của chính phủ, các nước ngoài (Trung Quốc) có thể đầu tư vốn 100% vào dự án nầy, (vì hãng Alcoa của Mỹ đã rút lui) và Việt Nam không có tiền…“.
-Báo Công thương
20/03/2014 10:22:43
Alcoa muốn hợp tác khai thác bô xít với Việt Nam
Ngày 18/3, ông Deve Olney, Phó Giám đốc Tập đoàn Alcoa và ông Douglas Peterson, cố vấn tập đoàn, nguyên đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, bày tỏ mong muốn hợp tác với Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để nâng cao hiệu suất của dự án tổ hợp bô xít – nhôm Tân Rai (Lâm Đồng).
CôngThương - Tại buổi làm việc, ông Deve Olney cho biết, Alcoa đã tìm hiểu dự án này 7 năm và rất có thiện chí được hợp tác với Việt Nam.
Với bề dày kinh nghiệm 50 năm trong ngành năng lượng và khai khoáng, Alcoa có thể hỗ trợ nâng cao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý để giảm chi phí, giúp dự án hoạt động hiệu quả. Ông cũng thể hiện mong muốn được đưa các chuyên gia hàng đầu đến khảo sát để đưa ra phương án thực hiện, bởi việc thực hiện thành công dự án này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp luyện nhôm của Việt Nam.
Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân đánh giá cao thiện chí hợp tác của Alcoa và cam kết sẽ trao đổi cụ thể với Vinacomin tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà hai bên đang gặp phải để có được hình thức hợp tác hiệu quả nhất.
Với bề dày kinh nghiệm 50 năm trong ngành năng lượng và khai khoáng, Alcoa có thể hỗ trợ nâng cao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý để giảm chi phí, giúp dự án hoạt động hiệu quả. Ông cũng thể hiện mong muốn được đưa các chuyên gia hàng đầu đến khảo sát để đưa ra phương án thực hiện, bởi việc thực hiện thành công dự án này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp luyện nhôm của Việt Nam.
Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân đánh giá cao thiện chí hợp tác của Alcoa và cam kết sẽ trao đổi cụ thể với Vinacomin tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà hai bên đang gặp phải để có được hình thức hợp tác hiệu quả nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét