Lịch sử non trẻ của Uỷ hội sông Mekong (MRC)
Bs Nguyễn Đan Quế (Danlambao) - Để
khai thác hữu hiệu và bền lâu sông Mekong, Hiệp định Mekong 1995 ra
đời. Hiệp định Mekong 1995 liên quan đến những nước mà dòng sông Mekong
chảy qua gồm Trung Quốc, Myanmar và 4 nước Thái Lan – Lào – Campuchia và
Việt Nam.
Riêng 4 nước Thái Lan – Lào – Campuchia và Việt Nam hợp lại thành lập Uỷ hội sông Mekong (MRC).
Vừa diễn ra ở TpHCM từ 2 đến 5-4-2014, qui tụ các Thủ tướng Việt Nam,
Campuchia, Lào và đại diện của Thủ tướng Thái; cùng 2 phái đoàn từ Trung
Quốc và Myanmar. Tham dự còn có những nhà lãnh đạo cấp vùng khác, các
chuyên viên, những nhà ngoại giao. Tổng cộng khoảng hơn 200 người tham
dự.
Ngoài những quan tâm về nguồn nước, năng lượng, an ninh lương thực,
Thượng đỉnh Mekong II còn phải đối phó với vấn đề ảnh hưởng của thay đổi
khí hậu, nhất là trên sản lượng nông nghiệp.
Tình trạng lưu vực những nước thuộc Uỷ hội sông Mekong MRC ngày càng
xuống dốc và không có phát triển nào bền vững. Thu hoạch ngư sản giảm,
số các giống cá còn sinh tồn ít đi và cá lưới bắt được đã ít, lại là cá
nhỏ không ăn được mà chỉ mang về hồ riêng nuôi mới có cá ăn. Xuất khẩu
lúa gạo tuy tăng nhưng tốn kém nhiều phân bón (thay chỗ thiếu phù sa) và
giá sàn bán gạo thấp nên lợi tức của nông dân thấp không đủ sống đã từ
hàng chục năm nay.
Trước tình trạng suy thoái môi sinh và thiệt hại kinh tế nông ngư nghiệp
lớn như thế; Lào lại đang xây thêm đập Xayaburi. Và ở MRC II lần này
Lào nhất quyết xây thêm một đập Sahong, nằm giữa biên giới Lào và
Campuchia. Chắc chắn khi hai đập này đi vào hoạt động, Việt Nam và
Campuchia sẽ còn bị thiệt hại nhiều hơn nữa. Trong hai nước này, Việt
Nam là nước cuối nguồn sẽ lãnh hậu quả xấu nhất; ba thập niên qua lưu
lượng giảm 10%, riêng Việt Nam ở hạ lưu còn bị thêm nạn xâm mặn gia tăng
hơn trước nhiều vào mùa khô.
Đành rằng mỗi nước có quyền làm đập trên khúc sông chẩy ngang lãnh thổ
mình; nhưng không có quyền làm đơn phương, không thèm tham khảo hoặc
thoả hiệp trước kế hoạch của mình sắp làm với các nước khác trong MRC để
cùng có lợi về lâu dài. Đơn phương xây đập bất kể quyền lợi các hội
viên khác là điều dễ gây hiểu lầm, chia rẽ, căng thẳng và có thể đi đến
xung đột sau này.
Kết quả bi thảm của Thượng đỉnh MRC II
Trước viễn cảnh bi đát đó Thượng đỉnh MCR II đã diễn ra ở Saigon từ 2 đến 5-4-2014.
Với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã thất bại hoàn toàn ở Thượng
đỉnh MRC II này, không dẫn dắt Thượng đỉnh thuyết phục được Lào xem xét
lại các kế hoạch của mình: Lào vẫn tiếp tục xây Xayabyri và sẽ khởi công
làm Sahong.
Lý do thất bại là vì thái độ lững lờ của Thái Lan. Campuchia không tích
cực ủng hộ con đường dẫn dắt đến phản kháng của Việt Nam. Kết quả,
Thượng đỉnh MRC II đã không lên án Lào vi phạm điều 5 của Hiệp định
1995. Theo điều này Lào phải nộp dự án thủy điện Xayaburi và Sahong
(trên dòng chính) của họ theo thủ tục tham vấn, thỏa hiệp để cùng quyết
định.
Càng bị cô lập hơn vì chính thể ở Việt Nam không có chính danh. Không do
dân bầu lên; khinh dân, coi thường dân; chà đạp nhân phẩm dân; lại còn
dở trò dấu diếm thông tin về Mekong, không cho dân biết, không cho dân
bàn tham gia đóng góp ý kiến và nhất là không biết dựa vào nguyện vọng -
quyền lợi của dân, vào hậu thuẫn của trí thức, vào khuyến cáo của các
nước tài trợ, vào các công trình nghiên cứu quốc tế và vào cả dư luận
thế giới để nhân dịp này đi đầu đấu tranh đòi thay đổi phương cách hoạt
động của Uỷ hội sông Mekong MRC sao cho chặt chẽ và hữu hiệu hơn.
Trong ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ đưa ra sau khi kết thúc Thượng
đỉnh cũng không hề thấy có ghi được một lời phản đối Lào, dù chỉ là dưới
hình thức và ngôn từ nhẹ nhàng nhất.
Về ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’, Ks Phạm Phan Long thuộc Hội Sinh
Thái Việt Vietecology khi trả lời đài Á Châu Tự Do đã tỏ ra thất vọng
trước bế tắc chỉ vì Lào quyết tâm xây 2 đập Xayaburi và Sahong, mà ba
nước khác trong MRC đành chịu bó tay.
Còn bà Ame Trandem của tổ chức phi chính phủ International Rivers cũng
tỏ ý buồn là những nhà lãnh đạo (a) không lên án việc đang thi nhau xây
đập trên dòng chính của Mekong (b) không buộc được chính phủ Lào tuân
thủ điều 5 của Hiệp định Mekong 1995, nghĩa là phải ngưng ngay đập
Xayaburi đang xây và không được khởi công xây đập Sahong cho đến khi
hoàn thành những nghiên cứu với những kết quả được cứu xét lại toàn
diện.
Gs Chung Hoàng Chương, cũng thuộc International Rivers - người đã có
nhiều cuộc điền dã thực địa thủy điện ở trên thế giới, đặc biệt ở các
đập thủy điện do Trung Quốc đã xây dựng trên dòng sông Mekong - khuyến
cáo: sự kiện Lào xây đập Xayaburi trên dòng chính của sông Mekong, Trung
Quốc đã và đang xây dựng khoảng 11 đập trên dòng chính sông này, nối
tiếp đó Lào sẽ xây dựng khoảng 9 đập khác cũng trên dòng chính. Nếu Lào
thành công thì sau này Campuchia cũng có thể xây dựng được 3 đập trên
dòng chính. Như vậy, Việt Nam sẽ là quốc gia bị đe dọa nhiều nhất vì
Việt Nam là quốc gia nằm cuối nguồn sông Mekong.
Trong khi đó phía chính phủ Việt Nam lại nói là ‘thành công’
Các cơ quan truyền thông trong nước không dám nhìn nhận Việt Nam đã thất
bại tại Thượng đỉnh MRC II, mà lại tìm cách lấp liếm che đậy:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời báo chí
là: Lào sẽ tham vấn và cân nhắc kỹ trong việc xây dựng đập thuỷ điện
trên dòng chính của Mekong.
Còn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết: Qua những buổi trao
đổi, phía nước bạn Lào đã có những quan tâm, ghi nhận những quan ngại
của Việt Nam và Campuchia. Phía Lào cũng đưa ra nhận định, khi triển
khai các công trình trên dòng chính sông Mekong thì sẽ tham vấn và cân
nhắc rất kỹ những lo ngại, tác động tiêu cực có thể xảy ra. Nếu thấy có
những khả năng trên, Lào sẽ cân nhắc và sẽ có điều chỉnh.
Chỉ toàn là những “sẽ” và “nếu”. Không thấy phía Lào cam kết có hành động cụ thể nào.
Khó có thể tưởng tượng nổi, Thủ tướng Nguyền Tấn Dũng trên trang
National Journal của bộ ngoại giao Việt Nam có can đảm và liều lĩnh đến
mức dám cả gan tuyên bố là Thượng đỉnh Mekong II đã ‘thành công’. Khốn
khổ thay cho ông nếu thật tâm ông tin như vậy !
Ông đâu cần quan tâm thành hay bại. Hứng chịu nỗi thống khổ và tai hoạ
của Mekong không phải ông và gia đình ông, mà là: Nông dân và ngư dân
miền Nam Việt Nam. Cớ sao bận lòng!
*
Đứng trên nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ nhận định:
Thượng đỉnh Mekong II cho thấy rõ mưu đồ gộp 3 nước Đông Dương dưới thế
lực của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã phá sản. Ba nước Đông
Dương đang tách dần ra thành ba thế lực chính trị cá biệt theo hướng Dân
Chủ Hoá, giống như Myanmar. Trong tương lai Dân Chủ là mẫu số chung để
phát triển ASEAN. Do đó:
1.- Đây là thời cơ tốt để vận động nông dân, ngư dân ba nước Việt Nam –
Campuchia – Lào đòi các giới cầm quyền phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng
và tôn trọng quyền lợi thiết thân của mình trong thương thảo các chính
sách phát triển Mekong.
2.- Phải cấp tốc Dân Chủ Hoá Việt Nam để thiết lập càng sớm càng tốt
chính phủ mới tự do – dân chủ. Chính phủ mới với chính danh thực sự và
hậu thuẫn mạnh mẽ của toàn dân mới có thể bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của
đất nước trong các hội nghị quốc tế, từ Hoàng Sa – Trường Sa đến Thượng
đỉnh Mekong.
3.- Đề nghị các nước tài trợ phát triển bền vững Mekong như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hoà Lan…có những phương cách thích hợp làm áp lực để Uỷ hội sông
Mekong MRC hoạt động theo nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân sống dọc
theo hai bên bờ con sông này; cũng như cần đòi hỏi thi hành tài trợ
theo hướng bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế - giáo dục - y tế phải
đồng hành với nhau
Saigon 15-4-2014
_________________________________
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét