(Thế giới động vật) – “Chim bồ câu có ký tự lạ, thường có chức năng đưa thư, thông tin liên lạc, không loại trừ mục đích quân sự”.
Trong những
ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ liên tục kéo đến nhà của ngư dân Bùi
Phải, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để xem hai
con chim bồ câu “lạ”.
Hai chân của hai con bồ câu có đeo vòng nhựa với nhiều ký tự lạ. Ảnh:VnExpress |
Hai chú chim bồ câu “lạ” mà ngư dân Bùi Phải (ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) bắt được trong khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa
Điều đáng chú ý, trên đôi chân của cặp chim bồ câu
được đeo kiềng vòng bằng nhựa, với nhiều ký tự “lạ”. Phía dưới cánh của
cặp chim bồ câu còn có các ký tự “lạ” màu xanh, đỏ
Trả lời VnExpress, tiến
sĩ Sử học Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi phân tích,
dưới cánh hai con chim bồ câu này có 4 chữ Hán 招财进宝 “Chiêu Tài Tấn Bảo”.
Rõ ràng nơi thả loài chim này xuất phát từ nước Trung Quốc.
Ký tự lạ in màu xanh, đỏ dưới cánh chim bồ câu bắt được ở Hoàng Sa. Ảnh: VnExpress |
Bốn chữ Hán bao hàm ý
nghĩa là tập trung tiền của, tài sản quý báu. “Chim bồ câu có ký tự dưới
cánh, đeo vòng có số hiệu dưới chân thường có chức năng đưa thư, thông
tin liên lạc, không loại trừ mục đích quân sự “, TS Khôi nhận định.
Trong khi đó, GS.TS Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi
trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, hai con chim này thuộc nhóm bồ
câu thường nuôi nhưng có màu sẫm hơn bồ câu nhà ở đất liền, phân loài
riêng có tên khoa học là Gymnocyclus gốc ở Bali (Indonesia), Ghana (một
quốc gia ở Tây Phi)… Có thể hai con chim này trên chặng đường bay xa bị
đói đã đáp xuống đậu trên cabin tàu của ngư dân.
Theo GS Qúy, loài chim bồ câu đeo vòng này được nuôi
để làm nhiệm vụ đưa thư hay phục vụ nghiên cứu khoa học. Cụ thể là
nghiên cứu về quãng đường bay, xác định tọa độ, thời gian, không gian
của loài chim này trên biển.
Tuy nhiên, trên diễn đàn mạng, rất nhiều độc giả cho rằng đây là loài
chim đua. Theo phân tích, những con chim bồ câu này đang tham gia 1
cuộc đua chim bồ câu và bị thất lạc từ Đài Loan.Vòng đeo chân hay được gọi là kiềng được đeo để định danh con chim là thuộc về chủ nhân (căn cứ) nào đó. Còn Mộc được in trên cánh là mộc chứng nhận của giải đua, và dùng để xác minh 1 con chim khi nhận giải.
Theo nhận định, phong trào đua chim này đang rất phát triển ở Đài Loan và Việt Nam cũng cũng có nhiều cuộc đua tương tự.
Xuân Tùng (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét