Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày
7/04/2014. Tăng cường sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại Việt Nam được cho
là biện pháp thiết thực để hậu thuẫn Việt Nam trong cuộc đọ sức với
Trung Quốc. – US Navy
Trọng Nghĩa -RFI
Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan xuống hoạt động tại vùng Biển Đông, trong một khu vực mà họ tự nhận chủ quyền gần Việt Nam, Mỹ đã liên tiếp lên tiếng tố cáo đó là một hành động khiêu khích và nguy hiểm. Tuy vậy, cho đến nay Hoa Kỳ không hề có động thái cụ thể nào để ngăn chặn hành động đó, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Washington hoàn toàn có thể can thiệp giúp Việt Nam giải tỏa sức ép từ Trung Quốc.
Trong một chừng mực nào đó, thái độ trung lập tương đối của Mỹ trong
cuộc khủng hoảng Việt Trung lần này có thể được giải thích bằng sự kiện
là Việt Nam – trái với Philippines – không phải là một đồng minh kết ước
của Hoa Kỳ, hai bên không hề có Hiệp ước phòng thủ chung, do vậy
Washington không có nghĩa vụ lao vào giúp đỡ Hà Nội.
Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.
Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.
Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ
Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.
Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :
« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».
Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.
Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».
Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.
Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.
Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ
Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.
Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :
« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».
Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.
Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét