(Có bản tiếng Anh ở sau)
VietnamUPR
Geneva, 19/6/2014 – Bốn nhà hoạt động dân sự gồm Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long đã tới Geneva (Thụy Sĩ) ngày 19/6, bắt đầu chiến dịch vận động nhân quyền kéo dài hai tuần tại châu Âu. Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này là phiên họp thông qua báo cáo về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC) vào chiều ngày 20/6, giờ địa phương.
Phái đoàn lần này đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đây đều là các tổ chức hoạt động hoàn toàn độc lập với chính quyền và thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu.
Theo lịch làm việc của HRC, phiên họp UPR của Việt Nam sẽ kéo dài một giờ trong khoảng thời gian từ 15-18:00 giờ, giờ Geneva, tức là từ 20-23:00 giờ Việt Nam. Đây được cho là sự kiện khép lại một quy trình kiểm điểm về nhân quyền theo cơ chế UPR của Liên hợp quốc. Quy trình này bắt đầu từ phiên điều trần về UPR ngày 5/2 khi Việt Nam trình bày trước HRC về việc thực thi các khuyến nghị UPR chu kỳ 1 (2009-2013), lắng nghe bình luận của các quốc gia thành viên LHQ và tiếp nhận các khuyến nghị mới cho chu kỳ 2 (2014-2018). Tại phiên họp ngày 20/6 này, chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lời trước HRC về việc họ đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị của hơn 100 quốc gia thành viên.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, “ở lần kiểm điểm đầu tiên tháng vào năm 2009, chính phủ Việt Nam chỉ đồng ý 96 trên tổng số 123 khuyến nghị của các nước, trong đó hầu hết là các khuyến nghị chung chung, khó đánh giá. Họ từ chối các khuyến nghị liên quan đến việc trả tự do cho tù nhân chính trị, tư nhân hóa báo chí và sửa đổi hệ thống pháp luật. Điều đó thể hiện mức độ cam kết rất là thấp”.
Đặt phiên họp lần này trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi, blogger Phạm Lê Vương Các cho rằng, “phản ứng của Việt Nam tại phiên họp này sẽ cho chúng ta thấy sự uy hiếp từ Trung Quốc tác động như thế nào đến tiến trình dân chủ hóa và sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam. Nói cách khác, chỉ cần theo dõi các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đồng ý hay từ chối, chúng ta có thể đo lường được tác động của cuộc khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay”.
Phái đoàn lần này dự kiến sẽ dừng chân tại bốn nước châu Âu gồm Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan và Cộng hòa Séc để gặp gỡ với các cơ quan Liên hợp quốc, các cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cũng như một số quốc gia và các tổ chức quốc tế. Nguyễn Thị Vy Hạnh, một luật sư nhân quyền người Mỹ gốc Việt, đánh giá cao tầm quan trọng của các cơ chế nhân quyền quốc tế và cho rằng “vận động quốc tế là phần việc mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể làm rất tốt để hỗ trợ các hội nhóm dân sự và người dân trong nước trong công cuộc đấu tranh vì quyền con người”.
Luật gia Trịnh Hữu Long, người đã tham dự phiên điều trần UPR của Việt Nam ngày 5/2, cho biết: “Bất chấp mọi phản ứng của chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR lần này, chúng tôi vẫn tiếp tục thúc giục và kêu gọi cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt trong và ngoài nước nỗ lực hơn nữa, thực hiện những công việc cụ thể hơn nữa để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đó là một quá trình lâu dài, cam kết nhất thời của chính phủ, nếu có, cũng hoàn toàn không đủ”./.
***
Các tổ chức tham gia chiến dịch:
Diễn đàn Xã hội Dân sự
Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
Hội Anh em Dân chủ
Hội Bầu bí tương thân
No-U FC Hà Nội
No-U FC Sài Gòn
Phật giáo Hòa Hảo Miền Tây (Nam Việt Nam)
Phong trào Con đường Việt Nam
VOICE.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thị Vy Hạnh – Điện thoại: (+41) 76 660 8623 hoặc email vietnamupr@gmail.com.
Bản tiếng Anh/ ENGLISH
***************************************************************************
Vietnamese Activists to Attend UN Human Rights Reporting Session on Vietnam
Vietnam Right Now,
19/6/2014 – Four civil society activists from Vietnam have arrived in
Geneva and are set to speak at the UPR session where final input will be
provided and the UN Human Rights Council will complete its report on Vietnam, scheduled to take place June 20 local time.
The four activists represent 10 civil society organizations in Vietnam active in human rights advocacy. They are Dr. Nguyen Quang A (Nguyễn Quang A), an economist and activist; Pham Le Vuong Cac (Phạm Lê Vương Các), a blogger and independent journalist; Nguyen Thi Vy Hanh (Nguyễn Thị Vy Hạnh), a human rights lawyer; and Trinh Huu Long, a human rights lawyer.
The purpose of this
plenary meeting of the UN Human Rights Council is to adopt a report for
Vietnam, in follow-up to the meeting in February earlier this year in
which other countries made recommendations and NGOs provided
comments for improving human rights.
A total of 227
recommendations were made by 106 countries to Vietnam. At this second
meeting, Vietnam will state which recommendations it accepts and which
it rejects. Other countries will have the opportunity to comment as will
NGO and other stakeholders. A final “outcome report” will then be
adopted.
Dr. Quang A noted
that “for the first cycle in 2009, the Vietnamese government only agreed
to 96 out of 123 recommendations, and those were the vague general
recommendations that were difficult to evaluate. They rejected all
recommendations for the release of political prisoners, private
ownership of the press, or reform of the legal system.”
“It shows a very low level of commitment,” Dr. Quang A said.
Cac, on the other
hand, viewed this UPR session in the context of the deteriorating
relation between China and Vietnam, and thought that Vietnam’s conduct
at this session “will show how the threat from China affects the process
of democratization and respect for human rights in Vietnam.”
“By following the
recommendations that Vietnam approves or rejects, we can measure the
effect of the crisis in the East Sea (South China Sea),” Cac stated.
The delegation, in
addition to Geneva, will travel to Belgium, Poland, and the Czech
Republic to meet with UN agencies, the EU diplomatic corps, and other
governments and NGOs.
Both Hanh and Long
give high importance to international lobbying efforts. Hanh, based in
the U.S., considered it “something the Vietnamese community abroad can
do very well to assist civil society organizations and the people in
Vietnam in their struggle for human rights.”
Long, who was a
delegate at the UPR working group session in February, said, “Whatever
the reaction by the Vietnamese government at this UPR session, we will
continue to call on the international community and the community of
Vietnamese people in and outside of Vietnam to work more and take more
concrete steps to improve human rights in Vietnam.”
“It will be a long process,” Long said, “and one-time commitment by the Vietnamese government, if any, will never be enough.”
The independent civil society organizations represented by the four activists are: Civil Society Forum, the United Workers-Farmers Organization of Vietnam, the Association of Political & Religious Prisoners of Vietnam, the Brotherhood for Democracy, Bau Bi Tuong Than Association, No-UC FC of Hanoi, No-U FC of Saigon, the Hoa Hao Buddhist Church West branch, the Vietnam Path Movement, and VOICE.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét