Cựu binh trong trận chiến biên giới Việt – Trung năm 1979 trên đường phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. – Reuters
Thụy My -RFI
Bị gạt ra ngoài lề và không được cảm thông, các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh ít được biết đến do Trung Quốc tung ra năm 1979, tấn công vào nước láng giềng Việt Nam, có nguy cơ bị bỏ tù và bị đánh đập, trong một cuộc chiến bất ngờ : chống lại chính quyền Bắc Kinh.
Đằng Hưng Cầu (Teng Xingqiu) là một trong nhiều ngàn lính Trung Quốc
về hưu gây khó chịu cho chính quyền cộng sản với việc tổ chức các cuộc
biểu tình, ngày càng có nhiều người tham dự hơn, để phản đối việc không
được trả các món trợ cấp. Bị kết án ba năm tù vào năm 2009, ông Đằng kể
lại : « Công an nói họ muốn tôi rũ xác sau các chấn song nhà tù ».
Năm nay 56 tuổi, người đàn ông gầy gò chỉ cho thấy những vết thẹo trên cơ thể mình. Ông nói, đó không phải là do chiến tranh, mà là vết tích những trận đòn của công an. Đằng Hưng Cầu nhớn nhác đảo mắt tìm kiếm các camera giám sát trên đường phố, trước khi chọn được một quán ăn kín đáo để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Điện thoại của ông Đằng bị nghe lén và công an vốn đã bố trí các camera để theo dõi nhà ông, bắt tạm giam ông 24 tiếng đồng hồ sau khi hãng tin Pháp AFP liên lạc, để cảnh cáo không được nói chuyện với báo chí.
Giữa Trung Quốc và Việt Nam, các căng thẳng hiện nay do Bắc Kinh ngang nhiên triển khai một giàn khoan tại vùng biển chiến lược Hoàng Sa, chỉ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài các đối đầu.
Anh lính Đằng Hưng Cầu được gởi đến vùng biên giới Việt-Trung tham gia cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu tháng Giêng năm 1979, khi Trung Quốc quyết định « dạy cho Việt Nam một bài học » vì đã đưa quân sang Cam Bốt lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, tay sai của Bắc Kinh. Ông nói : « Với tư cách công dân Trung Quốc, tất nhiên chúng tôi muốn ra trận tiền. Rất nhiều người bạn tôi đã bỏ mạng, hầu hết là lính cùng một phân đội với tôi ».
Trung Quốc nói rằng đã có 6.954 lính tử trận, nhưng các ước tính khác cho biết số lính Trung Quốc bị tử thương vượt quá con số 20.000 quân, phía Việt Nam lại còn cao hơn. Không có tượng đài kỷ niệm nào dành cho cuộc chiến này, và Bắc Kinh hiếm khi nhắc đến.
Tuy vậy theo sử gia Mỹ Trương Tiểu Minh (Xiaoming Zhang) đó là « một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn độc trên thực địa ». Đằng Hưng Cầu kể : « Người dân thường Việt Nam bí mật giúp đỡ bộ đội của họ, thậm chí những ông bà già và phụ nữ cũng nhắm bắn vào chúng tôi ».
Sau gần một tháng tấn công, Trung Quốc lui quân, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều loan tin rằng mình đã chiến thắng.
Mối đe dọa cho ổn định xã hội
Hoa Kỳ đã sản xuất hàng trăm bộ phim và xuất bản nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh « của họ » ở Việt Nam. Nhưng tại Trung Quốc, đề tài này hầu như không bao giờ được nói đến, các bằng chứng bị kiểm duyệt.
Bị cho ra quân trong một Trung Quốc đang cải cách mạnh mẽ dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông Đằng Hưng Cầu chuyển vào làm việc tại một nhà máy quốc doanh. Sau đó bị sa thải vì lý do kinh tế, ông đành ra đường làm người lượm rác. Cũng giống như nhiều người lính khác, « bị loại ra ngoài lề xã hội », « sống vật vờ đói khổ » - Neil Diamant, chuyên gia về các phong trào cựu chiến binh của Dickinson College, Mỹ, nhấn mạnh.
Đằng Hưng Cầu kiếm được khoảng 1.000 nhân dân tệ (160 đô la) một tháng nhờ các công việc lặt vặt, so với mức thu nhập bình quân 2.800 nhân dân tệ tại thành phố Ích Dương (Yiyang) thuộc tỉnh Hồ Nam (Hunan) ở miền trung. Ba năm tù đày của ông là do tội « tập hợp nơi công cộng để phá rối trật tự », vì ông đi biểu tình với các cựu binh khác, tất cả đều mặc quân phục.
Mỗi năm, có nhiều ngàn cựu binh xuống đường trong các cuộc biểu tình. Các tổ chức bảo vệ họ đếm được trên 10.000 người biểu tình vào tháng trước tại 11 tỉnh.
“Hắc lao” và những trận đòn thừa sống thiếu chết
Hiện tượng này là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho ổn định xã hội của đất nước, theo nhận định trên tạp chí Tài Kinh năm ngoái, của trưởng khoa Tiết Cương Lĩnh (Xue Gangling), trường đại học Luật và Khoa học Chính trị Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ giảm quân số lục quân để tăng cường hải quân và không quân. Việc này có nguy cơ gây thêm bất mãn nơi những người phải giải ngũ, cho dù họ bị thẳng tay đàn áp. Là cột trụ của chế độ, Giải phóng quân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, và tất cả các hành động bất tuân thượng lệnh đều bị coi là bất trung với Đảng.
Các nhà báo Trung Quốc cũng khó thể nói đến các vụ biểu tình này, vì sẽ bị kiểm duyệt ngay. Neil Diamant giải thích : « Các vấn đề quân sự là rất nhạy cảm, và đặc biệt khó khăn đối với các cựu binh khi họ muốn xuống đường. Những người bảo vệ môi trường có thể tổ chức được biểu tình, nhưng cựu chiến binh thì không thể ».
Ông Đằng thường chất vấn chính quyền Bắc Kinh. Nhưng ông bị tóm vào « hắc lao », tức loại nhà tù bí mật thường xuyên dùng để nhốt các nhà đối lập đủ loại. Trong trại giam, ông bị đánh đập mỗi ngày, và phải ăn thức ăn thừa ngay trên sàn xà-lim. « Bọn họ nói, nếu mày không nhận tội, bọn tao sẽ dần mày những trận tơi tả cho đến chết ».
Được AFP nêu câu hỏi, chính quyền Ích Dương từ chối trả lời về trường hợp này.
Một trong những đồng đội của ông là Uông Oa Long (Wang Guolong), 14 năm trong quân ngũ, nói rằng : « Họ bắt bớ để ngăn cản chúng tôi đoàn kết lại, nhưng có hàng triệu cựu binh như chúng tôi trên toàn đất nước ». Đằng Hưng Cầu kết luận : « Đấu tranh cho quyền lợi của mình còn nguy hiểm hơn là đi chiến đấu ngoài chiến trường ».
Năm nay 56 tuổi, người đàn ông gầy gò chỉ cho thấy những vết thẹo trên cơ thể mình. Ông nói, đó không phải là do chiến tranh, mà là vết tích những trận đòn của công an. Đằng Hưng Cầu nhớn nhác đảo mắt tìm kiếm các camera giám sát trên đường phố, trước khi chọn được một quán ăn kín đáo để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Điện thoại của ông Đằng bị nghe lén và công an vốn đã bố trí các camera để theo dõi nhà ông, bắt tạm giam ông 24 tiếng đồng hồ sau khi hãng tin Pháp AFP liên lạc, để cảnh cáo không được nói chuyện với báo chí.
Giữa Trung Quốc và Việt Nam, các căng thẳng hiện nay do Bắc Kinh ngang nhiên triển khai một giàn khoan tại vùng biển chiến lược Hoàng Sa, chỉ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài các đối đầu.
Anh lính Đằng Hưng Cầu được gởi đến vùng biên giới Việt-Trung tham gia cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu tháng Giêng năm 1979, khi Trung Quốc quyết định « dạy cho Việt Nam một bài học » vì đã đưa quân sang Cam Bốt lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, tay sai của Bắc Kinh. Ông nói : « Với tư cách công dân Trung Quốc, tất nhiên chúng tôi muốn ra trận tiền. Rất nhiều người bạn tôi đã bỏ mạng, hầu hết là lính cùng một phân đội với tôi ».
Trung Quốc nói rằng đã có 6.954 lính tử trận, nhưng các ước tính khác cho biết số lính Trung Quốc bị tử thương vượt quá con số 20.000 quân, phía Việt Nam lại còn cao hơn. Không có tượng đài kỷ niệm nào dành cho cuộc chiến này, và Bắc Kinh hiếm khi nhắc đến.
Tuy vậy theo sử gia Mỹ Trương Tiểu Minh (Xiaoming Zhang) đó là « một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn độc trên thực địa ». Đằng Hưng Cầu kể : « Người dân thường Việt Nam bí mật giúp đỡ bộ đội của họ, thậm chí những ông bà già và phụ nữ cũng nhắm bắn vào chúng tôi ».
Sau gần một tháng tấn công, Trung Quốc lui quân, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều loan tin rằng mình đã chiến thắng.
Mối đe dọa cho ổn định xã hội
Hoa Kỳ đã sản xuất hàng trăm bộ phim và xuất bản nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh « của họ » ở Việt Nam. Nhưng tại Trung Quốc, đề tài này hầu như không bao giờ được nói đến, các bằng chứng bị kiểm duyệt.
Bị cho ra quân trong một Trung Quốc đang cải cách mạnh mẽ dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông Đằng Hưng Cầu chuyển vào làm việc tại một nhà máy quốc doanh. Sau đó bị sa thải vì lý do kinh tế, ông đành ra đường làm người lượm rác. Cũng giống như nhiều người lính khác, « bị loại ra ngoài lề xã hội », « sống vật vờ đói khổ » - Neil Diamant, chuyên gia về các phong trào cựu chiến binh của Dickinson College, Mỹ, nhấn mạnh.
Đằng Hưng Cầu kiếm được khoảng 1.000 nhân dân tệ (160 đô la) một tháng nhờ các công việc lặt vặt, so với mức thu nhập bình quân 2.800 nhân dân tệ tại thành phố Ích Dương (Yiyang) thuộc tỉnh Hồ Nam (Hunan) ở miền trung. Ba năm tù đày của ông là do tội « tập hợp nơi công cộng để phá rối trật tự », vì ông đi biểu tình với các cựu binh khác, tất cả đều mặc quân phục.
Mỗi năm, có nhiều ngàn cựu binh xuống đường trong các cuộc biểu tình. Các tổ chức bảo vệ họ đếm được trên 10.000 người biểu tình vào tháng trước tại 11 tỉnh.
“Hắc lao” và những trận đòn thừa sống thiếu chết
Hiện tượng này là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho ổn định xã hội của đất nước, theo nhận định trên tạp chí Tài Kinh năm ngoái, của trưởng khoa Tiết Cương Lĩnh (Xue Gangling), trường đại học Luật và Khoa học Chính trị Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ giảm quân số lục quân để tăng cường hải quân và không quân. Việc này có nguy cơ gây thêm bất mãn nơi những người phải giải ngũ, cho dù họ bị thẳng tay đàn áp. Là cột trụ của chế độ, Giải phóng quân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, và tất cả các hành động bất tuân thượng lệnh đều bị coi là bất trung với Đảng.
Các nhà báo Trung Quốc cũng khó thể nói đến các vụ biểu tình này, vì sẽ bị kiểm duyệt ngay. Neil Diamant giải thích : « Các vấn đề quân sự là rất nhạy cảm, và đặc biệt khó khăn đối với các cựu binh khi họ muốn xuống đường. Những người bảo vệ môi trường có thể tổ chức được biểu tình, nhưng cựu chiến binh thì không thể ».
Ông Đằng thường chất vấn chính quyền Bắc Kinh. Nhưng ông bị tóm vào « hắc lao », tức loại nhà tù bí mật thường xuyên dùng để nhốt các nhà đối lập đủ loại. Trong trại giam, ông bị đánh đập mỗi ngày, và phải ăn thức ăn thừa ngay trên sàn xà-lim. « Bọn họ nói, nếu mày không nhận tội, bọn tao sẽ dần mày những trận tơi tả cho đến chết ».
Được AFP nêu câu hỏi, chính quyền Ích Dương từ chối trả lời về trường hợp này.
Một trong những đồng đội của ông là Uông Oa Long (Wang Guolong), 14 năm trong quân ngũ, nói rằng : « Họ bắt bớ để ngăn cản chúng tôi đoàn kết lại, nhưng có hàng triệu cựu binh như chúng tôi trên toàn đất nước ». Đằng Hưng Cầu kết luận : « Đấu tranh cho quyền lợi của mình còn nguy hiểm hơn là đi chiến đấu ngoài chiến trường ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét