Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
Từ mấy năm qua, dư luận chứng kiến một nghịch lý tại nhiều nơi, như
Miến Điện, Thái Lan hay Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai phạm trù dân
chủ và phát triển với một kết luận được nhiều người cho là chân lý. Đó
là dân chủ chưa chắc đã có lợi cho phát triển kinh tế, ít ra tại các
nước chưa qua giai đoạn công nghiệp hóa như nhưng các nước Tây phương.
Mục Diễn đàn Kinh tế lần lượt phản bác “chân lý” đó qua phần trao đổi do
Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Hai đầu tuần, Liên hiệp Âu châu quyết định hạn chế mối quan hệ với Thái Lan sau cuộc đảo chính của quân đội vào tháng trước. Dường như là nền quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ của Thái đang có vấn đề với hai cuộc đảo chính, vào Tháng Chín năm 2006 và Tháng Năm năm 2014, xen kẽ là hai cuộc bầu cử và nhiều năm hỗn loạn. Cùng giai đoạn ấy, xứ lân bang là Miến Điện cố chuyển hóa từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ mà chưa có kết quả sau ba năm vẫn đầy bất ổn. Trong khi đó, một xứ ai cũng nói là độc tài, kể cả người dân tại đặc khu kinh tế Hong Kong, là Trung Quốc lại có tiến triển vượt bậc về kinh tế. Khi thế giới bị khủng hoảng và Miến Điện bắt đầu thay đổi thì kinh tế Trung Quốc qua mặt kinh tế Nhật Bản, đến nay thì chuẩn bị vượt Mỹ để là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thưa ông, chúng tôi nhắc lại bối cảnh quốc tế vừa qua để hỏi ông một câu, rằng nền dân chủ có ích lợi gì cho kinh tế không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là đề tài có thể giúp ta nhìn lại Việt Nam, với hai điều kiện. Thứ nhất, về không gian thì hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác nên ta cần thận trọng khi so sánh. Thứ hai, về thời gian thì nền dân chủ không là loại cỏ cứ gieo là mọc nên ta cần tính bằng nhiều thập niên.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ đó và xin đề nghị ông lần lượt giải thích cho ưu điểm của nền dân chủ cho công cuộc phát triển kinh tế sau khi trả lời cho một câu hỏi vì ông vừa nhắc đến. Tại sao nhiều người ở các nước dân chủ Tây phương lại cho rằng chế độ độc tài Á Châu hay tại nơi khác nữa lại có lợi cho công cuộc phát triển?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhắc đến hiện tượng này là để cảnh báo thính giả của chúng ta tại Việt Nam là đừng nên hiểu lầm mà mang họa.
Tại các nước dân chủ Âu-Mỹ, giới trí thức thiên tả thường cho rằng nhà nước nên can thiệp vào kinh tế để điều tiết thị trường và bảo vệ lẽ công bằng xã hội. Nếu sống trong các xã hội này thì ta hiểu ra và chấp nhận điều ấy vì xứ sở đã có quyền tự do nên tranh luận về mức độ can thiệp của nhà nước để nâng cao phẩm chất của cuộc sống ở nơi ấy. Nhưng trí thức Tây phương trở thành duy ý chí khi cho là chế độ độc tài lại có ưu điểm là lấy quyết định sáng suốt và mau lẹ về phân bố tài nguyên quốc gia. Thí dụ được họ hay nêu ra là thành tích tăng trưởng của Trung Quốc.
Cũng các nước dân chủ lại có một thành phần chuyên gia kinh tế hay tư tưởng xã hội xuất thân từ các nước nghèo. Họ đưa ra một quan điểm khác trong các đại học hay trung tâm nghiên cứu Âu-Mỹ. Đó là nền dân chủ vẫn có lợi nhất cho công cuộc phát triển. Lý do là vì họ đã sống trong thực tế lạc hậu và ý thức được cái giá của nạn độc tài mà giới trí thức sinh đẻ ở phương Tây không biết, nên mới cứ đề cao vai trò can thiệp của nhà nước trong các quốc gia đang phát triển.
Vũ Hoàng: Sau khi ông cảnh báo về hoàn cảnh khác biệt ở hai nơi, ta sẽ bắt đầu vào đề. Thưa ông, dân chủ là gì mà có lợi cho công cuộc phát triển hơn chế độc tài?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu thính giả để ý thì đã thấy là từ cả chục năm nay, tiết mục chuyên đề của chúng ta không đề cao dân chủ như một lý tưởng xa vời mà thần diệu như một khẩu hiệu sách động.
Trả lời cho câu hỏi “dân chủ là gì” thì thật vô ích nếu nói “dân chủ là thể chế chính trị đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trước hệ thống luật pháp do người dân góp phần xây dựng”. Định nghĩa có vẻ trừu tượng ấy thật ra lại xa vời trước mối quan tâm thiết thực của nhiều người về sinh hoạt kinh tế. Vì thế, tôi xin nói về nội dung cụ thể của dân chủ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, một xã hội chỉ có dân chủ khi được cởi mở tư tưởng.
Cởi mở là “không ai có độc quyền chân lý”, tức là đưa ra một định nghĩa mà cả nước phải nghe. Tôi không nói đến chân lý “bốn tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ mờ ám giữa Việt Nam và Trung Quốc mà người dân Việt phải tuân thủ. Đấy là một hình thái độc quyền chân lý, tất nhiên là cản trở dân chủ mà còn dẫn tới nạn lệ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Tôi xin nhắc đến một định nghĩa khác của một người có thẩm quyền.
Ông ta tốt nghiệp đại học, từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh, hiện là Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Đấy là một chuyên gia kinh tế, Trung ương Ủy viên, con trai một lão đồng chí của Mao Trạch Đông là Trần Vân. Ông Trần Nguyên này phát biểu như sau, tôi xin trích nguyên văn: “Chúng ta là đảng Cộng sản và sẽ quyết định rằng chủ nghĩa cộng sản là gì.”
Khi một đảng viên cao cấp mà nêu ra một chân lý như vậy thì đảng cũng có quyền định nghĩa về đà tăng trưởng, về quyền làm chủ tập thể hay về phát triển kinh tế. Với tình trạng độc quyền chân lý này thì chẳng có dân chủ mà phát triển cũng chỉ là chuyện ảo. Đó là nội hàm thứ nhất và điều kiện cần thiết của dân chủ: phải có cởi mở tư tưởng và giải trừ tình trạng độc quyền chân lý.
Vũ Hoàng: Như vậy, thưa ông, nếu có cởi mở tư tưởng thì phải có tự do thông tin và thị trường mới có dữ kiện vô tư và khả tín để lấy quyết định về kinh tế hay kinh doanh. Có phải vậy không?
Từ địa hạt tư tưởng đến pháp lý thì nền dân chủ phải đảm bảo được các quyền “tự do dân sự”. Phạm trù này là chuyện tự nhiên trong các nền dân chủ mà không hiển nhiên cho những ai sống quá lâu trong chế độ độc tài. Khái niệm “tự do dân sự” có nghĩa là người dân phải có tự do mà nhà nước không thể hạn chế dù bằng luật lệ. Quyền tự do của người dân mang ý nghĩa đối lập với nhà nước và phải hạn chế quyền lực của nhà nước. Trong các quốc gia dân chủ thì nhà nước chỉ được làm những gì mà dân cho phép, trong khi người dân được quyền xây dựng và phát triển xã hội dân sự, tồn tại song song với nhà nước, để giải quyết yêu cầu thực tế của người dân.
Từ khái niệm tự do dân sự, ta mới có xã hội dân sự và các tổ chức hay hiệp hội của người dân để giúp dân. Vì thế, tự do dân sự mở ra tự do thông tin, tự do nghiệp đoàn, tự do giáo dục và đào tạo hay các cơ quan ngoài chính phủ có chức năng yểm trợ phát triển. Một thí dụ là Bộ Kế hoạch hay Ngân hàng Nhà nước mà muốn ban bố chính sách kinh tế hay tài chính thì phải tham khảo ý dân hay khảo sát thị trường qua các hiệp hội tư nhân, từ công đoàn đến phòng thương mại, nhờ vậy mà tránh được sai lầm hay liều thuốc đổ bệnh. Nói vắn tắt thì vì có sự giám sát và phản ứng thường trực của xã hội dân sự, quốc gia dễ tránh được chính sách sai lầm. Điếu ấy có lợi cho phát triển.
Vũ Hoàng: Thế còn những định chế mà người ta thường nói là cần thiết cho phát triển, như quyền tư hữu, quyền đầu tư và kinh doanh của tư nhân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Những chuyện ấy dĩ nhiên cần thiết, nhưng chỉ xuất hiện và tồn tại sau khi đã có cởi mở về tư tưởng và tự do về dân quyền. Nếu nhà nước giữ độc quyền chân lý về phương hướng đổi mới và nói rằng các thành phần kinh tế đều có quyền hạn như nhau mà thực tế pháp lý lại thu hẹp quyền tư doanh hoặc đề cao chế độ công hữu thì quyền tư hữu hay tự do kinh tế trở thành vô nghĩa. Cũng từ tình trạng yếu kém về định chế này, nhà nước có toàn quyền quyết định về chính sách đầu tư hay tín dụng, chỉ nâng đỡ khu vực quốc doanh và tạo điều kiện cho tay chân nhà nước trục lợi. Đấy là liều thuốc dẫn tới tệ đầu cơ, tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội và tăng trưởng thiếu quân bình. Về dài thì dẫn tới khủng hoảng.
Vũ Hoàng: Ông nói “về dài”, tức là trở lại khái niệm thời gian. Xin ông giải thích thêm cho rõ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đi dần vào kết luận vì thời lượng của chúng ta có hạn.
Người ta nghiệm thấy trong các nước đang phát triển thì xứ nào có mức tự do và dân chủ cao hơn thì cũng có trình độ tăng trưởng khá hơn và sau nhiều thập niên thì trở thành một nước đã phát triển. Bên cạnh đó, các nước chuyển hóa từ chế độ độc tài sang dân chủ thì hay gặp dăm bảy năm khó khăn, với đà tăng trưởng giảm sút. Nhưng nếu kiên định theo hướng đó thì xứ sở sẽ có tương lai khá hơn về lượng lẫn phẩm. Thí dụ ở đây là Đài Loan, Nam Hàn, rồi Philippines hay Indonesia. Trường hợp khó khăn này nay của Miến Điện nên được xét trên cái trục thời gian đó.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, thế còn Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi có những đồng nghiệp là tư vấn kinh tế và tài chính tại Việt Nam lẫn nhiều nước đang cải cách để chuyển hóa, như Miến Điện hay Bangladesh. Họ đánh giá cao tinh thần cầu thị và cải sửa của người dân tại các xứ này trong khi phê phán tinh thần chủ quan tự mãn của Việt Nam. Đó là cái gì cũng làm như biết hết mà chẳng muốn cải cách, chỉ để duy trì đặc quyền và đặc lợi trong hệ thống mờ ám và thiếu trong sáng hiện nay.
Nhận xét của giới tư vấn được thực tế minh chứng khi các ngân hàng và giới đầu tư ngoại quốc đều lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam vì thất vọng với nạn thông tin thiếu minh bạch, trì hoãn cải cách và bảo vệ quyền lợi phe nhóm. Đã có kinh nghiệm làm ăn tại xứ độc tài và ít chú ý đến chính trị, họ vẫn coi ổn định chính trị tại Việt Nam chỉ là chuyện ảo! Nếu dám chuyển hóa qua dân chủ thì Việt Nam sẽ có thể phát triển – và ngay trước mắt thì còn bảo vệ được nền độc lập….
Vũ Hoàng: Thay mặt cho quý khán thính giả, xin cảm tạ ông Nghĩa về lời cảnh báo này.
Chuyển hóa không dễ dàng
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Hai đầu tuần, Liên hiệp Âu châu quyết định hạn chế mối quan hệ với Thái Lan sau cuộc đảo chính của quân đội vào tháng trước. Dường như là nền quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ của Thái đang có vấn đề với hai cuộc đảo chính, vào Tháng Chín năm 2006 và Tháng Năm năm 2014, xen kẽ là hai cuộc bầu cử và nhiều năm hỗn loạn. Cùng giai đoạn ấy, xứ lân bang là Miến Điện cố chuyển hóa từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ mà chưa có kết quả sau ba năm vẫn đầy bất ổn. Trong khi đó, một xứ ai cũng nói là độc tài, kể cả người dân tại đặc khu kinh tế Hong Kong, là Trung Quốc lại có tiến triển vượt bậc về kinh tế. Khi thế giới bị khủng hoảng và Miến Điện bắt đầu thay đổi thì kinh tế Trung Quốc qua mặt kinh tế Nhật Bản, đến nay thì chuẩn bị vượt Mỹ để là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thưa ông, chúng tôi nhắc lại bối cảnh quốc tế vừa qua để hỏi ông một câu, rằng nền dân chủ có ích lợi gì cho kinh tế không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là đề tài có thể giúp ta nhìn lại Việt Nam, với hai điều kiện. Thứ nhất, về không gian thì hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác nên ta cần thận trọng khi so sánh. Thứ hai, về thời gian thì nền dân chủ không là loại cỏ cứ gieo là mọc nên ta cần tính bằng nhiều thập niên.
Kết luận của tôi là dân chủ có ích cho kinh tế mà không là sự chuyển hóa dễ dàng.Tôi xin nhấn mạnh tới nhận thức sai của nhiều người ở phương Tây về ưu thế của chế độ độc tài Á Châu trong công cuộc phát triển quốc gia. Người ta cứ ngợi ca thành tích Trung Quốc sau ba chục năm cải cách kinh tế, xen kẽ với nhiều vụ tàn sát và đàn áp chính trị, trong khi nóng ruột đợi phép lạ của Miến Điện sau có ba năm chuyển hóa. Kết luận của tôi là dân chủ có ích cho kinh tế mà không là sự chuyển hóa dễ dàng. Những gì xảy ra tại Bắc Phi sau mùa Xuân Á Rập cách nay ba năm có thể cho thấy khó khăn của sự chuyển hóa, nhưng chẳng vì vậy mà mình nên duy trì chế độ độc tài.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ đó và xin đề nghị ông lần lượt giải thích cho ưu điểm của nền dân chủ cho công cuộc phát triển kinh tế sau khi trả lời cho một câu hỏi vì ông vừa nhắc đến. Tại sao nhiều người ở các nước dân chủ Tây phương lại cho rằng chế độ độc tài Á Châu hay tại nơi khác nữa lại có lợi cho công cuộc phát triển?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhắc đến hiện tượng này là để cảnh báo thính giả của chúng ta tại Việt Nam là đừng nên hiểu lầm mà mang họa.
Tại các nước dân chủ Âu-Mỹ, giới trí thức thiên tả thường cho rằng nhà nước nên can thiệp vào kinh tế để điều tiết thị trường và bảo vệ lẽ công bằng xã hội. Nếu sống trong các xã hội này thì ta hiểu ra và chấp nhận điều ấy vì xứ sở đã có quyền tự do nên tranh luận về mức độ can thiệp của nhà nước để nâng cao phẩm chất của cuộc sống ở nơi ấy. Nhưng trí thức Tây phương trở thành duy ý chí khi cho là chế độ độc tài lại có ưu điểm là lấy quyết định sáng suốt và mau lẹ về phân bố tài nguyên quốc gia. Thí dụ được họ hay nêu ra là thành tích tăng trưởng của Trung Quốc.
Cũng các nước dân chủ lại có một thành phần chuyên gia kinh tế hay tư tưởng xã hội xuất thân từ các nước nghèo. Họ đưa ra một quan điểm khác trong các đại học hay trung tâm nghiên cứu Âu-Mỹ. Đó là nền dân chủ vẫn có lợi nhất cho công cuộc phát triển. Lý do là vì họ đã sống trong thực tế lạc hậu và ý thức được cái giá của nạn độc tài mà giới trí thức sinh đẻ ở phương Tây không biết, nên mới cứ đề cao vai trò can thiệp của nhà nước trong các quốc gia đang phát triển.
Vũ Hoàng: Sau khi ông cảnh báo về hoàn cảnh khác biệt ở hai nơi, ta sẽ bắt đầu vào đề. Thưa ông, dân chủ là gì mà có lợi cho công cuộc phát triển hơn chế độc tài?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu thính giả để ý thì đã thấy là từ cả chục năm nay, tiết mục chuyên đề của chúng ta không đề cao dân chủ như một lý tưởng xa vời mà thần diệu như một khẩu hiệu sách động.
Trả lời cho câu hỏi “dân chủ là gì” thì thật vô ích nếu nói “dân chủ là thể chế chính trị đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trước hệ thống luật pháp do người dân góp phần xây dựng”. Định nghĩa có vẻ trừu tượng ấy thật ra lại xa vời trước mối quan tâm thiết thực của nhiều người về sinh hoạt kinh tế. Vì thế, tôi xin nói về nội dung cụ thể của dân chủ.
“Không ai có độc quyền chân lý”
Vũ Hoàng: Như vậy, ta đi vào nội dung cụ thể đó. Thưa ông, dân chủ bao hàm những gì?Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, một xã hội chỉ có dân chủ khi được cởi mở tư tưởng.
Cởi mở là “không ai có độc quyền chân lý”, tức là đưa ra một định nghĩa mà cả nước phải nghe. Tôi không nói đến chân lý “bốn tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ mờ ám giữa Việt Nam và Trung Quốc mà người dân Việt phải tuân thủ. Đấy là một hình thái độc quyền chân lý, tất nhiên là cản trở dân chủ mà còn dẫn tới nạn lệ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Tôi xin nhắc đến một định nghĩa khác của một người có thẩm quyền.
Ông ta tốt nghiệp đại học, từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh, hiện là Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Đấy là một chuyên gia kinh tế, Trung ương Ủy viên, con trai một lão đồng chí của Mao Trạch Đông là Trần Vân. Ông Trần Nguyên này phát biểu như sau, tôi xin trích nguyên văn: “Chúng ta là đảng Cộng sản và sẽ quyết định rằng chủ nghĩa cộng sản là gì.”
Khi một đảng viên cao cấp mà nêu ra một chân lý như vậy thì đảng cũng có quyền định nghĩa về đà tăng trưởng, về quyền làm chủ tập thể hay về phát triển kinh tế. Với tình trạng độc quyền chân lý này thì chẳng có dân chủ mà phát triển cũng chỉ là chuyện ảo. Đó là nội hàm thứ nhất và điều kiện cần thiết của dân chủ: phải có cởi mở tư tưởng và giải trừ tình trạng độc quyền chân lý.
Vũ Hoàng: Như vậy, thưa ông, nếu có cởi mở tư tưởng thì phải có tự do thông tin và thị trường mới có dữ kiện vô tư và khả tín để lấy quyết định về kinh tế hay kinh doanh. Có phải vậy không?
Cởi mở là “không ai có độc quyền chân lý”, tức là đưa ra một định nghĩa mà cả nước phải nghe.Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy mà còn phải hơn vậy.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Từ địa hạt tư tưởng đến pháp lý thì nền dân chủ phải đảm bảo được các quyền “tự do dân sự”. Phạm trù này là chuyện tự nhiên trong các nền dân chủ mà không hiển nhiên cho những ai sống quá lâu trong chế độ độc tài. Khái niệm “tự do dân sự” có nghĩa là người dân phải có tự do mà nhà nước không thể hạn chế dù bằng luật lệ. Quyền tự do của người dân mang ý nghĩa đối lập với nhà nước và phải hạn chế quyền lực của nhà nước. Trong các quốc gia dân chủ thì nhà nước chỉ được làm những gì mà dân cho phép, trong khi người dân được quyền xây dựng và phát triển xã hội dân sự, tồn tại song song với nhà nước, để giải quyết yêu cầu thực tế của người dân.
Từ khái niệm tự do dân sự, ta mới có xã hội dân sự và các tổ chức hay hiệp hội của người dân để giúp dân. Vì thế, tự do dân sự mở ra tự do thông tin, tự do nghiệp đoàn, tự do giáo dục và đào tạo hay các cơ quan ngoài chính phủ có chức năng yểm trợ phát triển. Một thí dụ là Bộ Kế hoạch hay Ngân hàng Nhà nước mà muốn ban bố chính sách kinh tế hay tài chính thì phải tham khảo ý dân hay khảo sát thị trường qua các hiệp hội tư nhân, từ công đoàn đến phòng thương mại, nhờ vậy mà tránh được sai lầm hay liều thuốc đổ bệnh. Nói vắn tắt thì vì có sự giám sát và phản ứng thường trực của xã hội dân sự, quốc gia dễ tránh được chính sách sai lầm. Điếu ấy có lợi cho phát triển.
Vũ Hoàng: Thế còn những định chế mà người ta thường nói là cần thiết cho phát triển, như quyền tư hữu, quyền đầu tư và kinh doanh của tư nhân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Những chuyện ấy dĩ nhiên cần thiết, nhưng chỉ xuất hiện và tồn tại sau khi đã có cởi mở về tư tưởng và tự do về dân quyền. Nếu nhà nước giữ độc quyền chân lý về phương hướng đổi mới và nói rằng các thành phần kinh tế đều có quyền hạn như nhau mà thực tế pháp lý lại thu hẹp quyền tư doanh hoặc đề cao chế độ công hữu thì quyền tư hữu hay tự do kinh tế trở thành vô nghĩa. Cũng từ tình trạng yếu kém về định chế này, nhà nước có toàn quyền quyết định về chính sách đầu tư hay tín dụng, chỉ nâng đỡ khu vực quốc doanh và tạo điều kiện cho tay chân nhà nước trục lợi. Đấy là liều thuốc dẫn tới tệ đầu cơ, tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội và tăng trưởng thiếu quân bình. Về dài thì dẫn tới khủng hoảng.
Vũ Hoàng: Ông nói “về dài”, tức là trở lại khái niệm thời gian. Xin ông giải thích thêm cho rõ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đi dần vào kết luận vì thời lượng của chúng ta có hạn.
Người ta nghiệm thấy trong các nước đang phát triển thì xứ nào có mức tự do và dân chủ cao hơn thì cũng có trình độ tăng trưởng khá hơn và sau nhiều thập niên thì trở thành một nước đã phát triển. Bên cạnh đó, các nước chuyển hóa từ chế độ độc tài sang dân chủ thì hay gặp dăm bảy năm khó khăn, với đà tăng trưởng giảm sút. Nhưng nếu kiên định theo hướng đó thì xứ sở sẽ có tương lai khá hơn về lượng lẫn phẩm. Thí dụ ở đây là Đài Loan, Nam Hàn, rồi Philippines hay Indonesia. Trường hợp khó khăn này nay của Miến Điện nên được xét trên cái trục thời gian đó.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, thế còn Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi có những đồng nghiệp là tư vấn kinh tế và tài chính tại Việt Nam lẫn nhiều nước đang cải cách để chuyển hóa, như Miến Điện hay Bangladesh. Họ đánh giá cao tinh thần cầu thị và cải sửa của người dân tại các xứ này trong khi phê phán tinh thần chủ quan tự mãn của Việt Nam. Đó là cái gì cũng làm như biết hết mà chẳng muốn cải cách, chỉ để duy trì đặc quyền và đặc lợi trong hệ thống mờ ám và thiếu trong sáng hiện nay.
Nhận xét của giới tư vấn được thực tế minh chứng khi các ngân hàng và giới đầu tư ngoại quốc đều lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam vì thất vọng với nạn thông tin thiếu minh bạch, trì hoãn cải cách và bảo vệ quyền lợi phe nhóm. Đã có kinh nghiệm làm ăn tại xứ độc tài và ít chú ý đến chính trị, họ vẫn coi ổn định chính trị tại Việt Nam chỉ là chuyện ảo! Nếu dám chuyển hóa qua dân chủ thì Việt Nam sẽ có thể phát triển – và ngay trước mắt thì còn bảo vệ được nền độc lập….
Vũ Hoàng: Thay mặt cho quý khán thính giả, xin cảm tạ ông Nghĩa về lời cảnh báo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét