750.000 dân Hồng Kông thể hiện
khát vọng dân chủ qua việc tham gia một cuộc trưng cầu dân ý, dù không
chính thức – REUTERS /Tyrone Siu
Thanh Phương -RFI
Hôm qua, 27/06/2014, hơn một ngàn luật sư ở Hồng Kông mặc đồ toàn màu đen đã xuống đường trong một cuộc tuần hành im lặng nhằm phản đối « sự can thiệp » của Trung Quốc vào hệ thống tư pháp của đặc khu hành chính này.
Ngày 10/06 vừa qua, Trung Quốc đã công bố Sách trắng về Hồng Kông
nhằm nhắc nhở rằng đặc khu hành chính này không được vượt quá giới hạn
của nền tự trị trong khuôn khổ chính sách « một quốc gia, hai chế độ ».
Chính sách này được áp dụng kể từ khi Hồng Kông được trao trả lại Trung
Quốc ngày 01/07/1997.
Trong sách trắng nói trên có đoạn ghi rằng các thẩm phán Hồng Kông phải có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, một yêu cầu đã gây phẫn nộ giới tư pháp ở Hồng Kông. Ngay sau khi sách trắng của Trung Quốc được công bố, luật sư đoàn Hồng Kông đã ra một tuyên bố khẳng định rằng các thẩm phán phải bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp, bởi lẻ họ không phải là nhân viên của chính phủ.
Trả lời hãng tin AFP, một nghị sĩ thuộc phe dân chủ, cũng tham gia tuần hành chung với các luật sư hôm qua, cho biết ông rất lo ngại cho chế độ pháp quyền, cho hình ảnh của Hồng Kông trước quốc tế và cho sự độc lập của ngành tư pháp, vốn là yếu tố rất quan trọng của một trung tâm tài chính quốc tế.
Trong một thông cáo nhằm đáp lại cuộc tuần hành của các luật sư, chính quyền Hồng Kông hôm qua khẳng định là không hề có chuyện can thiệp vào chế độ pháp quyền và sự độc lập của ngành tư pháp Hồng Kông.
Kể từ khi Bắc Kinh công bố sách trắng, mối lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc ngày càng tăng. Để thể hiện khát vọng dân chủ, hơn 750.000 người dân Hồng Kông đã tham gia bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, kéo dài 10 ngày và kết thúc ngày mai.
Cuộc trưng cầu dân ý này do các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông tổ chức, đề nghị ba phương án bầu lãnh đạo hành pháp theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Cho tới nay, lãnh đạo Đặc khu Hành chính Hồng Kông vẫn được bầu bởi một ủy ban gồm 1200 thành viên, đa số là những nhân vật thân Bắc Kinh.
Trên nguyên tắc, đến năm 2017, đúng theo hứa hẹn của Bắc Kinh, cử tri Hồng Kông sẽ được quyền bầu trực tiếp Trưởng Đặc khu hành chính, nhưng Trung Quốc không cho họ quyền đề cử các ứng cử viên. Nhiều nhà hoạt động dân chủ sợ rằng Bắc Kinh sẽ chọn toàn những ứng cử viên thân với Hoa lục.
Cuộc trưng cầu dân ý không chính thức nói trên đã khiến Trung Quốc rất bực tức. Tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận gọi cuộc bỏ phiếu là một « trò hề phi pháp ».
Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh, mặc dù không ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng cũng đã phản ứng mạnh trước lời chỉ trích của Hoàn cầu Thời báo. Hôm 24/06, ông Lương Chấn Anh đã tuyên bố rằng, qua cuộc bỏ phiếu nói trên, cử tri Hồng Kông đã « bày tỏ nguyện vọng » về việc tổ chức bầu trực tiếp lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017.
Trong bối cảnh mà người dân Hồng Kông ngày càng lo ngại về sự can thiệp của Bắc Kinh, những người tổ chức cuộc tuần hành thường niên kỷ niệm ngày Hồng Kông được giao trả Trung Quốc 01/07 dự kiến là sẽ có đến nửa triệu người tham gia. Đây sẽ là con số tham gia cao nhất kể từ 10 năm qua.
Trong sách trắng nói trên có đoạn ghi rằng các thẩm phán Hồng Kông phải có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, một yêu cầu đã gây phẫn nộ giới tư pháp ở Hồng Kông. Ngay sau khi sách trắng của Trung Quốc được công bố, luật sư đoàn Hồng Kông đã ra một tuyên bố khẳng định rằng các thẩm phán phải bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp, bởi lẻ họ không phải là nhân viên của chính phủ.
Trả lời hãng tin AFP, một nghị sĩ thuộc phe dân chủ, cũng tham gia tuần hành chung với các luật sư hôm qua, cho biết ông rất lo ngại cho chế độ pháp quyền, cho hình ảnh của Hồng Kông trước quốc tế và cho sự độc lập của ngành tư pháp, vốn là yếu tố rất quan trọng của một trung tâm tài chính quốc tế.
Trong một thông cáo nhằm đáp lại cuộc tuần hành của các luật sư, chính quyền Hồng Kông hôm qua khẳng định là không hề có chuyện can thiệp vào chế độ pháp quyền và sự độc lập của ngành tư pháp Hồng Kông.
Kể từ khi Bắc Kinh công bố sách trắng, mối lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc ngày càng tăng. Để thể hiện khát vọng dân chủ, hơn 750.000 người dân Hồng Kông đã tham gia bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, kéo dài 10 ngày và kết thúc ngày mai.
Cuộc trưng cầu dân ý này do các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông tổ chức, đề nghị ba phương án bầu lãnh đạo hành pháp theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Cho tới nay, lãnh đạo Đặc khu Hành chính Hồng Kông vẫn được bầu bởi một ủy ban gồm 1200 thành viên, đa số là những nhân vật thân Bắc Kinh.
Trên nguyên tắc, đến năm 2017, đúng theo hứa hẹn của Bắc Kinh, cử tri Hồng Kông sẽ được quyền bầu trực tiếp Trưởng Đặc khu hành chính, nhưng Trung Quốc không cho họ quyền đề cử các ứng cử viên. Nhiều nhà hoạt động dân chủ sợ rằng Bắc Kinh sẽ chọn toàn những ứng cử viên thân với Hoa lục.
Cuộc trưng cầu dân ý không chính thức nói trên đã khiến Trung Quốc rất bực tức. Tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận gọi cuộc bỏ phiếu là một « trò hề phi pháp ».
Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh, mặc dù không ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng cũng đã phản ứng mạnh trước lời chỉ trích của Hoàn cầu Thời báo. Hôm 24/06, ông Lương Chấn Anh đã tuyên bố rằng, qua cuộc bỏ phiếu nói trên, cử tri Hồng Kông đã « bày tỏ nguyện vọng » về việc tổ chức bầu trực tiếp lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017.
Trong bối cảnh mà người dân Hồng Kông ngày càng lo ngại về sự can thiệp của Bắc Kinh, những người tổ chức cuộc tuần hành thường niên kỷ niệm ngày Hồng Kông được giao trả Trung Quốc 01/07 dự kiến là sẽ có đến nửa triệu người tham gia. Đây sẽ là con số tham gia cao nhất kể từ 10 năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét