“Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“. -Tướng Nguyễn chí Vịnh
Lê Diễn Đức -RFA
Định mệnh đã đặt Việt Nam nằm sát Trung Quốc. Suốt mấy ngàn
năm, người láng giềng phương Bắc lúc nào cũng xem Việt Nam như là một
tỉnh của mình và lăm le xâm chiếm.
Ba lần Bắc thuộc, từ năm 189 trước công nguyên đến năm 514, gần một
ngàn năm, là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam với chính sách
đô hộ và đồng hoá. Thời nhà Minh, chúng còn thực thi bành trướng nền
văn minh Hoa Hạ, xóa bỏ nền văn minh sông Hồng, như đốt, phá và chở về
Trung Quốc các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, thiến hoạn đàn ông
Việt. Các triều đình Trung Quốc đã không thể đồng hóa được người Việt.
Dù bị ảnh hưởng sâu sắc tập quán và văn hoá Trung Quốc, người Việt vẫn
giữ được bản sắc riêng của mình, nhờ tính dân tộc và tinh thần tự chủ.
Đây là thất bại lớn nhất của quân bành trướng phương Bắc.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, sáng ngày 1/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “trong lịch sử, va chạm với người láng giềng này xảy ra nhiều lần lắm rồi...”.
Ông ta dùng từ “va chạm” là cố ý nói cho nhẹ đi. Thực tế, không
phải là những va chạm bình thường. Mỗi lần “va chạm” là mỗi lần quân
Trung Quốc xua đại quân tiến xuống phía nam: Nhà Tống (năm 1075), nhà
Minh (1407), nhà Thanh (1789), xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974,
chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 và chiếm đóng một phần quần đảo
Trường Sa năm 1988. Phía gây hấn và tiến hành xâm lược luôn luôn là
Trung Quốc.
Tâm thức văn hoá nô dịch dường như đã thấm vào máu thịt của những
người lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Vẫn là não trạng e sợ nước lớn và tự
xem mình bị lệ thuộc.
Vua Lý Công Uẩn đã từng sai sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà
Tống cho làm “Giao chỉ quận vương”, sau lại gia phong làm “Nam Bình
vương” vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông).
Vua Lê Lợi cũng sai sứ sang Trung Quốc cầu phong nhà Minh mặc dù
chính ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, đánh tan tác 20 vạn quân Minh xâm
lược.
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, cũng không khác, đánh đuổi 29 vạn
quân Thanh ra khỏi bờ cõi, ông cũng nhanh chóng bình thường hóa quan hệ
với phương Bắc và cầu vua Càn Long của Trung Quốc phong vương.
Thế nhưng đó là thời kỳ phong kiến, các quốc gia mạnh có thể mang
quân đi xâm lược thôn tính nước khác. Giờ đây là thế kỷ 21. Đã có những
định chế và tổ chức quổc tế bảo vệ trật tự thế giới. Một trong những
nguyên tắc ứng xử trong bang giao của các thành viên Liên Hiệp Quốc là
tôn trọng quyền tự quyết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng ta hãy xem ba nước cộng hoà vùng Baltic: Estonia, Lithuania
và Latvia. Cả ba nước nhỏ bé này đều bị Liên Xô xâm lược và chiếm đóng.
Năm 1990-1991 Liên Xô sụp đổ và tan rã, cả ba nước tuyên bố độc lập và
trở thành những quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Họ nhanh
chóng gia nhập khối Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO (2001-
2004), Liên minh châu Âu (2004) và trở thành những nước phát triển
nhanh, mặc dù trước đó phụ thuộc rất nặng nề vào Liên Xô.
Tham gia khối quân sự NATO, ba nước cộng hoà Baltic không nhằm
chống lại nước Nga. Nhưng trong trường hợp con gấu láng giềng Nga khổng
lồ duơng nanh vuốt ra, họ sẽ được bảo vệ và đáp trả bằng điều 5 của Hiệp
ước Washington “tấn công một nước thành viên là tấn công cả khối NATO”.
Gần hơn, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), một hòn đảo nằm sát nách
Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã có lúc đe doạ tấn công bằng vũ lực, nhưng
cũng huyênh hoang một lúc rồi thôi, bởi vì Mao ý thức được rằng, xung
đột với Đài Loan là đụng tới Đạo luật quan hệ với Đài Loan năm 1979 của
Hoa Kỳ.
Hàn Quốc cũng là một quốc gia châu Á đáng được chú ý. Kể từ năm
1953 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam-Bắc, tại Hàn Quốc vẫn duy trì
gần 30 ngàn lính Mỹ để đề phòng nguy cơ tấn công của phía Bắc và Trung
Quốc. Được bảo đảm an ninh, Hàn Quốc đã làm nên những diệu kỳ diệu trên
sông Hàn, trở thành một nền kinh tế đứng thứ 14 thế giới (2013).
Trong thực tế, các nước láng giềng lớn ỷ thế mạnh luôn muốn có sự
ảnh hưởng của mình lên các nước nhỏ. Vẫn có những nước coi thường luật
pháp quốc tế. Nước Nga của Putin đã sát nhập Cremea và hỗ trợ phiến quân
gây rối ở vùng Đông Ukraina, chính là vì Ukraina chưa có chỗ dựa của
một đồng minh (cả về kinh tế lẫn quân sự). Cũng tương tự như với Gruzia
(Georgia).
Như vậy, với một nước nhỏ, con đường duy nhất có thể ngăn ngừa được
ý đồ xâm lược của nước lớn láng giềng là liên minh quân sự với các quốc
gia khác. Liên minh không phải để chống bất kỳ quốc gia nào, mà để bảo
vệ an ninh cho chính mình.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để
chống lại nước thứ ba, thực sự ám chỉ nước thứ ba là Trung Quôc, vì họ
đang thực thi chính sách phò Tàu. Một nuớc nhỏ hơn, không ngu dại gì gây
chiến tranh với nước lớn láng giềng lớn.
Việt Nam bị bó tay và túng quẫn vì lời tuyên bố nêu trên của nhà
cầm quyền Hà Nội, trước sự xâm phạm chủ quyền ngày càng trắng trợn của
Trung Quốc.
Chính sách phò Trung Quốc để bám giữ và duy trì hệ thống độc tài
toàn trị là nguyên nhân cốt lõi của những bế tắc hiện nay. Nhà cầm quyền
cũng chẳng hế giấu giếm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã
từng nói (trên tờ Tuổi Trẻ Online 1/01/2013):
“Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội
chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Khăng khăng giữ “sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” mà đến hết
thể kỷ 21 cũng chưa biết tới chưa (lời của Nguyễn Phú Trọng), thì làm
sao có thể liên minh quân sự với các nước dân chủ phương Tây, cho dù có
muốn.
Trong hơn hai thập niên qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường
như mở toang cửa đón Trung Quốc vào mặc sức tung hoành, ngậm dấm dần
lãnh thổ bằng các biện pháp kinh tế. Các cuộc trúng tổng thầu EPC của
Trung Quốc chắc chắn mang lại những lợi ích riêng không nhỏ. Nhà cầm
quyền bị kẹt cứng trong vũng lầy ý thức hệ và những lợi lộc từ các dự
án.
Cố đấm ăn xôi như vậy nên bị hiếp đáp, trở mặt, Hà Nội vẫn phải
ngậm bồ hòn làm ngọt. Và rõ ràng chẳng có cách nào trong bối cảnh ấy có
thể “sinh sống hoà bình, hữu nghị với nhau, dĩ nhiên, hoà bình, hữu nghị vẫn phải giữ được độc lập chủ quyền”.
Những cuộc chiến võ mồm của các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục, từ Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội đến Thủ tướng, đều tuyên bố
chắc nịch “không lùi bước trước sự đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ”. Thấm chí Thủ tướng còn tuyên bố “chính phủ đã chuẩn bị tình
huống xấu nhất”. Tình huống xấu nhất là gì? Trung Quốc sẽ phong toả, cấm
vận kinh tế? Không bao giờ! Trung Quốc đang được nhà cầm quyền cộng sản
“cho” quá nhiều. Hầu hết các dự án xây dựng nhá máy điện, khai thác
khoáng sản, đường cao tốc, hoá chất, dầu khí, xi măng…. Dự án Formosa ở
khu Vũng Áng được thuê 70 năm đang đòi trở thành đặc khu trực thuộc Văn
phòng chính phủ. Chiến tranh ư? Càng không! Để mất cả chì lẫn chài sao!
ông Trần Kinh Nghị, cựu Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch, viết:
“Xem ra những gì vị lãnh đạo tối cao của đất nước vừa nói đều đã
được nói trước nay, không có gì mới, trong khi tình hình Trung Quốc
(TQ) lấn chiếm biển đảo thì hoàn toàn mới và đang ngày càng diễn biến
rất khẩn trương và phức tạp. Đã có quá đủ bằng chứng để cho thấy TQ đã
dứt khoát vứt bỏ quan hệ hữu nghị láng giềng, anh em và ý thức hệ… nhằm
đạt mục tiêu độc chiếm biển Đông mà trong đó VN là đối tượng chính và
trước tiên. Vậy mà người đứng đầu Việt Nam (VN) vẫn gọi TQ “bạn láng
giềng lớn”… “muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, không thể
lựa chọn, thay đổi được, có ai chọn được láng giềng đâu”.
“Nếu là nhà ở thì có thể bán nhà dời đến chỗ khác sống, nhưng
với đất nước thì chỉ có cách giữ nước hoặc bán nước ,và do đó nói là
không thể chọn láng giềng là đúng. Nhưng chọn bạn thì ai cấm? Vậy mà VN
tự cấm mình khi các vị lãnh đạo thay nhau nhau tuyên bố với thế giới “VN
không liên minh với ai…”. Làm sao phải “chưa khảo mà xưng” như vậy nhỉ,
nếu không phải là do sợ bóng sợ gió? Đó là bài bản gì nếu không phải là
kế sách của kẻ bạc nhược?”.
“Bán anh em xa mua láng giềng gần” đúng trong bối cảnh xã hội con
người với nhau, nhưng đưa lên tầm quốc gia với quốc gia đã không còn
chính xác. Trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc thì người láng giềng
phương Bắc đã mua đứt tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam chứ không phải
là ngược lại!
© Lê Diễn Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét