Trước sự xúc xiểm của New Zealand, tại sao ông Tập không dùng máy bay MA-60 đi thăm thú các nơi cho thiên hạ biết chất lượng máy bay Trung Quốc?http://motthegioi.vn/tieu-diem/den-ong-tap-can-binh-cung-khong-dam-ngoi-quan-tai-bay-do-trung-quoc-san-xuat-86929.html
Ông Tập toàn đi Boeing cho chắc ăn
Giữa lúc các quan chức quân sự cấp
cao của Campuchia thiệt mạng trên chiếc trực thăng được cho là do Trung
Quốc mới sản xuất và bàn giao, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang
“cưỡi” máy bay, rẽ mây sang Brazil tham dự hội nghị nhóm BRICS (các nền
kinh tế mới nổi).
Ông Tập đi máy bay Mỹ cho chắc
Các chủ tịch Trung Quốc nói chung và Chủ
tịch Tập Cận Bình nói riêng là những người rất cẩn thận trong khâu an
ninh. Với những chuyến bay công cán đường dài, họ thường đi máy bay Mỹ
sản xuất cho an tâm chứ không đi máy bay trong nước sản xuất.
Hãng hàng không vận chuyển đoàn của ông
Tập sang Brazil là Air China. Tuy nhiên, chiếc máy bay chở các quan chức
chóp bu của Bắc Kinh lại không phải “Made in China”. Khi cánh của máy
bay mở ra, ông Tập bước xuống thì các phóng viên tranh thủ chụp được
hình của cả ông Tập, phu nhân và chiếc máy bay của Air China.
Chiếc máy bay có “vinh dự” chở nguyên thủ
của quốc gia đông dân nhất thế giới là chiếc Boeing 747. Dù đi sang
Đức, đến Nga hay mới đây là Brazil thì ông Tập Cận Bình và phu nhân vẫn
kết đi bằng chiếc Boeing 737 hay 747. Chỉ có điều hơi buồn cho Trung
Quốc là chiếc máy bay này lại do Mỹ sản xuất và xem ra thì ban lãnh đạo
Bắc Kinh cũng tin chắc máy bay Mỹ là an toàn nhất, yên tâm nhất khi bay.
Nếu Trung Quốc không sản xuất được máy
bay hay chưa muốn sản xuất máy bay thì là một chuyện. Nhưng nền khoa học
và công nghiệp chế tạo của họ phát triển nhanh nhờ hàng chục năm làm
công xưởng cho cả thế giới. Trung Quốc khoe khoang có thể sản xuất được
tàu vũ trụ và đề ra mục tiêu chinh phục Sao hỏa thì lẽ nào lại không sản
xuất được máy bay vận chuyển vốn không thể phức tạp như tàu vũ trụ.
Trung Quốc cũng có máy bay
Trên thực tế, Trung Quốc cũng sản xuất
một số máy bay vận chuyển như các loại máy bay Y-5 đến Y-12 hay MA-60,
MA-600… do các nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, Thượng Hải, Sơn Tây sản xuất.
Thậm chí, họ còn khoe liên kết với các
hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới để sản xuất máy bay to chẳng kém
Boeing của Mỹ. Chỉ có điều, máy bay này thường được dùng để khai thác
những chuyến bay nội địa ít người đi hay đem mang tặng cho nước ngoài
dưới hình thức trao viện trợ, nhận niềm tin.
Máy bay MA-60 được đem viện trợ cho Tonga |
Tuy nhiên, những nước nhận máy bay của
Trung Quốc thường chỉ là những nước còn gặp khó khăn và đang khát phương
tiện vận chuyển hàng không như Campuchia, Nepal hay các đảo nhỏ ở Thái
Bình Dương. Còn các quốc gia phát triển đều dè chừng trước những chiếc
“quan tài bay” có cánh do Trung Quốc sản xuất.
Chẳng hạn khi Trung Quốc cho Tonga chiếc
máy bay MA-60 do các công nhân Trung Quốc sản xuất cách đây hơn một
tháng, chính phủ New Zealand lo ngay ngáy. Họ sợ công dân nước mình gặp
tai nạn khi đi loại máy bay này nên đã khuyến cáo công dân đừng đến
Tonga.
Chính phủ New Zealand đã đăng một thông
tin chính thức cảnh báo rằng máy bay MA-60 đã dính vào một số tai nạn
mới đây ở các nước khác và không được cấp giấy chứng nhận hoạt động.
Thủ tướng New Zealand John Key đã nói
rằng, nuớc ông không thể ngồi yên khi chiếc “quan tài bay” này chở du
khách là công dân New Zealand tới Tonga. New Zealand cũng giữ lại khoảng
5 triệu USD viện trợ du lịch mà họ dự định dành cho Tonga cho đến khi
nước này bỏ dùng “quan tài bay” của Trung Quốc.
Trước sự xúc xiểm của New Zealand, tại
sao ông Tập không dùng máy bay MA-60 đi thăm thú các nơi cho thiên hạ
biết chất lượng máy bay Trung Quốc?
Anh Tú (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét