Tuần báo Bắc Kinh: Phải buộc Việt Nam lệ thuộc về kinh tế, văn hóa?! -(GDVN /PTS)
中国用心良苦,奉劝越南“浪子回头” -Trung cộng dụng tâm lương khổ, phụng khuyến VN hồi đầu
杨洁篪访越谈南海 奉劝越南早日回头 -http://world.huanqiu.com/article/2014-06/5025942.html
奉劝越南早回头(望海楼) -苏晓晖-http://paper.people.com.cn/rmrbhwb/html/2014-06/19/content_1442844.htm
‘VN không hai lòng trong quan hệ với TQ’ -(Vietnamnet) – 16/12/2013 00:08 GMT+7 Vẫn còn trên VNN
Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc -(Tạp chí xây dựng đảng) -Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc.Tin này là ngày :7:14′ 28/6/2014, mà trên TCXDĐ đã rút mất rồiBản chụp công văn số 1832/BNG-ĐBA ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Ngoại giao – Chỉ thằng tỉnh Quảng đông cũng ra chỉ thị cho bộ ngoại giao một nước phải thực hiện đến 16 điều cũng răm rắp tuân theo
Khắc ghi tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” -(QĐND) — Tình hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi -(QĐND) — Tình hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi -(CRI)
Thêm một bằng chứng lén lút bán nước (Huỳnh Tâm) – (Xem ở cuối bài này)
*** Kiện cái gì, nó mắng nó chưởi nó sỉ nhục…vẫn im ru bà rù -Đến nỗii ngày 15/6/2014 còn cử 200 mạng qua Trung cộng để học hỏi, mà ngày 2/5 nó đã cắm cái giàn khoan ở Hoàng sa, qua học cái gì???,trước diễn đàn Thế giới mà còn tụng niệm là ” anh em, người trong một gia đình”… đã lậm lắm rồi, phải bám theo để bú vú Bắc kinh, dứt sữa là chết, với bất cứ giá nào, thì giới trí thức ta cứ hô “kiện”, ai đi kiện đây, kiện cái gì, cái tiêu đề nhà nước (nhãn hiệu đăng ký độc quyền trên thế giới) là CHXHCN VN , có phải ĐCS VN cùng Trung cộng nhất định trong tương lai sẽ tiến mạnh tiến nhanh tiến vững chắc lên chủ nghĩa cọng sản ( có Bắc Hàn, Cu ba, quốc gia nào muốn cứ nhào vô) thành một lãnh thổ không biên giới, không là của tôi của anh gì cả , mà là QUỐC TẾ VÔ SẢN , thế giới ĐẠI ĐỒNG, thì Hoàng sa Trường sa, Biển đông có là của Trung cộng hay của CHXHCN VN… cũng vậy thôi, chỉ là phần đóng góp để xây dựng chủ nghĩa cọng sản…Vậy thì kiện thế nào, đi kiện thì còn gì là tình QUỐC TẾ VÔ SẢN , làm sao mà xây dựng CNCS được, một điều trái khoáy, vứt Mác Lê đi à???Cứ ba cái chuyện lý lẽ trên giấy và miệng, CSVN có câu rất hay “lời nói mà không thực hành còn thua bãi cứt trâu trồng hành còn có lợi” – Nào là lịch sử, nào là bằng chứng của ta từ thời cố hỷ cố lai…ôi thôi tá lả, mà có đi kiện đâu- Trung cộng cũng trưng bằng chứng ra LHQ đó…làm sao cho thực tế để giành lại phần của Việt nam mà bị Trung cộng cướp, nói hoài cái mà cả thế giới đều biết, không những biết mà chính các Quốc gia lưu trử tài liệu mà ta không có.Đến hôm nay là 2 tháng một tuần ,lãnh đạo tối cao (ông Trọng, hay BCT) đã có nói gì chưa, chưa, thời gian như thế đâu phải là ít so với chuyện hệ trọng là TỔ QUỐC MẤT HAY CÒN – Chỉ toàn dân VN mới có thể lấy lại những gì bị Trung cộng cướp, Tây Mỹ cũng chưa cướp hết nước ta, chỉ một Quần đảo Hoàng sa mà hơn 40 năm không lấy lại được, thì chống ngoại xâm cái gì, còn quay lại bảo “bọn Ngụy VNCH” bán cho Trung cộng, đúng ăn nói càng bừa.Với tình trạng như hiện nay thì chúng ta mất nước cầm chắc, chừng đó Đồng bào ta còn phải hy sinh nhiều hơn nữa và thê thảm hơn nữa, không lẽ để Trung cộng nó đè đầu còn thê thảm hơn với cái nhãn hiệu MẤT NƯỚC.
****************************************************************
Infonet
GS.TS sử học Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định khi trả lời câu hỏi của PV Infonet.
Trung tướng chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng, Võ Trọng Việt (武仲越), thay mặt Bác Đảng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến biên giới Trung Quốc, hội đàm với Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬), Cục trưởng Cục quản lý Biên phòng, Bộ Công an Trung Quốc. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立). Tên được ghi theo Pin Yin Wu Đongli
Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Trung tướng chỉ huy biên giới Võ Trọng Việt (武仲越), Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tên lại được ghi theo tiếng Hán. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Trong buổi họp, Trung Quốc-Việt Nam cùng giới thiệu cơ cấu quân đội biên giới,
nhiệm vụ từng trách nhiệm trong hồ sơ cá nhân, trao đổi giữa Trung Quốc Việt Nam về hợp tác biên giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Bộ Công an biên giới, Cơ quan An ninh và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng ký về việc thành lập “Hợp tác biên giới, 3 cơ chế” (三级边防合作机制)
trụ sở chính tại Phòng Thành tỉnh Quảng Tây.
Để hiểu về
ý nghĩa, giá trị của bộ tư liệu, bản đồ và câu chuyện Trung Quốc phát
động chiến tranh bản đồ, cũng như quan điểm của nhà khoa học về việc
Việt Nam có nên kiện Trung Quốc bây giờ, PV Infonet đã có cuộc trao đổi
với GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Ông Ngọc
cũng là người tham gia rất tích cực vào việc sưu tầm, thẩm định bản đồ,
tư liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc phát biểu tại lễ công bố tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (ảnh Công Khanh) |
Thưa giáo sư, hiện
nay, Trung Quốc đang phát động một “cuộc chiến tranh bản đồ” với những
toan tính vô cùng nguy hiểm, ông có đánh giá như thế nào về những hành
động gần đây của Trung Quốc?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc:
Không phải đến bây giờ mà từ rất lâu rồi Trung Quốc luôn lấn dần từng
bước để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Từ những tấm bản đồ (từ
những năm đầu của thế kỷ 20) khi lần đầu tiên Trung Quốc ra Hoàng Sa, họ
không biết đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và Trung
Quốc tuyên bố Trung Quốc khai phá ra đảo đó và đặt tên cho đảo là Tây
Sa. Rồi lấn xuống cuối đảo Tây Sa, gọi đảo Tri Tôn của Việt Nam là đảo
Nam Cực và giải thích đấy là cực Nam của nước Trung Quốc. Sau đó, mở
rộng bản đồ dần dần ra khu vực khác gọi là Nam Sa, Trung Sa… Tiếp đến,
họ vẽ đường lưỡi bò ban đầu gồm 11 đoạn rồi xuống 9 đoạn và bây giờ là
10 đoạn để găm lại.
Đây là một tuyên bố chính thức Trung Quốc
sẽ biến toàn bộ khu vực này thành đất đai của họ. Và từ bản đồ này để
Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền ở đây và sau này họ sẽ
có các biện pháp để thực thi chủ quyền. Tức là hiện thực hóa đường lưỡi
bò, biến đường lưỡi bò thành lãnh thổ của họ.
Đây là một hành động cướp chiếm, một hành
động xâm lăng trên bản đồ trong khi trước đây Trung Quốc không hề có
một tư liệu gì để chứng minh chủ quyền thì bây giờ họ nói đường lưỡi bò
này có lịch sử đến 2.000 năm. Tôi không hiểu là họ lấy đâu ra tư liệu này.
Rồi Trung Quốc đưa cả vào trong hộ chiếu để cho những công dân Trung
Quốc nghĩ rằng đường lưỡi bò này là của họ. Đây hoàn toàn không có cơ
sở.
Trung Quốc tuyên bố, họ có lợi ích cốt
lõi ở đây. Tuy nhiên, tôi không hiểu rằng cái lợi ích cốt lõi này bắt
đầu từ khi nào? Cho nên, chúng ta mở triển lãm bản đồ như thế này không
chỉ để những người dân trong nước mà còn để cả thế giới biết được rằng
cho đến đầu thế kỷ 20, lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến phía trên của vĩ
tuyến 18, còn từ vĩ tuyến thứ 18 trở xuống là của Việt Nam. Do đó, triển
lãm này là một hình thức không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, giới
thiệu đến đông đảo người dân trong nước mà còn để cả thế giới nhận ra và
cùng Việt Nam trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khó và quyết liệt này.
Không chỉ
phát động chiến tranh bản đồ, hai tháng qua Trung Quốc luôn có những
hành động ngang ngược, vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế trên thực địa.
Vậy theo ông, Nhà nước nên kiện Trung Quốc ra tòa hay không?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc:
Tôi nghĩ rằng đã đến nước này chúng ta không còn con đường nào khác là
phải kiện Trung Quốc. Đây là hình thức thực thi chủ quyền theo Luật pháp
Quốc tế một cách hòa bình và văn minh nhất.
Vây xin ông cho biết các tư
liệu lịch sử cũng như những bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam có giá trị như thế nào trong việc đấu tranh chủ
quyền?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc:
Đây là một hệ thống gồm các tư liệu và bản đồ không chỉ được sưu tầm và
tập hợp của Việt Nam mà còn của Trung Quốc và các nước phương Tây. Các
tư liệu khẳng định một cách rõ ràng và đầy đủ chủ quyền thật sự của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ít nhất là từ đầu thế kỷ 17
cho đến nay trong đó, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ đầu thế kỷ 17
đến cuối thế kỷ 19.
Đây là giai đoạn chúng ta xác lập và thực
thi chủ quyền một cách liên tục và không có tranh chấp cũng như đã tiến
hành rất nhiều hình thức thực thi chủ quyền như đưa người ra bảo vệ và
khai thác các hóa vật và hải vật. Thậm chí đưa người ra ngoài đó để thu
thuế cũng như thực thi trách nhiệm của một đất nước có chủ quyền như cứu
hộ, cứu nạn, cắm mốc chủ quyền, lập miếu thờ, trồng cây để đánh dấu cho
tàu thuyền không đi vào vùng mắc cạn…
Có thể nói, các hoạt động nhằm thực thi
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất đa dạng và
phong phú. Trong đó, đáng chú ý là bộ sưu tập gồm 19 châu bản. Đây là
tài liệu đặc biệt quý giá và độc nhất chỉ Việt Nam mới có gồm những sắc
lệnh mà nhà vua đã trực tiếp chỉ đạo cũng như phê duyệt đội quân ra thực
thi chủ quyền ở ngoài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay những bộ
chính sử biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua sau đó được đem
đi khắc in. Bộ châu bản này không chỉ có giá trị vô giá đối với Việt
Nam mà nó còn khẳng định giá trị quốc tế khi được Unesco công nhận là di
sản thế giới.
Những Châu bản Triều Nguyễn là những văn bản khẳng định Việt Nam đã thực thi chủ quyền Nhà nước đối với 2 quần đào Hoàng Sa, Trường Sa một cách hòa bình và liên tục. |
Các tư liệu về bản đồ cũng rất phong phú
bao gồm hàng trăm bản đồ không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trên
thế giới. Và trong triển lãm này ta chọn những tấm bản đồ có giá trị
đại diện cao nhất, phản ánh chủ quyền của Việt Nam ít nhất là từ khoảng
thế kỷ 16 cho đến nay.
Tuy nhiên, tư liệu để nói chúng ta bắt
đầu thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này theo tôi phải bắt đầu từ
chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế lỷ 17 tổ chức đội Hoàng Sa.
Bản đồ lúc đầu được vẽ một cách hết sức
tượng trưng, không thật chính xác tuyệt đối nhưng càng ngày càng chính
xác hơn, nhất là những bản đồ phương Tây.
Triển lãm lần này chúng ta giới thiệu một
số bản đồ phương Tây có giá trị cao bởi cách vẽ rất khách quan và chính
xác. Đặc biệt, bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen – nhà địa lý
học người Bỉ – người sáng lập Viện địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn.
Đây là bộ gồm 6 tập lên đến gần 600 bản
đồ trong đó có 4 bản đồ về Việt Nam. Một trong 4 bản đồ đó được vẽ rất
rõ ràng, khoa học và chính xác khẳng định chủ quyền của Việt Nam một
cách hết sức minh bạch, không ai có thể phủ định được.
Bộ Atlas cổ tại bảo tàng Hoàng Gia Bỉ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam (ảnh Thái Anh) |
Việc sưu tập bản đồ khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
có ý nghĩa rất cao. Vậy việc thu thập cũng như công tác bảo tồn hiện nay
được triển khai như thế nào?
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc:
Ví dụ bộ Atlas mà tôi vừa giới thiệu trên đây, khi chúng tôi có thông
tin về bộ Atlas đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những chỉ đạo rất
cụ thể, sát sao và quyết liệt như cử chuyên gia sang Pháp, Bỉ để điều
tra, nghiên cứu, sưu tầm, so sánh cũng như đối chiếu nhằm khẳng định bộ
Atlas mà chúng ta sắp mua là bộ gốc, được xuất bản tại Brucxen năm 1827.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về giá trị của nó, về việc
phản ánh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào. Đây
là một bằng chứng cho Việt Nam không chỉ trong tuyên truyền, giới thiệu
mà còn đấu tranh thực thi chủ quyền.
Xin cảm ơn ông!
Thongluan
Thêm một bằng chứng lén lút bán nước (Huỳnh Tâm)
Được đăng ngày Chủ nhật, 23 Tháng 2 2014 20:00
“…Việc
chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung Quốc, trong khi
đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt Nam loan
tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ biên
giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết
đảng cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc…”
Lúc
14 giờ Bắc Kinh, ngày 17 tháng 10 năm 2013 [1], Bộ Công an Trung Quốc,
gửi trát mời đảng cộng sản Việt Nam đến Phòng Thành Quảng Tây làm việc.
Đảng cộng sản Việt Nam hối hả ủy nhiệm Trung tướng Võ Trọng Việt, một
người của Trung Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh chỉ huy Bộ Đội
Biên Phòng sang Trung Quốc làm việc với Chi đội Công an Biên phòng thuộc
Tổng đội Công an Biên phòng khu tự trị dân tộc Choang, tại thành phố
cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây. Trung tướng Võ Trọng Việt đứng đầu phái
bộ Việt Nam sợ hãi cúc cung bá bái trước Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立),
chỉ huy Bộ biên giới Quốc phòng, Bộ Công an Trung Quốc.
Trung tướng Võ Trọng Việt đã ký vào bản tiếp nhận lệnh “Hợp tác biên giới, 3 cơ chế” (三级边防合作机制)
Theo văn bản:
1 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Tư lệnh Bộ Đội Biên Phòng!
2 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Quốc phòng!
3 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Cục quản lý Biên phòng!
Ngoài
“Ba cơ chế……” Việt Nam chấp hành lệnh kiểm tra của Trưởng Đồn Biên
Phòng Cửa Khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam). Cam kết thực hiện “Ba cơ
chế…” và được bảo vệ bởi Chi đội Công an Biên phòng thành phố cảng Phòng
Thành (Trung Quốc).
Trung tướng chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng, Võ Trọng Việt (武仲越), thay mặt Bác Đảng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến biên giới Trung Quốc, hội đàm với Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬), Cục trưởng Cục quản lý Biên phòng, Bộ Công an Trung Quốc. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Cuộc
hội đàm này, dưới sự giám sát của Trung tướng Công an Chu Triêu Huy
(周朝晖), Cục trưởng Cục An ninh Hợp tác Quốc tế, và ASEAN. Trong buổi họp
Trung Quốc phối trí nhiều cơ quan anh ninh, các nhà lãnh đạo hợp tác
quốc tế tham dự, ngoài ra còn có các cơ quan chủ yếu, như Cơ quan biên
giới, kiểm soát biên giới, điều tra tình báo, và truyền thông báo chí.
Cuộc
hội đàm được tổ chức bởi Cục trưởng quản lý Biên giới Thiếu tướng Vũ
Đông Lập (武冬立), Trung Quốc. Giới thiệu Trung tướng Võ Trọng Việt (武仲越)
và phái đoàn Việt Nam.
Đặc
biệt phái đoàn Trung Quốc tự cho mình đứng trên đầu chủ nhà Việt Nam,
và tự công bố hồ sơ hợp tác, đưa ra phương thức trách nhiệm giữa như
Trung Quốc-Việt Nam. Còn đi xa hơn, tự khẳng định tăng cường phối hợp,
buộc Việt Nam thực hiện và duy trì sự ổn định trong khu vực biên giới,
Việt Nam cho phép Trung Quốc thúc đẩy giao lưu kinh tế, song phương chỉ
là hình thức ngoại giao trên lưỡi, cùng các khía cạnh khác, như kiểm tra
về dân sự và quân sự.Về phía Việt Nam, Trung tướng Võ Trọng Việt (武仲越)
với tư cách đảng không có ý kiến nào trao đổi trong cuộc họp hai bên.
Sau
khi hội đàm hai bên, Cơ quan Công an Biên giới của “Cộng hòa Nhân dân
Trung Quốc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết về việc thành
lập “Trụ sở Quốc phòng biên giới”, “hợp tác trọng yếu biên giới”, và
thông báo “Hợp tác biên giới, 3 cơ chế” (三级边防合作机制) chính thức thành lập.
Trung
Quốc đã chuẩn bị trước công tác phối trí lực lượng Bộ Công an biên
giới, thành lập cơ chế hợp tác biên giới Trung Ương, giữa các Cơ quan
Công an Trung Quốc và Bộ chỉ huy biên giới Quốc phòng Việt Nam.
Hai
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam thành lập mỗi Quân đoàn Công an Biên phòng
tương ứng với Quân đoàn Biên giới Việt Nam, theo cấp trụ sở giữa các cơ
chế hợp tác an ninh biên giới, để thực hiện mức độ kiểm tra biên giới
Việt Nam và các (làng biên giới) của Trung Quốc [2]. Việc thành lập các
cơ chế, cả hai bên đều được hưởng lợi trong hợp tác biên giới và thúc
đẩy điều chỉnh vai trò quân sự biên giới, cũng như tích cực trong việc
duy trì truyền thống ổn định an ninh Trung Quốc-Việt Nam, và thúc đẩy
phát triển sinh kế biên giới, củng cố công tác hữu nghị.
Trong
hội đàm phía Trung Quốc đưa ra bước đầu hoạt động, chỉ thị Phó giám đốc
Bộ Công an Biên phòng Chu Thư Khu (周书奎), cùng phái đoàn Thượng Hải đến
thăm Hà Nội và những nơi khác của Việt Nam.
Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立). Tên được ghi theo Pin Yin Wu Đongli
Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Trung tướng chỉ huy biên giới Võ Trọng Việt (武仲越), Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tên lại được ghi theo tiếng Hán. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Trong buổi họp, Trung Quốc-Việt Nam cùng giới thiệu cơ cấu quân đội biên giới,
nhiệm vụ từng trách nhiệm trong hồ sơ cá nhân, trao đổi giữa Trung Quốc Việt Nam về hợp tác biên giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Bộ Công an biên giới, Cơ quan An ninh và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng ký về việc thành lập “Hợp tác biên giới, 3 cơ chế” (三级边防合作机制)
trụ sở chính tại Phòng Thành tỉnh Quảng Tây.
Việc
chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung Quốc, trong khi
đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt Nam loan
tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ biên
giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết
đảng cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc. Đây là một sự
kiện quan trọng, đánh dấu thêm một cột móc sang nhượng lãnh thổ. Từ nay
đảng cộng sản Việt Nam cho phép Trung Quốc tung hoành trên phần đất Móng
Cái thuộc lãnh thổ biên giới của Việt Nam! Sự kiện này đánh dấu đậm vào
lịch sử ô nhục của Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo :
[1] Ký giả Lý Yến Phi, cung cấp bản tin.
[2]
Sau trận chiến ngày 17 tháng 2 năm 1979 những làng xã tại biên giới của
Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm, và ngày nay có nguy cơ biến giới của
Việt Nam một lần nữa âm thần đi theo kế sách “Hợp tác biên giới, 3 cơ
chế” (三级边防合作机制) của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét