Trần Vinh Dự – VOA
Thành công tài chính nhờ vị thế độc quyền vững như bàn thạch của EMG trong lĩnh vực giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế
tại các trường phổ thông công lập ở Việt Nam có thể nói là chưa có tiền
lệ. Chưa có tiền lệ vì họ vừa thu học phí cao (khoảng 150 USD/tháng),
giảng dạy ít giờ (6 tiết/tuần), không phải trả phí tổn về cơ sở vật chất
(vì sử dụng cơ sở vật chất của trường công lập), không cần chi nhiều
cho công tác tiếp thị (vì các trường công đã “lùa” học sinh vào học hộ),
lại không sợ bị cạnh tranh vì không có đối thủ nào khác xin được giấy
phép tương tự.
Thế nhưng điều mà EMG không ngờ tới, cũng không kiểm soát được, là việc Cambridge không còn tin tưởng ở uy tín của EMG. Rõ ràng là sau nhiều vụ tai tiếng bị báo chí phanh phui liên quan đến EMG, Cambridge không thể không cân nhắc việc có nên tiếp tục hợp tác với EMG hay không. Cuối cùng, Cambridge cũng quyết định ngừng hợp tác. Đó là vào khoảng đầu năm 2014, khi Cambridge thông báo với EMG và các trường phổ thông rằng họ sẽ ngưng không cho EMG thực hiện giảng dạy chương trình Cambridge của họ nữa.
Điều này rõ ràng là một đòn đo ván đối với EMG. Mất tư cách là đối tác triển khai chương trình của Cambridge, EMG có nguy cơ trở thành một trung tâm tiếng Anh hoàn toàn bình thường, giống như hàng trăm trung tâm tiếng Anh khác ở Việt Nam. Đó là chưa kể việc uy tín của EMG (trước đây vốn đã bị công luận chỉ trích nhiều) đối với phụ huynh và học sinh bị xuống thấp hơn bao giờ hết.
Vấn đề trở nên thú vị là ngay sau đó, EMG đã quay trở lại một cách “hào hùng” nhờ có sự hỗ trợ của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn. Lãnh đạo của Sở này đã làm mọi cách có thể để bênh vực EMG, bao gồm cả những việc tày đình mà hàng loạt báo chí đã phanh phui như Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Người Lao Động, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, VnExpress, Một Thế Giới, kể cả:
Cho dù chưa có bất cứ điều tra chính thức nào về quan hệ lợi ích giữa Sở Giáo dục Sài Gòn, các lãnh đạo của Sở này, với EMG, hay với Bộ Giáo dục & Đào tạo, thì câu chuyện có vẻ như cũng khá rõ ràng. Đó là dấu hiệu của khái niệm cơ bản trong các nền chính trị thiếu minh bạch và pháp quyền trên thế giới: sự tồn tại của cái gọi là chủ nghĩa tư bản vị thân (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu) – crony capitalism.
Điều nguy hiểm trong trường hợp này là nó xảy ra trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là môi trường đang rèn luyện nên nhân cách và phẩm chất của những thế hệ người Việt Nam tương lai. Việc lợi dụng chức vụ để kiếm tiền, câu kết bè phái để kiếm tiền, tạo ra độc quyền về hành chính (giấy phép) để kiếm tiền, sử dụng học sinh như vật thí nghiệm để kiếm tiền, lừa dối công luận để kiếm tiền, tạo ra sản phẩm giả để kiếm tiền, bôi nhọ quốc thể (trong việc ngang nhiên bịa đặt quan hệ với Bộ Giáo dục Anh và STA) để kiếm tiền… có lẽ là việc đã vượt xa trên nhiều mặt những đặc điểm thông thường của crony capitalism.
Cũng cần nhắc thêm là vụ tai tiếng này đã xảy ra không lâu sau khi có một vụ tai tiếng động trời khác là việc Bộ Giáo dục & Đào tạo tìm cách “xin” Quốc hội cấp ngân sách xấp xỉ 35 nghìn tỷ Đồng (tương đương hơn 1,5 tỷ USD) để làm lại sách giáo khoa. Sau khi bị công luận phản bác gay gắt thì lãnh đạo Bộ này mới trả lời báo chí rằng thực ra trong số đó chỉ có hơn 100 tỷ Đồng là để làm lại sách giáo khoa, phần còn lại là để mua sắm thiết bị và đầu tư vào cơ sở vật chất. Hiện tượng này liên quan đến một khái niệm mà tôi gọi là “đào mỏ ngân sách” (budget mining) sẽ được đề cập trong một bài viết sau.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thế nhưng điều mà EMG không ngờ tới, cũng không kiểm soát được, là việc Cambridge không còn tin tưởng ở uy tín của EMG. Rõ ràng là sau nhiều vụ tai tiếng bị báo chí phanh phui liên quan đến EMG, Cambridge không thể không cân nhắc việc có nên tiếp tục hợp tác với EMG hay không. Cuối cùng, Cambridge cũng quyết định ngừng hợp tác. Đó là vào khoảng đầu năm 2014, khi Cambridge thông báo với EMG và các trường phổ thông rằng họ sẽ ngưng không cho EMG thực hiện giảng dạy chương trình Cambridge của họ nữa.
Điều này rõ ràng là một đòn đo ván đối với EMG. Mất tư cách là đối tác triển khai chương trình của Cambridge, EMG có nguy cơ trở thành một trung tâm tiếng Anh hoàn toàn bình thường, giống như hàng trăm trung tâm tiếng Anh khác ở Việt Nam. Đó là chưa kể việc uy tín của EMG (trước đây vốn đã bị công luận chỉ trích nhiều) đối với phụ huynh và học sinh bị xuống thấp hơn bao giờ hết.
Vấn đề trở nên thú vị là ngay sau đó, EMG đã quay trở lại một cách “hào hùng” nhờ có sự hỗ trợ của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn. Lãnh đạo của Sở này đã làm mọi cách có thể để bênh vực EMG, bao gồm cả những việc tày đình mà hàng loạt báo chí đã phanh phui như Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Người Lao Động, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, VnExpress, Một Thế Giới, kể cả:
- Gửi công văn cho CIE yêu cầu phải tiếp tục nhận EMG làm đối tác triển khai, nếu không sẽ không cho CIE triển khai chương trình của họ tại Sài Gòn;
- Sau khi CIE không chịu nhượng bộ trước yêu cầu của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn, lãnh đạo Sở này đã phối hợp với EMG và nhào nặn ra một chương trình mới gọi là chương trình “tích hợp” để xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho triển khai;
- Loan tin công khai trên báo chí rằng chương trình “tích hợp” này là sản phẩm của sự hợp tác với Bộ Giáo dục Anh Quốc và Cơ quan Quản lý và Khảo thí Quốc gia Anh quốc (STA);
- Sau khi bị chính phủ Anh Quốc (đại diện là Tổng lãnh Sự Vương quốc Anh tại Sài Gòn) phản bác và khẳng định không có bất cứ sự hợp tác nào liên quan đến chương trình này, Sở Giáo dục Sài Gòn lại yêu cầu Tổng lãnh sự Vương quốc Anh đính chính;
- Khi Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tuyên bố không có bất cứ lý do gì phải đính chính, Sở này chữa cháy rằng không phải hợp tác chính thức với STA hay Bộ giáo dục Anh, mà là có một chuyến thăm quan nước Anh và thăm quan các cơ quan này từ năm 2011 (chuyến đi do EMG tổ chức và tài trợ).
Cho dù chưa có bất cứ điều tra chính thức nào về quan hệ lợi ích giữa Sở Giáo dục Sài Gòn, các lãnh đạo của Sở này, với EMG, hay với Bộ Giáo dục & Đào tạo, thì câu chuyện có vẻ như cũng khá rõ ràng. Đó là dấu hiệu của khái niệm cơ bản trong các nền chính trị thiếu minh bạch và pháp quyền trên thế giới: sự tồn tại của cái gọi là chủ nghĩa tư bản vị thân (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu) – crony capitalism.
Điều nguy hiểm trong trường hợp này là nó xảy ra trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là môi trường đang rèn luyện nên nhân cách và phẩm chất của những thế hệ người Việt Nam tương lai. Việc lợi dụng chức vụ để kiếm tiền, câu kết bè phái để kiếm tiền, tạo ra độc quyền về hành chính (giấy phép) để kiếm tiền, sử dụng học sinh như vật thí nghiệm để kiếm tiền, lừa dối công luận để kiếm tiền, tạo ra sản phẩm giả để kiếm tiền, bôi nhọ quốc thể (trong việc ngang nhiên bịa đặt quan hệ với Bộ Giáo dục Anh và STA) để kiếm tiền… có lẽ là việc đã vượt xa trên nhiều mặt những đặc điểm thông thường của crony capitalism.
Cũng cần nhắc thêm là vụ tai tiếng này đã xảy ra không lâu sau khi có một vụ tai tiếng động trời khác là việc Bộ Giáo dục & Đào tạo tìm cách “xin” Quốc hội cấp ngân sách xấp xỉ 35 nghìn tỷ Đồng (tương đương hơn 1,5 tỷ USD) để làm lại sách giáo khoa. Sau khi bị công luận phản bác gay gắt thì lãnh đạo Bộ này mới trả lời báo chí rằng thực ra trong số đó chỉ có hơn 100 tỷ Đồng là để làm lại sách giáo khoa, phần còn lại là để mua sắm thiết bị và đầu tư vào cơ sở vật chất. Hiện tượng này liên quan đến một khái niệm mà tôi gọi là “đào mỏ ngân sách” (budget mining) sẽ được đề cập trong một bài viết sau.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét