Tác giả: Đào Tuấn
Bài đã được xuất bản.: 26/12/2013 06:00 GMT+7
Trong nước cũng thế, ngoài nước cũng vậy.
Trung ương cũng nhiều, địa phương cũng lắm. Hóa ra, chuyện lãng phí,
chuyện trùng lắp là chuyện của… “chúng ta”
Những con số “tế nhị”
Ngày 3/10/2013, bản tin trên một tờ báo điện tử dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: “Tôi vừa từ nước ngoài về, Đại sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết bình quân một năm đón tiếp từ 200- 220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người”. Nhưng cũng chỉ rất nhanh sau đó, câu trên đã được sửa lại thành “một Đại sứ cho biết…”.
Có thể, số đoàn vẫn chỉ là 200-220, nhưng rõ ràng “Một Đại sứ”, khác với “Đại sứ Phạm Xuân Sơn”. Có thể, vì những con số là tế nhị nhạy cảm cũng không biết chừng.
Giá cho một cặp vé khứ hồi đi Moscow rẻ nhất là 17 triệu VNĐ, hạng thương gia lên tới 52 triệu. Không khó để tự những người nông dân tính ra một năm như thế, họ phải làm ra bao nhiêu thóc chỉ để phục vụ cho các đoàn công tác nước ngoài.
Huống chi “đoàn” không phải lúc nào cũng 60 người, nhưng chắc chắn không đoàn nào là 1 người. Huống chi Nga chỉ là một trong khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Huống chi, cũng theo đại sứ Phạm Xuân Sơn kể, lãnh đạo tổng cục Du lịch từng sang tổ chức hội thảo quốc tế bằng cách đưa cho đại sứ quán mấy cuốn băng video, mấy tờ bướm quảng cáo, vài cuốn sách hướng dẫn du lịch nhỏ xíu rồi cùng với đoàn cán bộ chuyên môn… “đi đâu đó”.
Vậy thì có bao nhiêu “tấn thóc” đi đâu đó ra nước ngoài mỗi năm?
3.780 đoàn năm 2012 và 3.200 đoàn năm 2013. Đây là con số mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chính thức công bố.
Phải dừng lại để nhấn mạnh rằng, có lẽ đây là lần đầu tiên những thống kê chính thức về chuyện công cán nước ngoài được công khai trước nhân dân. Dù về nguyên tắc, trước nay chẳng ai quy định đó là tế nhị hay nhạy cảm cả.
“Lớn” ở đây không chỉ là nhiều, mà còn là những phí tổn khổng lồ. Cho dù về lý thuyết, chuyến công cán nào cũng đều được thuyết minh là cần thiết, là hiệu quả.
Chuyện của… “chúng ta”
Tình trạng công tác trong nước cũng tệ không kém. Chủ tịch An Giang kèm theo việc “kêu trời” trước con số 70 đoàn vào công tác mỗi năm đã nêu kỷ lục có đoàn ở tới… 3 tháng, đã mở ngoặc liệt kê thêm bao nhiêu khoản chi phí. Từ tiền vé máy bay, tiền ăn ở, tiền khách sạn… Trong khi, dù không “hỏi câu tương tự”, nhưng cũng là thanh kiểm tra những vấn đề trùng lắp.
Nhưng nói cho cùng, các địa phương cũng chẳng phải chỉ là nạn nhân. Tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Quảng Bình than thở trên Tiền phong trước tình trạng có lúc ông phải “bù đầu” cáng đáng công việc cho 3 vị phó chủ tịch cùng lúc đi công tác nước ngoài. Trong 10 tháng của năm, một tỉnh nghèo như Quảng Bình mà có đến 98 đoàn đi công tác nước ngoài.
Trong nước cũng thế, ngoài nước cũng vậy. Trung ương cũng nhiều, địa phương cũng lắm. Hóa ra, chuyện lãng phí, chuyện trùng lắp là chuyện của… “chúng ta”.
Cần nhắc lại rằng năm nào Chính phủ cũng yêu cầu hạn chế công tác nước ngoài. Năm nào Bộ tài chính cũng yêu cầu chỉ đi trong trường hợp cần thiết. Cũng khối địa phương có trát rành rành hai chữ hạn chế, nhưng xem ra, các bộ ngành địa phương vẫn còn nặng nề lắm với tư tưởng “làng Vũ Đại”: Hạn chế là hạn chế ai đó, chắc trừ mình ra.
Nhớ hồi tháng 9, tại Thái Lan, khi bàn về dự án ngân sách, chuyện công du “nhiều thứ 3 trên thế giới” của thủ tướng nước này đã được đưa ra mổ xẻ, kèm thêm con số chi phí 9,4 triệu USD. 52 chuyến công du. Chi phí 9,4 triệu USD. Trong khi thống kê thương mại cho thấy đất nước đang thâm hụt 18 tỷ USD.
Người dân Thái Lan, với tư cách những người đóng thuế, ít nhất cũng có số liệu cụ thể về chi phí và hiệu quả để tự mình đánh giá.
“Bây giờ phải hết sức cân nhắc đoàn đi, yêu cầu đi, số lượng người đi… phải hết sức chặt chẽ. Tôi đề nghị đồng chí Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh rà soát lại, để có cách kiểm soát và báo cáo Ban Bí thư về vấn đề này”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Có lẽ, muốn tránh lãng phí từ những chuyến công du thì ngoài việc thẳng thắn về con số các đoàn công cán nước ngoài, Chính phủ nên có một bản bạch hóa những chuyến công cán cho từng bộ ngành, từng địa phương.
Để ít nhất khi ký công lệnh cho cán bộ đi nước ngoài, các vị thủ trưởng đáng kính của chúng ta có thể ước lượng ngay được số tiền mà người dân của mình phải “vắt mồ hôi quy xăng” cho những chuyến đi đắt đỏ đó.
Ngày 3/10/2013, bản tin trên một tờ báo điện tử dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: “Tôi vừa từ nước ngoài về, Đại sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết bình quân một năm đón tiếp từ 200- 220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người”. Nhưng cũng chỉ rất nhanh sau đó, câu trên đã được sửa lại thành “một Đại sứ cho biết…”.
Có thể, số đoàn vẫn chỉ là 200-220, nhưng rõ ràng “Một Đại sứ”, khác với “Đại sứ Phạm Xuân Sơn”. Có thể, vì những con số là tế nhị nhạy cảm cũng không biết chừng.
Giá cho một cặp vé khứ hồi đi Moscow rẻ nhất là 17 triệu VNĐ, hạng thương gia lên tới 52 triệu. Không khó để tự những người nông dân tính ra một năm như thế, họ phải làm ra bao nhiêu thóc chỉ để phục vụ cho các đoàn công tác nước ngoài.
Huống chi “đoàn” không phải lúc nào cũng 60 người, nhưng chắc chắn không đoàn nào là 1 người. Huống chi Nga chỉ là một trong khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Huống chi, cũng theo đại sứ Phạm Xuân Sơn kể, lãnh đạo tổng cục Du lịch từng sang tổ chức hội thảo quốc tế bằng cách đưa cho đại sứ quán mấy cuốn băng video, mấy tờ bướm quảng cáo, vài cuốn sách hướng dẫn du lịch nhỏ xíu rồi cùng với đoàn cán bộ chuyên môn… “đi đâu đó”.
Vậy thì có bao nhiêu “tấn thóc” đi đâu đó ra nước ngoài mỗi năm?
3.780 đoàn năm 2012 và 3.200 đoàn năm 2013. Đây là con số mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chính thức công bố.
Phải dừng lại để nhấn mạnh rằng, có lẽ đây là lần đầu tiên những thống kê chính thức về chuyện công cán nước ngoài được công khai trước nhân dân. Dù về nguyên tắc, trước nay chẳng ai quy định đó là tế nhị hay nhạy cảm cả.
Chi phí tiền tỷ ra đi theo các chuyến công cán. Ảnh minh họa |
Và những con số đó được
Phó Thủ tướng nhắc tới kèm theo một lời than “Nhiều nước bạn phản hồi,
có nhiều vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn
khác sang hỏi câu tương tự. Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất
nước”.
Còn người nói cho lòng dân
hai chữ “quá trời” thì chính là Thủ tướng. “Tôi nghe báo cáo có nước
bạn thấy đoàn Việt Nam đến người ta sợ. Các đồng chí phải
xem lại cái này, đi quá trời thế này, dù có giảm nhưng còn
tới 3.200 đoàn như vậy là rất lớn”- ông nói.“Lớn” ở đây không chỉ là nhiều, mà còn là những phí tổn khổng lồ. Cho dù về lý thuyết, chuyến công cán nào cũng đều được thuyết minh là cần thiết, là hiệu quả.
Chuyện của… “chúng ta”
Tình trạng công tác trong nước cũng tệ không kém. Chủ tịch An Giang kèm theo việc “kêu trời” trước con số 70 đoàn vào công tác mỗi năm đã nêu kỷ lục có đoàn ở tới… 3 tháng, đã mở ngoặc liệt kê thêm bao nhiêu khoản chi phí. Từ tiền vé máy bay, tiền ăn ở, tiền khách sạn… Trong khi, dù không “hỏi câu tương tự”, nhưng cũng là thanh kiểm tra những vấn đề trùng lắp.
Nhưng nói cho cùng, các địa phương cũng chẳng phải chỉ là nạn nhân. Tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Quảng Bình than thở trên Tiền phong trước tình trạng có lúc ông phải “bù đầu” cáng đáng công việc cho 3 vị phó chủ tịch cùng lúc đi công tác nước ngoài. Trong 10 tháng của năm, một tỉnh nghèo như Quảng Bình mà có đến 98 đoàn đi công tác nước ngoài.
Trong nước cũng thế, ngoài nước cũng vậy. Trung ương cũng nhiều, địa phương cũng lắm. Hóa ra, chuyện lãng phí, chuyện trùng lắp là chuyện của… “chúng ta”.
Cần nhắc lại rằng năm nào Chính phủ cũng yêu cầu hạn chế công tác nước ngoài. Năm nào Bộ tài chính cũng yêu cầu chỉ đi trong trường hợp cần thiết. Cũng khối địa phương có trát rành rành hai chữ hạn chế, nhưng xem ra, các bộ ngành địa phương vẫn còn nặng nề lắm với tư tưởng “làng Vũ Đại”: Hạn chế là hạn chế ai đó, chắc trừ mình ra.
Nhớ hồi tháng 9, tại Thái Lan, khi bàn về dự án ngân sách, chuyện công du “nhiều thứ 3 trên thế giới” của thủ tướng nước này đã được đưa ra mổ xẻ, kèm thêm con số chi phí 9,4 triệu USD. 52 chuyến công du. Chi phí 9,4 triệu USD. Trong khi thống kê thương mại cho thấy đất nước đang thâm hụt 18 tỷ USD.
Người dân Thái Lan, với tư cách những người đóng thuế, ít nhất cũng có số liệu cụ thể về chi phí và hiệu quả để tự mình đánh giá.
“Bây giờ phải hết sức cân nhắc đoàn đi, yêu cầu đi, số lượng người đi… phải hết sức chặt chẽ. Tôi đề nghị đồng chí Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh rà soát lại, để có cách kiểm soát và báo cáo Ban Bí thư về vấn đề này”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Có lẽ, muốn tránh lãng phí từ những chuyến công du thì ngoài việc thẳng thắn về con số các đoàn công cán nước ngoài, Chính phủ nên có một bản bạch hóa những chuyến công cán cho từng bộ ngành, từng địa phương.
Để ít nhất khi ký công lệnh cho cán bộ đi nước ngoài, các vị thủ trưởng đáng kính của chúng ta có thể ước lượng ngay được số tiền mà người dân của mình phải “vắt mồ hôi quy xăng” cho những chuyến đi đắt đỏ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét