Như vậy, sự ủng hộ những chính thể dân chủ Quốc gia của Cọng sản chỉ là một chiến thuật để các ĐCS địa phương có thể lập một mặt trận Quốc gia thống nhất với các lãnh tụ Quốc gia rồi sẽ gây áp lực với nhóm lãnh tụ này đẻ họ từ bỏ ảnh hưởng Tây phương và hỗ trợ những chánh sách đối nội và đối ngoại thân cộng. Vậy, tóm lại, đây chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp để cho các lãnh đạo trưởng giả tự đào hố chôn mình.Phạm đình Tấn.
Trích từ cuốn “Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học “ của cố GS. Nuyễn văn Bông từ trang 69 đến 79.- Tái bản lần thứ III năm 1970
I –SỰ QUYẾN RỦ CỦA CHỦ NGHĨA CỌNG SẢN :
Chủ nghĩa Quốc gia (QG) ở các nước chậm tiến bao gồm những sắc thái đặc biệt : Vai trò trọng yếu của tầng lớp trí thức Âu hóa, công cuộc canh tân hóa xứ sở và thái độ chống thực , chủ nghĩa Cọng sản (CNCS) hay đúng hơn là chủ nghĩa Lenin đã có những sắc thái tương tự .
Trước hết chủ nghĩa này đào tạo một giới trí thức có một vai trò lãnh đạo, một ý chí mãnh liệt xây dựng một đời sống mới tốt đẹp hơn cho nhân dân của họ.Trong xã hội cổ truyền họ là nhóm độc nhất mong muốn canh tân và có được những kiến thức cần thiết và những kỷ năng để tự đảm trách vai trò lãnh đạo làm thõa mãn khác vọng uy quyền, địa vị và sự cảm thông với quần chúng.
CNCS còn đưa ra giải pháp hấp dẫn cho về những vấn đề canh tân hóa.Công cuộc kỷ nghệ hóa mau chóng và những thành quả thu lượm được của Nga sô trong suốt 20 năm đã là tấm gương sáng làm cho các tân Quốc gia phải thèm khát ước ao.Những kỷ thuật canh tân không phải chỉ giới hạn vào lãnh vực kinh tế. Chủ nghĩa này còn nhấn mạnh vào lãnh vực chính trị kỷ thuật một đảng có qui luật chặt chẽ qui tụ mọi quyền hành như một phương tiện chính yếu giúp các Tân Quốc Gia (TQG) động viên nhân lực cần thiết cho công cuộc kỷ nghệ hóa .
Và sau cùng, chủ nghĩa này còn có khả năng kêu gọi quyến rủ với nhiều lãnh tụ tại các TQG vì tính chất chống tư bản, chống Tây phương của nó. Lý thuyết về đế quốc của Lenin ,hẳn đã làm say mê những tân lãnh tụ, những giới trí thức trẻ tuổi Á Phi khi mà vết tủi hờn của những năm tháng dài bị trị dưới ách thực dân tư bản Tây Âu chưa dễ phai nhòa trong ký ức.Người ta tìm thấy ở đây tiếng kêu gọi quyền tự do khỏi những bọn “ngoại bang bóc lột” và bọn “tay sai của chúng” để giải phóng các Quốc gia thuộc địa khỏi tình trạng chậm tiến về văn hóa và kinh tế.Trong lãnh vực này CS tự coi mình là dòng dõi của cuộc Cách mạng Pháp,là kẻ bảo vệ nhân quyền. Và mặc dù luôn cổ võ thuyết kinh tế quyết định ,nhưng vì toan tính gây ảnh hưởng đến các dân tộc chậm tiến, CS lại nhấn mạnh không phải đến nhu cầu vật chất của con người mà là khát vọng về địa vị,bình đẳng,tự do, thoát khỏi ách thống trị áp bức của ngoại bang.
Trong xã hội Tây phương,trong khi mà giới nhân công càng ngày càng trở nên giàu có ,tiếng gọi của CNCS quả không còn có uy lực mãnh liệt.Với một nền kinh tế kỷ nghệ trưởng thành nhân công được hưởng lương bỗng cao hơn và chia xẻ các quyền lợi kinh tế bỡi các chính quyền dân chủ. Với chính sách kinh tế an lạc người nông dân tại các Quốc gia này đã định được mộtmức sống khá cao,thõa mãn được hết những nhu cầu thiết yếu và dần dà trở thành bảo thủ tự mãn.
Đối với đại đa số quần chúng trong xã hội cổ truyền CNCS cũng không thâu đạt được đáp ứng mong muốn. Bới vì không phải chỉ nghèo nàn mà con người biến thành CS.Tuy nhiên chủ nghĩa này quả đã có ánh hưởng ghê gớm trong các xứ chậm tiến khi ở đó xã hội cổ truyền đang bị chuyển mình vì tác dụng đầu tiên của cuộc kỷ nghệ hóa .Khi những lề lối xưa bị tan vỡ, xã hội bị giao động và những điều kiện được cải thiện hơn lên, người ta bất chợt thấy rằng nỗi đau khổ có thể được giảm bớt và khát vọng vì thế cũng tăng lên. Chính Marx đã nhận xét rằng : “một nhà có thể bé hay lớn, chừng nào căn nhà chung quanh cũng bé như nhau thì nhu cầu cư trú của mọi người được thõa mãn. Nhưng nếumột biệt thự được lên bên căn nhà bé nhỏ. Căn nhà này sẽ trở thành một mái tranh”. Như vậy,chính trong giai đoạn chuyển tiếp giữa xã hội cổ truyền và sự xuất hiện một nền kinh tế kỷ nghệ tự dưỡng mà CNCS có thể có được những đáp ứng mãnh liệt. Sự đáp ứng không phải chỉ riêng trong lực lượng thợ thuyền, hay nông dân đòi hỏi một chương trình cải cách ruộng đất mà cả những thành phần tríthức hấp thụ một nền giáo dục Tây phương, giới chức và lãnh đạo các phong trào tranh đấu.
II-CHỦ NGHĨA QUỐC GIA PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU CHỐNG ĐẾ QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH.
Như Lenin đã nhận định ,bản chất các cuộc Cách mạng ở Nga sô chỉ là một cuộc cách mạng vô sản trongmột quốc gia đế quốc và ông ta không coi cuộc cách mạng này như một phong tràoQuốc gia ở các nước chậm tiến.Vào trong suốt 30 năm sau cuộc Cách mạng mặc dù luôn luôn nói rằng trung thành với giáo điều Marxisme ,thật ra người CS đã tỏ ra lúng túng giữa lý thuyết và thực tế. Họ không thể nào hoàn toàn thay thế đảng vô sản bằng đảng trí thức, cuộc cách mạng tranh đấu và Cách mạng vô sản bằng phong trào Quốc gia và kỷ nghệ hóa ở các nước chậm tiến.
Kết quả là đứng giữa thế giới được phân định làm thế giới của người giàu và thế giới của người nghèo, tiếng gọi của chủ nghĩa này đã không có được đáp ứng đáng kể. Ở Tây phương, nơi có giai cấp vô sản,thợ thuyền như đã nói trên đã được no đủ trong nền kinh tế an lạc. Còn ở các nước chậm tiến, giai cấp vô sản kỷ nghệ, giới mà CS tự nhận là đại diện, thì lại dường như không có hay còn quá yếu. Sự nhấn mạnh một cách ngoan cố vào vai trò đại diện của một cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giới tư bản cũng gần như không có đã là nguyên nhân thất bại của Cộng sản trong cố gắng tranh giành ảnh hưởng với những phong trào quốc gia ở khu vực này. (Vì thế, ở Ấn độ trong khi đảng Quốc Đại đã có được 500.000 đảng viên vào năm 1936 thì đảng CS , trong năm 1934 tức sau 15 năm nổ lực tổ chức, đảng viên chỉ tăng được từ 20 đến 150 . Vào năm 1939, con số của đảng Quốc Đại là 5 triệu so với 5.000 của đảng Cọng sản)
Chiến thuật của Nga sô trong suốt giai đoạn đầu 30 năm đã thay đổi giữa 2 chiến thuật “hữu” và “tả” . “Tả” tức là coi rằng CNTB là kẻ thù của cuộc Cách mạng Xã hội. Vì đảng phái và phong trào được coi là của Tư bản hay đồng minh với tư bản nên Nga sô tấn công tất cả kể cả phong trào quốc gia. Chiến thuật “hữu’ bắt nguồn từ ý muốn cộng tác của Nga sô với các quốc gia Tâyphương để chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa Phát Xít. Chấp nhận chính sách này, đảng CS địa phương ở các nước chậm tiến thoát khỏi tình trạng biệt lập vô vọng vì họ có thể liên mính hay cố gắng cả có thể gia nhập những phong trào “quốc gia trưởng giả” để chống lại kẻ thù chung của cả quốc gia lẫn CS là tập đoàn cai trị quý tộc và chủ nghĩa thuộc địa. (CS gọi là phong kiến và đế quốc).
Mãi cho đến khi cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga sô và Hoa kỳ bắt đầu,Nga sô thấy rằng cần phải động viên toàn thể những lực lượng có được, không cần đếm xỉa đến đặc tình giai cấp nhằm chống lại Hoa kỳ và đồng minh của quốc gia này. Trong giai đoạn này chủ nghĩa Mao ,chủ nghĩa được Mao trạch Đông đề xướng trong thời kỳ thế chiến thứ II trong cuộc kháng chiến chống Nhật đã đem lại giải đáp cho nhu cầu ngoại giao của Nga sô. Chiến thuật của họ Mao kêu gọi một sự liên minh với “tất cả các giai cấp” chống Phát xít Nhật. Đốivới Nga sô, kẻ thù chính yếu được định danh không phải là tư bản hay phát xít mà là “đế quốc” một từ ngữ của Liên sô đồng nghĩa với Hoa kỳ.
Với chiến thuật công khai kêu gọi “tất cả các giai cấp” đảng CS tại các nước chậm tiến thôi không còn bị bó buộc phải tấn công giới tư bản địa phương, cố gắn bó vào cơ sở vô sản là những lực lượng gần như không đáng kể hay quá yếu kém.Họ có thể ủng hộ bất cứnhóm nào có được một chương trình chống thực quyến rủ.
Sự chấp nhận chiến thuật Mao cho ta thấy một sự thay đổi căn bản trong những mục tiêu của Nga sô từ chủ nghĩa vô sản đến chủ nghĩa Quốc gia, từ cách mạng thế giới đến sự bành trướng của thế lực Nga sô. Người ta có thể cắt nghĩa là “giới cách mạng chuyên nghiệp” đã được thay thế bằng một giới lãnh đạo có tính cách quản trị và bàn giấy và giới này thường có thái độ bảo thủ muốn duy trì nguyên trạng trong xã hội của họ.
Một khi mà CNCS thế giới, trong thực tế đã bị thay thế bằng mục tiêu có tính cách thiết thực hơn nhiều là bành trướng sức mạnh Liên sô và sức mạnh của giới lãnh đạo tại quốc gia này, thì hình ảnh một thế giới được phân định cứng rắn rõ ràng giữa trắng và đen, giữa CS và Đế quốc không còn nữa. Nga sô không còn bắt chước Mỹ gọi trung lập là “vô luân”. Krushchev có thể chấp nhận hiện hữu của một phe thứ ba,phe Trung lập nếu không thân Nga thì thường là chống Mỹ. Kể từ năm 1950 trở đi Nga sô đã tích cực ủng hộ và viện trợ kỷ thuật, kinh tế cho các quốc gia này. Mục tiêu thực tế của Nga sô là có được sự ủng hộ nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Hoa kỳ và đồng minh của Hoa kỳ nhất là trong vấn đề căn cứ quân sự, nguyên liệu, thị trường và hỗ trợ ngoại giao tại các Quốc gia chậm tiến.
Để theo đuổi mục tiêu này Nga sô không ngại ngần ve vãn giới lãnh đạo quốc gia trí thức, giới mà Nga sô thường gọi là “quốc gia trưởng giả” và đảng CS địa phương được biến thành công cụ chính yếu của Nga sô để thi hành chính sách ve vãn đó. Chừng nào mà các phong trào quốc gia còn có sắc thái chống đế quốc,chống Mỹ, Nga sô còn ra lệnh cho các đảng CS địa phương phải hỗ trợ, phải từ bỏ sự chống đối. Nhưng đường lối đối nội của Chính phủ do giới “quốc gia trưởng giả” lãnh đạo, Nga sô không muốn giúp các ĐCS này cướp chính quyền vì làm như vậy sẽ đẩy các Tân Quốc gia sang phía Tây phương. Thực tế hơn nữa là các chính phủ và các phong trào quốc gia nói chung thường mạnh mẽ hơn ĐCS nhiều và do đó càng ích lợi cho việc thâu đạt những mục tiêu ngoại giao của Nga sô.
Sự ve vãn còn đi xa hơn nữa vào năm 1959 khi Nga sô ám chỉ rằng các ĐCS nên đi theo con đường phát triển từ chủ nghĩa vô sản tới chủ nghĩa quốc gia. Các nước chậm tiến sẽ biến chuyển theo con đường xã hội dưới sự lãnh đáo của Quốc gia trưởng giả và ĐCS nên chấp nhận sự lãnh đạo đó. Đối với Marx và Lenin, điều này hết sức là vô nghĩa vì vai trò lãnh đạo giai cấp đấu tranh sẽ chuyển vào tay kẻ thù trong cuộc tranh đấu đó. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân rạn nứt giữa Moscou và Bắc kinh ,mặc dù đó chỉ là một phần trong cuộc tranh chấp có tầm mức rộng lớn hơn là vấn đề “chung sống hòa bình” với thế giới tư bản. Trong khimà Trung hoa nhấn mạnh vào quan điểm là chỉ có ĐCS mới là công cụ đáng tin cậy và cần phải triệt để hổ trợ để lật đổ chính quyền “Quốc gia trưởng giả”, quan điểm của Nga sô đã hết sức là phi lý thuyết và thực tiễn. Krushchev cho rằng “trong những hoàn cảnh thuận lợi,nhất là khi thế quân bình cường lực đã thay đổi rõ rệt có lợi cho thế giới CS thì giới lãnh đạo Quốc gia trưởng giả, sẽ ngãtheo CSvà do đó Cách mạng sẽ đi từ trên xuống hơn là từ dưới lên”.
Cách mạng từ trên xuống dưới như vừa nói là một chứng minh hiển nhiên là CS vẫn không bao giờ từ bỏ sự chiến thắng cuối cùng hay sự kiểm soát guồng máy chính quyền của họ tại các khu vực chậm tiến. Sự cộng tác hiện tại với phần tử Quốc gia thật ra chỉ là một chiến thuật giai đoạn. Nếu theo một kết luận có tính cách luận lý chính sách hiện tại thuộc các ĐCS phải thuần phục lãnh đạo các phong trào Quốc gia sẽ đưa đến sự bãi bỏ hoàn toàn các ĐCS này. Sự thật không phải như vậy! ở nơi nào ĐCS quá yếu kém và phong trào Quốc gia quá mạnh và có thể phục vụ cho cứu cánh của Nga sô, Nga sô không ngần ngại gì tạm thời hy sinh ĐCS như trường hợp lãnh tụ CS Ai Cập bị Nasser tống giam, hiển nhiên là có sự chấp nhận của Krushchev. Tuy nhiên ở nơi nào mà ĐCS khá mạnh, như trường hợp Ấn Độ, Nam Dương,Irak và Cuba, ĐCS là công cụ hết sức ích lợi cho Nga sô dùng để tạo áp lực buộc các phong trào Quốc gia phải giữ nguyên lập trường chống Mỹ hay hơn nữa.
Nếu đọc kỹ sách lược CS, giai đoạn cộng tác với những chánh phủ dân chủ Quốc gia chỉ là cuộc chuẩn bị don đường cho giai đoạn 2 của cuộc cách mạng tại các nước chậm tiến. Giai đoạn một nhằm chống đế quốc “chống tư bản sẽ được thay thế bằng giai đoạn xã hội”. Những nhà lãnh đạo quốc gia trưởng giả một khi đã giải phóng được quê hương họ khỏi ách thống trị Tây phương và đã chuẩn bị xong con đường phát triển xứ sở sẽ chấm dứt nhiệm vụ lịch sử của họ. Vì canh tân hóa sẽ gây cho họ những khó khăn mà chỉ có kỷ thuật CS về phát triển là có thể giúp ích cho họ giải quyết những vấn đề xã hội và kinh tế. Các lãnh tụ quốc gia trưởng giả có thể chống đối đường lối CS và khi đó họ thõa hiệp với nhóm phản động trong nước và bè lũ đế quốc .
Trong hoàn cảnh mới mẻ đó, CS phải tấn công nhóm bây giờ gọi là “bọn trưởng giả phản động” và tố cáo họ là đã mỵ dân, dùng chiêu bài xã hội để ngụy trang quyền lợi tập đoàn bằng lợi ích quốc gia và kết hợp tất cả những lực lượng tiến bộ vào cuộc tranh đấu chống tập đoàn phản động này.
Như vậy, sự ủng hộ những chính thể dân chủ Quốc gia của Cọng sản chỉ là một chiến thuật để các ĐCS địa phương có thể lập một mặt trận Quốc gia thống nhất với các lãnh tụ Quốc gia rồi sẽ gây áp lực với nhóm lãnh tụ này đẻ họ từ bỏ ảnh hưởng Tây phương và hỗ trợ những chánh sách đối nội và đối ngoại thân cộng. Vậy, tóm lại, đây chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp để cho các lãnh đạo trưởng giả tự đào hố chôn mình.
KẾT LUẬN.
Nói tóm lại CNQG tại các nước chậm tiến mặc dù có nguồn gốc sâu xa từ CNQG Tây Âu nhưng nó không chứa đựng sắc thái ngôn ngữ là lòng trung thành đối với chính phủ độc nhất nói ngôn ngữ đó. CNQG tại các nước chậm tiến được phát khởi ngay trong lòng những mâu thuẫn của chủ nghĩa thuộc địa, được nung đúc bằng căm thù bóc lột và miệt thị của ngoại bang và với một ý chí mãnh liệt của toàn thể các tầng lớp dân chúng đoàn kết nhau trong các phong trào Quốc gia bài thực. Chủ nghĩa của giai tầng trí thức, những người đã có cơ hội hấp thụ nền văn minh cơ giới Âu Tây nhưng bị lạc lỏng giữa hai xã hội cổ truyền và xã hội thực dân thuộc địa có khát vọng đi tìm một định danh một ý nghĩa tùy thuộc vào khối đại chúng, một ý cho tìm kiếm cơ hội để áp dụng những kiến thức, những kỷ năng nhằm tạo một cuộc sống hữu ích cho xã hội, cho nhân dân. Như vậy, chủ nghĩa Quốc gia Á Phi có tính chất hướng thượng chứ không phải là một lực lượng phản động, là động lực của Cách mạng chứ không phải thành trì bảo vệ nguyên trạng, Chủ nghĩa Quốc gia Á Phi có thể tìm về nguồn cội lịch sử đề cao những thành tích vẻ vang dù có thật hay chỉ là chỉ là truyền kỳ, nhưng có ít ai lại mong muốn trở về thời “oanh liệt” xưa hơn là hướng về một xã hội được canh tân hóa theo những mẫu mực Tây phương.
Chủ nghĩa Quốc gia còn là một động lực có sức mạnh làm biến đổi cả bản chất CNCS quốc tế. Nhưng chính vì những vấn đề thực tại của một thế giới bị phản đối giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản, vì cuộc chiến tranh lạnh, Nga sô đã chấp nhận những mục tiêu thực tiễn hơn, dù trái với lý thuyết, để tạm thời chấp nhận một sự liên minh với các phong trào Quốc gia do các lãnh tụ “Quốc gia trưởng giả” hướng dẫn nhằm chống lại ảnh hưởng của Hoa kỳ. Người CS chú trọng nhiều đến khía cạnh đối ngoại của chủ nghĩa Quốc gia và chủ nghĩa này chỉ có ích lợi khi là một chủ nghĩa bài Mỹ.
Tuy chấp nhận chiến thuật liên minh, sự liên minh này chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho một giai đoạn kế tiếp khi những người “Quốc gia trưởng giả” đã thành “phản động” vì đã không đi theo đúng đường lối xã hội chủ nghĩa và thõa hiệp với đế quốc . Hãy chờ cho trái cây chín mùi và những lực lượng tiến bộ hơn đảm trách vai trò thanh toán chế độ chuyển tiếp này để đi đến cho đường Cộng sản.
Rất có thể Tây phương cũng có thể trợ giúp cho các nước chậm tiến có được nhịp độ canh tân hóa mau hơn và một nền độc lập tốt đẹp hơn. Nhưng quá khứ còn là một sự nghi kỵ lớn lao vì hầu hết trong lịch sử, Tây phương được coi là kẻ thù của độc lập và canh tân ở các nước chậm tiến.
Trong những ưu thế hiện tại của CS so với Tây phương, các quốc gia Tây phương cần hiểu rõ những xúc động tâm lý do vết tích phong kiến, thực dân còn để lại trong lịch sử các nước chậm tiến. Và trừ phi bằng thiện chí,lòng chân thành muốn có sự trợ giúp nào đó đối với các Tân Quốc gia nhằm xây dựng một chính quyền vững mạnh và có nền tảng quần chúng, nhằm đẩy mạnh và hỗ trợ một chương trình canh tân hóa để nâng cao đời sống nhân dân. Tất cả sự can thiệp hay không thể hiện sức mạnh kinh tế chỉ càng làm chủ nghĩa Cộng sản thêm quyến rủ, thêm đáp ứng ở các nước chậm tiến mà thôi. Và gần đây Cộng sản đã bắt đầu rêu rao một chủ nghĩa “Tân thuộc địa’ khi muốn ám chỉ vào chính sách của Mỹ tại các khu vực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét