Một bức tranh cổ động trên đường phố Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. -AFP
Trong Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN, 61
đảng viên kỳ cựu có yêu cầu Đảng CSVN từ bỏ đường lối sai lầm về xây
dựng Chủ nghĩa Xã hội, để chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ.
Lý do gì đã khiến các đảng viên muốn từ bỏ đường lối CNXH?
Từ bỏ đường lối sai lầm
Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) là những tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ
thống kinh tế – xã hội mà trong đó việc sở hữu các tài sản là của toàn
dân, nhằm mục đích thiết lập sự công bằng trong xã hội.
Theo Chủ nghĩa Marx-Lenin thì CNXH là giai đoạn nằm giữa trong quá trình
từ Chủ nghĩa Tư bản tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản và cần tiến hành cách
mạng vô sản để xóa bỏ Chủ nghĩa Tư bản. Nghĩa là trong CNXH (kiểu Xô
viết) thì không chấp nhận nền kinh tế thị trường.
Gần đây, trong Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN của 61 đảng viên kỳ cựu có đoạn viết rằng: “Trước
tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình,
Đảng CSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai
lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và
dân chủ”.
Một người đứng đầu của Đảng mà nói như
thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến
hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”.
-Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Nhận xét về đường lối xây dựng CNXH ở VN trong thời gian qua, Đại tá
Nguyễn Đăng Quang một đảng viên 45 tuổi đảng, nguyên là cán bộ trong
ngành Công an, người đã ký tên trong thư ngỏ nói trên cho biết: mục tiêu
của CNXH là rất nhân văn và tốt đẹp, song nó chỉ là ảo tưởng không thực
tiễn. Đảng CSVN trong suốt thời gian tiến hành đường lối xây dựng CNXH
theo mô hình Xô viết đã phạm phải rất nhiều những sai lầm, mà bản thân
Đảng CSVN đã thừa nhận và cuối cùng đảng đã phải cải cách về kinh tế.
Ông cho biết cá nhân ông và hầu hết các đảng viên đảng CSVN không tin
rằng CNXH có thể thành công được.
Từ Hà nội Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói: “Cho đến nay, như Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng đến hết thế
kỷ này cũng không biết VN đã có CNXH hoàn chỉnh hay chưa? Theo tôi một
người đứng đầu của Đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin
vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về
đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”.
Trả lời câu hỏi tại sao hiện nay có không ít đảng viên Đảng CSVN muốn đảng từ bỏ con đường CNXH?
Trung tá Nguyễn Nguyên Bình, một cán bộ quân đội đã nghỉ hưu đồng
thời cũng là đảng viên – người ký vào thư ngỏ cho biết: trước kia mọi
người đều ngộ nhận về CNXH theo sách vở. Theo bà sở hữu công một cách
mập mờ như hiện nay ở VN thì rất nguy hiểm, điều đó đã tạo kẽ hở cho một
bộ phận cán bộ lãnh đạo biến của công thành của tư hữu một cách mờ ám.
Tranh ảnh cổ động cho ngày 30 tháng 4 diễn ra hàng năm trên khắp nước Việt Nam.
Từ Hà nội, bà Nguyễn Nguyên Bình nói với chúng tôi: “Có một câu nói của Lênin là “Thà là Chủ nghĩa Tư bản thông minh
còn hơn CNXH ngu dốt”, thì tôi thấy trong bao nhiêu năm qua ở trước mắt
tôi, đất nước VN này chỉ có cái CNXH ngu dốt mà không thấy cái CNXH
thông minh ở đâu cả”.
GS. TS. Mạc Văn Trang thấy rằng: vào cuối thế kỷ 19 khi xã hội Tư bản
đầy rẫy bất công và bóc lột hết sức dã man, do đó mục tiêu về CNXH là
hấp dẫn, có sức cuốn hút đông đảo nhân dân trên toàn thế giới. Song do
Chủ nghĩa Tư bản luôn được hoàn thiện, vì có đặc điểm là có cạnh tranh
và buộc phải tự thay đổi cho phù hợp để tồn tại, nên nó đã chiến thắng.
Theo ông thực tiễn đã chứng minh CNXH theo kiểu Xô viết hoàn toàn chỉ là
một giả thuyết khoa học, mà không có triển vọng.
Từ Hà nội, GS. TS. Mạc Văn Trang cho biết: “CNXH trên lý tưởng là rất đẹp, nhưng cái mô hình và cái cơ chế để
hình thành cái xã hội ấy thì nó làm cho cái xã hội ấy ngày càng bộc lộ
những cái hạn chế, những cái xấu hơn. Chính vì thế mà cho đến bây giờ
nhiều đảng viên mới nhận thức được vấn đề này”.
VN hiện không có CNXH đích thực
Khi được hỏi trên thực tế hiện nay về thực chất Đảng CSVN có còn đi theo đường lối XHCN như họ vẫn tuyên truyền hay không?
Bà Nguyễn Nguyên Bình thấy rằng theo lý luận Chủ nghĩa Marx-Lenin nói
rằng hạ tầng cơ sở phải thống nhất với thượng tầng kiến trúc, trên thực
tế ở VN hạ tầng cơ sở đã trở thành đa thành phần sở hữu – đa nguyên thì
không có lý do gì ở thượng tầng là nhất nguyên – một đảng lãnh đạo.
Theo bà ở VN hiện nay không có CNXH đích thực.
Nhất nguyên ở trên thượng tầng nghĩa là
chỉ có ông Đảng lãnh đạo thôi, thế thì tôi thấy riêng cái ấy nó cũng đã
trái với Chủ nghĩa Marx-Lenin rồi.
-Bà Nguyễn Nguyên Bình
Bà Nguyễn Nguyên Bình nói: “Nhất nguyên ở trên thượng tầng nghĩa là chỉ có ông Đảng lãnh đạo
thôi, thế thì tôi thấy riêng cái ấy nó cũng đã trái với Chủ nghĩa
Marx-Lenin rồi. Thế thì những cái thực hành ở VN có lẽ nó không là Chủ
nghĩa Marx-Lenin, nó là một thứ gì đó mà tôi chả biết định nghĩa như thế
nào?”
Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho hay trên thực tế một khi đã đi theo nền
kinh tế thị trường, chấp nhận kinh tế tư nhân thì còn gì là CNXH. Vì mục
tiêu của CNXH là xây dựng một xã hội bình đẳng, mọi tư liệu sản xuất
thuộc về sở hữu của toàn dân. Bây giờ, thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước tức là họ đã đang làm ngược lại. Theo ông, thật ra họ nói họ theo
con đường XHCN chỉ nhằm duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN mà
thôi.
Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Hiện nay họ luôn nói giương cao ngọn cờ CNXH, nhưng trên thực tế
một số cái họ đã không đáp ứng được đòi hỏi này. Vì CNXH thì không thể
có các tập đoàn lợi ích sử dụng của cải của nhân dân, của toàn xã hội
phục vụ cho riêng mình.”
Bình luận về phát biểu của GS. Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương về việc Đảng CSVN cho áp
dụng nền Kinh tế thị trường, rằng: “Trước sau tôi vẫn không đồng ý
quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân”, vì theo Hồ Chí Minh và
cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: “Không bóc lột người. Đảng chống chế độ
“người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm
đảng viên”.
GS. TS. Mạc Văn Trang nói: “Người Cộng sản thường ngôn hành bất nhất, người ta nói như thế,
lý tưởng như thế. Nhưng trong thực tiễn không thể tiến hành được, mà nó
lại sinh ra một xã hội trong đó sự phân hóa giầu nghèo và nhóm lợi ích
nó còn nặng nề hơn và bất công hơn. Nếu cụ Hồ có sống lại thì cụ ấy cũng
không thể tán thành như thế được.”
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức chính trị nào cũng phải chịu trách nhiệm
trước đất nước và dân tộc, đồng thời phải góp phần tích cực khắc phục
những sai lầm đã gây ra của mình nếu như đã có. Vì chỉ có lợi ích của
quốc gia và dân tộc luôn luôn là trên hết tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét