Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Tướng cướp đã từng được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”

Basam

Đôi lời: Bài viết này đã được đăng trên báo Bắc Ninh và các trang mạng khác hồi tháng 11 năm 2013, nhưng đã bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy nội dung trên Facebook “Đất Bắc Ninh : Người Xinh – Cảnh Đẹp“. Trong bài có đoạn: “Liên tục gần 10 năm qua, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương đổi mới, xứng đáng với danh hiệu ‘Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh’ mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã chứng nhận đầu năm 2013“. Như vậy là Ban Tuyên Giáo Trung ương đã từng vinh danh một tướng cướp, lại còn ban tặng cho tướng cướp này danh hiệu ‘Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh’?
——

NGUYỄN THÀNH HƯNG – NHÂN TỐ MỚI THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

06-11-2013
H1Ở thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn), ai cũng biết đến Nguyễn Thành Hưng – con người một thời “lầm đường lạc lối” được chính người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Liên tục gần 10 năm qua, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương đổi mới, xứng đáng với danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã chứng nhận đầu năm 2013.
Phù Khê Thượng hôm nay rộn ràng tiếng máy đục, máy xẻ từ những xưởng mộc, đường làng được đổ bê tông vào tận ngõ xóm, nhiều công trình công cộng được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Vậy là giấc mơ có đường rộng, nhà lầu, xe hơi… của người dân Phù Khê Thượng bao đời nay đã thành sự thật. Một trong những người góp công lớn làm thay đổi sắc diện quê hương là Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng. Kể về vị trưởng thôn một thời lạc
bước, người dân Phù Khê Thượng đều chung niềm tự hào, tin yêu, cảm phục.
Sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo lam lũ, từ thơ ấu, chàng trai làng luôn tự vấn sao người dân quê mình quanh năm vất vả mà vẫn không đủ ăn. Lớn lên, được ra thị xã học, tận mắt chứng kiến cuộc sống an nhàn, no đủ của bạn bè, bị một số phần tử xấu lôi kéo, anh dần dấn thân vào con đường trộm cắp để tiêu xài cho bản thân. Hành động của anh đã phải trả giá bằng những năm tháng “ăn cơm tù, mặc áo số”. Nhờ cải tạo tốt, giữa năm 1995, anh được giảm án trước thời hạn. Ngày ra tù, bà con đến thăm hỏi, động viên anh và có nhiều lời khuyên thấu tình, đạt lý. Với tâm trạng của một người thấm thía nỗi đau, anh quyết tâm làm lại cuộc đời. Từ đây, cuộc đời Nguyễn Thành Hưng bước sang một trang mới.

Ông lập gia đình với người phụ nữ làng bên và cùng vợ chăm lo tổ ấm, tích cực sản xuất phát triển nghề gỗ truyền thống và trong lòng luôn nung nấu khát vọng làm sao để gia đình mình, người dân bớt khổ. Đến khi kinh tế gia đình khấm khá, điều đầu tiên là ông muốn giúp đỡ những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Hiểu rõ những việc ông Hưng làm trong quá khứ lẫn hiện tại nên bà con ai cũng tin yêu, cảm phục. Cuối năm 2004, ông Hưng được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Ngày “nhậm chức” ông vừa mừng vừa lo. Mừng vì được dân tin yêu nhưng lo làm thế nào để giải quyết những vấn nạn còn tồn tại ở địa phương và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
Việc đầu tiên Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng bắt tay làm là cho tháo dỡ chốt barie đầu làng, xoá bỏ việc thu phí giao thông (theo lệ làng) đối với các phương tiện qua lại. Ông nghĩ đất làng nghề mà chặn xe thu phí chẳng khác nào cản bước, kìm hãm sản xuất của bà con. Tiếp đó, đáp ứng tâm nguyện của người dân, ông cho phục dựng lại chùa Hồng Ân- ngôi chùa trong thôn đã bị mất cách đây 50 năm do chiến tranh để bà con có nơi sinh hoạt tín ngưỡng.
Toàn bộ kinh phí hơn 7 tỷ đồng phục dựng đều do ông Hưng vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm cùng nhân dân trong và ngoài thôn công đức. Các bậc cao lão trong thôn kể: 18 tháng ròng rã lăn lộn với công trình đến nỗi cơ thể ông Hưng gầy sọp. Cuối năm 2006 chùa Hồng Ân được khánh thành trong niềm hân hoan, thỏa ước nguyện của bà con trong thôn.
Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động, Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng xem đó như kim chỉ nam để nghĩ và làm nhiều việc có ích cho người dân. Ông Hưng khiêm tốn: “Tôi cũng chẳng được học hành nhiều để hiểu hết những lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tôi luôn khắc sâu lời dạy của Bác về trách nhiệm của người cán bộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tư tưởng của Người chính là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tôi thấy, là cán bộ thì phải gương mẫu đi đầu, luôn đặt lợi ích của người dân lên trước, lo nỗi lo của dân, những việc lợi cho dân thì làm, những việc hại cho dân thì tránh…”.
Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng còn biết phát huy được sức mạnh tập thể, nhờ vậy, một loạt công trình như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, chợ, nhà văn hóa, sân vận động, cải tạo nghĩa trang, xây dựng khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… được thi công nhanh chóng theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những công trình này vừa tạo diện mạo cho quê hương, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển rõ rệt.
Chị Nguyễn Thị Lụa, có 2 gian hàng trong chợ gỗ ở thôn Phù Khê Thượng phấn khởi cho biết: “Từ ngày ông Hưng làm trưởng thôn, chợ gỗ không còn cảnh tranh giành khách bán buôn như trước, tình trạng trộm, cắp cũng chấm dứt. Nhờ ông Hưng mà chợ gỗ mới hoạt động trật tự, nền nếp, giúp chúng tôi yên tâm kinh doanh, sản xuất. Không phải riêng tôi, cứ hỏi tất cả những người bán hàng trong chợ, ai chẳng yêu mến, nể trọng trưởng thôn Hưng”.
Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Song niềm hạnh phúc lớn nhất của ông Hưng không phải ở những phần thưởng đó mà làm sao để xây dựng Phù Khê Thượng ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn. Nói như Phó Chủ tịch UBND xã Phù Khê – Đỗ Tuấn Khanh: Công lao của ông Hưng đối với quê hương khó nói hết thành lời mà thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực do chính người dân Phù Khê Thượng cảm nhận suốt thời gian qua. Người như ông Hưng quả là hiếm…
(Ảnh : Ông Hưng luôn nhắc nhở bản thân sống xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân và sự ghi nhận của các cấp, ngành.)
Đây là link gốc bài viết trên báo Bắc Ninh, hiện đã redirect sang trang chủ: http://baobacninh.com.vn/news_detail/80279/nguyen-thanh-hung-nhan-to-moi-thoi-dai-ho-chi-minh-.html
—–
Bài viết sau đây đăng trên báo Đời sống & Pháp Luật lúc 20h20, ngày 14-08-2014, nhưng cũng đã bị gỡ bỏ.

Vụ bắt Minh Sâm: Tướng cướp được vinh danh “nhân tố mới thời đại”

Trước khi bị cơ quan công an bắt giữ vì có liên quan đến hoạt động của băng nhóm xã hội đen Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm), Nguyễn Thành Hưng được báo chí ca ngợi là “Hoa giang hồ” và được Ban Tuyên giáo trung ương trao tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Cuốn tiểu thuyết “Hoa giang hồ” đi sâu vào phân tích tâm lý, kết hợp với những tình tiết li kỳ về quãng đời tung hoành của Hưng “sóc”. Tên cuốn sách có hàm ý một kẻ giang hồ nay đã là một bông hoa đang tỏa hương thơm, một “người sa ngã có ý thức vì người khác”.  
Tháng 11/2003, Báo điện tử Bắc Ninh có đăng tải bài viết “Nguyễn Thành Hưng – Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” đề cập đến quãng đời lầm đường lạc lối hơn 20 năm trong tù, và sau đó ông Nguyễn Thành Hưng được chính người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Liên tục gần 10 năm, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương.
Với quá khứ làm tướng cướp khét tiếng với số lần tù tội nhiều như đi chợ, thế nhưng cuộc đời “tưởng như bỏ đi” của Nguyễn Thành Hưng có sự hoàn lương kỳ lạ. Khi nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của mọi người, Nguyễn Thành Hưng chú tâm làm ăn và với sự thông minh vốn có, ông nhanh chóng có của ăn của để. Ông quay lại giúp đỡ làng xóm, láng giềng; giúp đỡ anh em một thời lầm lỡ để trở về cuộc sống lương thiện.
H1Nguyễn Thành Hưng bên Bằng khen “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo trung ương.
Tác giả nhấn mạnh, Nguyễn Thành Hưng đã quyết tâm phục thiện để làm lại cuộc đời. Và từ ngày được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, “ông đã vượt qua mọi rào cản và hoàn thành tốt mọi công việc được nhân dân giao phó. Ông ngày càng được bà con nhân dân trong thôn tin yêu, nể trọng”.
Khi được giao được giao trọng trách là trưởng ban kiến thiết xây dựng chùa Hồng Ân, “trưởng thôn” Nguyễn Thành Hưng đã đứng ra thuê thợ mộc, thợ nề từ nhiều vùng quê về làm, riêng phần thiết kế ông tự đảm nhận. Suốt gần hai năm trời, hầu như ngày nào ông cũng ăn ngủ ngoài công trình cùng thợ. Người ông gầy rộc đi. Và khi chùa hoàn thành, mọi người đều ghi nhận tấm lòng của ông, tỏ lòng nể phục người trưởng thôn giàu tâm huyết.
Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động, Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng xem đó như kim chỉ nam để nghĩ và làm nhiều việc có ích cho người dân. Ông Hưng khiêm tốn: “Tôi cũng chẳng được học hành nhiều để hiểu hết những lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tôi luôn khắc sâu lời dạy của Bác về trách nhiệm của người cán bộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tư tưởng của Người chính là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Và “Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng còn biết phát huy được sức mạnh tập thể, nhờ vậy, một loạt công trình như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, chợ, nhà văn hóa, sân vận động, cải tạo nghĩa trang, xây dựng khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… được thi công nhanh chóng theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những công trình này vừa tạo diện mạo cho quê hương, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển rõ rệt.”.
Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2013, Ban Tuyên giáo trung ương đã vinh danh ông Nguyễn Thành Hưng là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” vì những công lao, đóng góp của ông đối với quê hương.
THEO TIN MỚI
——
Bài viết này có nguy cơ sẽ bị gỡ bỏ khỏi các trang mạng, xin lưu lại tại đây.
Kiến Thức
14/08/2014

Chân dung Chủ tịch xã đi Rolls-Royce bị 100 công an vây bắt


Trước khi bị bắt, Nguyễn Thành Hưng được báo chí ca ngợi là “Hoa giang hồ”, Ban Tuyên giáo tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Tháng 11/2003, Báo điện tử Bắc Ninh có đăng tải bài viết “Nguyễn Thành Hưng – Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” đề cập đến quãng đời lầm đường lạc lối hơn 20 năm trong tù, và sau đó ông Nguyễn Thành Hưng được chính người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Liên tục gần 10 năm, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương.
Với quá khứ làm tướng cướp khét tiếng với số lần tù tội nhiều như đi chợ, thế nhưng cuộc đời “tưởng như bỏ đi” của Nguyễn Thành Hưng có sự hoàn lương kỳ lạ. Khi nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của mọi người, Nguyễn Thành Hưng chú tâm làm ăn và với sự thông minh vốn có, ông nhanh chóng có của ăn của để. Ông quay lại giúp đỡ làng xóm, láng giềng; giúp đỡ anh em một thời lầm lỡ để trở về cuộc sống lương thiện.
Tác giả nhấn mạnh, Nguyễn Thành Hưng đã quyết tâm phục thiện để làm lại cuộc đời. Và từ ngày được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, “ông đã vượt qua mọi rào cản và hoàn thành tốt mọi công việc được nhân dân giao phó. Ông ngày càng được bà con nhân dân trong thôn tin yêu, nể trọng”.
Khi được giao được giao trọng trách là trưởng ban kiến thiết xây dựng chùa Hồng Ân, “trưởng thôn” Nguyễn Thành Hưng đã đứng ra thuê thợ mộc, thợ nề từ nhiều vùng quê về làm, riêng phần thiết kế ông tự đảm nhận. Suốt gần hai năm trời, hầu như ngày nào ông cũng ăn ngủ ngoài công trình cùng thợ. Người ông gầy rộc đi. Và khi chùa hoàn thành, mọi người đều ghi nhận tấm lòng của ông, tỏ lòng nể phục người trưởng thôn giàu tâm huyết.
Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động, Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng xem đó như kim chỉ nam để nghĩ và làm nhiều việc có ích cho người dân. Ông Hưng khiêm tốn: “Tôi cũng chẳng được học hành nhiều để hiểu hết những lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tôi luôn khắc sâu lời dạy của Bác về trách nhiệm của người cán bộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tư tưởng của Người chính là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Và “Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng còn biết phát huy được sức mạnh tập thể, nhờ vậy, một loạt công trình như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, chợ, nhà văn hóa, sân vận động, cải tạo nghĩa trang, xây dựng khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… được thi công nhanh chóng theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những công trình này vừa tạo diện mạo cho quê hương, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển rõ rệt.”.
Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2013, Ban Tuyên giáo trung ương đã vinh danh ông Nguyễn Thành Hưng là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” vì những công lao, đóng góp của ông đối với quê hương.
Chiều 13/8, lực lượng CSĐT (Bộ CA) đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp 9 nghi phạm trong băng nhóm xã hội đen tại Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) do 2 giám đốc của 2 Cty cầm đầu. Thông tin từ Cơ quan CSĐT cho hay, 9 nghi phạm này bị bắt giữ về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.Trong số 9 nghi phạm bị bắt giữ, đáng chú ý có Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “sâm”), giám đốc Công ty TNHH Đại An; Nguyễn Thành Hưng, giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh (trụ sở 2 công ty đều tại Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Cơ quan CSĐT xác định, đây là 2 đối tượng cầm đầu băng nhóm xã hội đen tại Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh. Tại hiện trường vụ bắt giữ trên, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự và cơ quan chức năng liên quan đã lập thành hàng rào quanh trụ sở hai công ty để tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt. Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47), lực lượng cảnh sát cơ động, Bộ Công an được huy động tham gia cuộc vây bắt và khám xét này.Việc khám xét trụ sở 2 Công ty được cơ quan CSĐT tiến hành từ chiều 13/8 đến rạng sáng ngày 14/8. Vụ bắt giữ băng nhóm xã hội đen do 2 Giám đốc của 2 Công ty cầm đầu đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân địa phương.
Theo Người Đưa Tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét