Cầu nối liền Trung Quốc với Miến Điện trên sông Irrawady, nơi dự kiến xây thêm một đập thủy điện. – Eitan Simanor
Tú Anh -RFI
Dòng sông Thanlwin của Miến Điện bị cạn kiệt, tỷ trọng muối gia tăng sát hại thủy sản và đe dọa đời sống của hàng triệu dân Miến Điện. Thủ phạm là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn bất chấp hệ quả gây ra cho dân tộc láng giềng. Thế mà Miến Điện, vì lý do phát triển kinh tế, cũng có kế hoạch xây thêm 6 đập. Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh giác.
Lời báo động được đưa ra trong buổi hội thảo về hậu quả của các đập
thủy điện trên dòng sông Thanlwin, diễn ra tại đại học Mounlmein, Miến
Điện, cùng với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia quốc tế, theo loan báo
của hãng tin AsiaNews.
Tại hội nghị này, các chuyên gia Miến Điện, Thái Lan và cả Trung Quốc cho biết họ đã ghi nhận những thiệt hại cho môi trường và đời sống dân chúng ở lưu vực sông. Nguyên nhân thứ nhất là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Thanlwin hoặc Salween (đoạn thượng nguồn của sông tại Trung Quốc gọi là Nu Jiang [Nộ Giang]). Ngoài hệ quả do dòng nước bị cạn kiệt, các chuyên gia tố cáo tình trạng ô nhiễm hóa chất do các tập đoàn công nghiệp Trung Quốc đổ chất phế thải ra sông.
Min Min Nwe, điều hợp viên tổ chức hội thảo cho biết tình trạng ô nhiễm hóa chất vừa đe dọa cá tôm vừa kích thích côn trùng và ốc bưu lớn nhanh phá hoại mùa màng của nhiều làng mạc.
Đời sống người dân ở hạ lưu sông sẽ ra sao nếu Miến Điện cũng quyết định xây thêm 6 đập thủy điện? Trong bản phúc trình gửi Quốc hội Miến Điện, hai trăm chuyên gia quốc tế kêu gọi cơ quan lập pháp « tránh » cho đất nước « kịch bản tai họa » này.
Hội thảo về hệ quả đập thủy điện trên thượng nguồn sông Thanlwin do các hiệp hội Năng lượng tái tạo Miến Điện REAM, Mạng lưới sinh thái và năng lượng Mekong Mee Net… tổ chức.
Sông Thanlwin dài khoảng 2.800 km, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau sông Mêkông. Chảy qua Miến Điện còn có Irrawady, một dòng sông lớn khác.
Tại hội nghị này, các chuyên gia Miến Điện, Thái Lan và cả Trung Quốc cho biết họ đã ghi nhận những thiệt hại cho môi trường và đời sống dân chúng ở lưu vực sông. Nguyên nhân thứ nhất là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Thanlwin hoặc Salween (đoạn thượng nguồn của sông tại Trung Quốc gọi là Nu Jiang [Nộ Giang]). Ngoài hệ quả do dòng nước bị cạn kiệt, các chuyên gia tố cáo tình trạng ô nhiễm hóa chất do các tập đoàn công nghiệp Trung Quốc đổ chất phế thải ra sông.
Min Min Nwe, điều hợp viên tổ chức hội thảo cho biết tình trạng ô nhiễm hóa chất vừa đe dọa cá tôm vừa kích thích côn trùng và ốc bưu lớn nhanh phá hoại mùa màng của nhiều làng mạc.
Đời sống người dân ở hạ lưu sông sẽ ra sao nếu Miến Điện cũng quyết định xây thêm 6 đập thủy điện? Trong bản phúc trình gửi Quốc hội Miến Điện, hai trăm chuyên gia quốc tế kêu gọi cơ quan lập pháp « tránh » cho đất nước « kịch bản tai họa » này.
Hội thảo về hệ quả đập thủy điện trên thượng nguồn sông Thanlwin do các hiệp hội Năng lượng tái tạo Miến Điện REAM, Mạng lưới sinh thái và năng lượng Mekong Mee Net… tổ chức.
Sông Thanlwin dài khoảng 2.800 km, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau sông Mêkông. Chảy qua Miến Điện còn có Irrawady, một dòng sông lớn khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét