Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên phải) đang truy đuổi tàu cá Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: H.V.M
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf Ngư dân Quảng Ngãi hành nghề tại khu vực Hoàng Sa bị tàu Trung
Quốc truy đuổi, tấn công, cướp phá ngư cụ và hải sản… vẫn tiếp diễn. Một số vụ việc mới nhất xảy ra mà mãi sau cả tháng Hà Nội mới lên
tiếng yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho ngư dân Việt Nam; trong khi đó thì
Trung Quốc cho rằng ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của họ. Lên tiếng muộn!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình vào ngày 9 tháng 9
trong cuộc họp báo đã trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về hành
động mới nhất của Trung Quốc đối với ba tàu cá của ngư dân Việt Nam
trong tháng 8, cho biết cơ quan chức năng Việt Nam đã xác minh các thông
tin đã loan và yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các
hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời không để tái diễn
những hành động như thế và bồi thường cho ngư dân Việt Nam.
Tin tức được truyền thông trong nước loan tải chỉ nói vào ngày 1 và
14 tháng 8 hai tàu cá Quảng Ngại số hiệu QNg 96416TS và QNg96674TS khi
đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị
một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản.
Cũng theo truyền thông trong nước thì tiếp đó vào ngày 15 tháng 8,
tàu Quảng Ngãi QNG96697TS bị hai ca nô cao su mang cùng số hiệu 207 của
phía Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, đánh đập ngư dân và tịch thu
một số tài sản trên tàu. Vụ việc cũng xảy ra tại khu vực quần đảo Hoàng
Sa. Tên tuổi của thuyền trưởng cũng như chủ của những chiếc tàu gặp nạn
Trung Quốc như vừa nêu đều không được nêu ra mặc dù trước đó khi các
tàu về đến bến, truyền thông trong nước đều ghi rõ.
Những cái lấy thì họ đem qua ca nô còn
những cái không lấy thì vứt xuống biển như thuyền thúng để làm lưới của
mình họ thả xuống biển, nắp hầm cá cũng vứt. Nói chung họ lấy rất tàn
nhẫn để mình quay về quê không thể nào đánh bắt được nữa
Thuyền trưởng chiếc QNg96697TS
Ngoài ra lý do chậm lên tiếng của Hà Nội về những trường hợp như vừa nêu là cần có thời gian điều tra xác minh.
Thuyền trưởng chiếc QNg96697TS, ông Lê Khởi, kể lại sự việc tàu ông bị phía Trung Quốc truy đuổi, tấn công, cướp phá như sau: Ngày 15 tháng 8 tôi đang đánh bắt tại Hoàng Sa ở vị trí 16,59 độ
Bắc, 112, 17 độ Đông họ chạy 2 chiếc ca nô đâm thẳng vào tàu của tôi.
Tôi bỏ chạy nhưng họ rượt đuổi miết không để cho họ lên tàu. Nhưng khi họ lên tàu được thì trước hết họ đập cửa kính, đánh
thuyền viên. Trong khi đó tôi vẫn còn chạy, họ chun vào buồng lái đánh
và khống chế tôi. Họ lấy tài sản như Icom, máy định vị… Cái gì lấy thì
lấy, cái gì không thì phá như bình ga nấu cơm của mình thì họ vứt xuống
nước. Những cái lấy thì họ đem qua ca nô còn những cái không lấy thì vứt
xuống biển như thuyền thúng để làm lưới của mình họ thả xuống biển, nắp
hầm cá cũng vứt.
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng
vào tàu cá Việt Nam hồi tháng 7, 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Báo laodong.com.vn
Nói chung họ lấy rất tàn nhẫn để mình quay về quê không thể nào đánh bắt được nữa. Bỏ sót?
Một nạn nhân khác là ông Trần Hiền, chủ tàu và thuyển trưởng chiếc
QNg66074TS, không được nhắc đến trong dịp họp báo của Bộ Ngoại giao Việt
Nam hồi ngày 9 tháng 9, cho biết tàu của ông này cũng bị phía Trung
Quốc tấn công, cướp phá vào ngày 5 tháng 8 khi tàu này đang hành nghề
tại khu vực đảo Đá Lồi, Hoàng Sa như sau:
Hỗ trợ được 100 triệu mà chưa nhận
được. Mới sửa tàu hết gần 100 triệu rồi, còn chưa sắm được ngư lưới cụ
cũng chứng một trăm mấy chục triệu nữa. Chờ Nhà nước hổ trợ cho tôi cái
máy Icom mà kỳ vừa rồi bị mất
Ông Trần Hiền
Tôi đang hoạt động thì gặp tàu chiến của họ tới. Họ thả ca nô rồi
nhảy lên họ xua đuổi anh em về phía trước rồi họ chạy tàu vô Trụ Cẩu lấy
ngư lưới cụ. Nhảy lên thì họ đập cửa kiếng cabin và đánh tôi bị thương.
Họ mặc đồ lính và lấy hết toàn bộ mọi thứ máy nhắn tin, Icom… Vấn đề hỗ trợ
Lâu nay mỗi khi ngư dân gặp nạn Trung Quốc khi đang hành nghề đánh
bắt tại khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trở về, cơ quan chức
năng đều lên tiếng sẽ hổ trợ cho họ theo chủ trương Nhà nước giúp ngư
dân bám biển.
Vậy chuyện hổ trợ cho những người ngư dân như các ông Lê Khởi và Trần
Hiền vừa bị phía Trung Quốc tấn công, cướp phá, đánh đập trong tháng 8
vừa qua ra sao?
Ông Trần Hiền vào ngày 11 tháng 9 cho biết: Hỗ trợ được 100 ( triệu) mà chưa nhận được. Mới sửa tàu hết gần
100 ( triệu) rồi, còn chưa sắm được ngư lưới cụ cũng chứng một trăm mấy (
chục triệu) nữa. Chờ Nhà nước hổ trợ cho tôi cái máy Icom mà kỳ vừa rồi
bị mất.
Vấn nạn ngư dân Việt Nam khi hành nghề tại các vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ vị phía
Trung Quốc tấn công, cướp phá, đánh đập và bắn giết không phải xảy ra
mới đây mà diễn tiến suốt nhiền năm qua. Có những vụ nghiêm trọng như vụ
hai tàu cá của ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hóa hồi tháng giêng năm 2005 bị
phía Trung Quốc tấn công giết chết 9 người và 7 người khác bị thương, 8
người bị bắt.
Ngư dân VN tại nhiều vùng không có con
đường làm ăn nào khác ngoài việc phải ra khơi, bám biển. Tuy nhiên họ
đang lâm vào tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’. Trong khi đó Nhà Nước hổ
trợ cho họ không được bao nhiêu về mặt kinh tế, còn để bảo vệ ngư trường
truyền thống cho họ thì hầu như thất bại
Những ngư dân như ông Lê Khởi cho biết từng bị Trung Quốc bắt. Năm 2007 tôi bị bắt đưa về đảo Hải Nam ba tháng. Ăn đói quá và ở lâu quá nên tôi tổ chức tuyệt thực hai ngày và họ thả về. Ngày 24 tháng 10 năm 2012 tôi cũng bị một trận nữa.
Ông tháng Trần Hiền cũng không là ngoại lệ: Bị một lần tôi bị đưa về đảo Phú Lâm giam ở trong kho 49 ngày, đến khi Nhà nước Việt Nam can thiệp rồi về thôi.
Sau khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng
về vụ ba tàu cá Việt Nam hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 8 bị
tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản, đập phá, cướp tài sản, thì hai ngày
sau phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng
thừa nhận lực lượng chức năng của nước bà có khống chế, giam giữ tàu cá
Việt Nam vì những ngư dân Việt Nam dùng chất nổ để đánh cá nên họ phải
tịch thu; còn chuyện tấn công là không có.
Như thế yêu cầu đòi bồi thường cho ngư dân Việt Nam mà phát ngôn nhân
Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao đưa ra chắc chắc bị Trung Quốc bác bỏ.
Ngư dân Việt Nam tại nhiều vùng không có con đường làm ăn nào khác
ngoài việc phải ra khơi, bám biển. Tuy nhiên họ đang lâm vào tình thế
‘tiến thoái lưỡng nan’. Trong khi đó Nhà Nước hổ trợ cho họ không được
bao nhiêu về mặt kinh tế, còn để bảo vệ ngư trường truyền thống cho họ
thì hầu như thất bại.
Nhiều ý kiến kêu gọi Hà Nội phải đưa vấn đề Bắc Kinh vi phạm vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ra trước một tòa án quốc tế để phân
giải; thế nhưng đến nay khả năng đó chỉ mới được Hà Nội nói đến chức
hành động thì chưa; trong khi đó ngư dân Việt Nam ngày càng chịu mất mát
thiệt thòi do phía Trung Quốc gây nên.
‘Hư, mất tàu phải vay mượn cho sửa chữa hay đóng tàu mới để ra khơi;
rồi lại hư, mất tàu…’ Cái vòng lẩn quẩn đang vây lấy ngư dân Việt Nam
như thế nếu cứ theo cách của Hà Nội như hiện nay thì không biết đến bao
giờ mới được giải quyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét