Hoàng ngọc Tuấn -RFA
Cách đây gần 40 năm, lúc tôi từ vùng kinh tế mới Phú Nhơn nhảy vào
trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang để tránh “nghĩa vụ quân sự”, thì có
một môn học mà tôi thấy dễ nhất nhưng chán nhất, đó là môn “Chính trị
Mác-Lênin”.
Khác hẳn với môn Triết học hóc búa mà tôi đã học ở lớp 12C trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang và ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975, môn “Chính trị Mác-Lênin” này quá dễ, vì chỉ cần lải nhải đúng theo những gì in trong sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin và đúng theo những gì ông thầy giảng trong lớp, là lấy điểm 10/10. Nghĩa là chỉ cần làm một con vẹt, chẳng phải mất công suy nghĩ gì cả. Nhưng vì môn này quá chán, nên đôi khi tôi đã kiếm cách để “tự giải trí”.
Có một lần tôi đã “tự giải trí” một cách rất thú vị mà tôi xin kể lại đây cho các bạn đọc chơi.
Lần đó, mỗi “giáo sinh” trong lớp Văn của chúng tôi phải viết một bài luận “phê phán tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây và những ảnh hưởng độc hại của nó…”
Vừa đọc xong cái đề luận, tôi cảm thấy hết sức khoái trá vì đây là một cơ hội thú vị để tôi “tự giải trí”. Tôi biết rất rõ rằng ông thầy dạy môn “Chính trị Mác-Lênin” chẳng hề biết một chút tiếng Pháp hay tiếng Anh nào cả, cũng chẳng hề được đọc bất cứ một cuốn sách triết học phương Tây nào cả, vì trong những bài giảng của ông, ông chỉ nói loanh quanh lải nhải những luận điệu chống “tư bản giãy chết” theo kiểu sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin của nhà nước. Ông là một bộ đội phục viên, và ông vẫn luôn luôn mặc áo trắng với chiếc quần bộ đội bạc phếch khi đến lớp. Khi bước ra khỏi lớp, ông đội chiếc mũ cối lên và bước đi với dáng điệu nghiêm chỉnh. Ông là một tín đồ Cộng Sản thuần thành. Lúc đó là năm 1977, nhưng ông còn vẫn thích say sưa kể đi kể lại chuyện “Đại Nguyên Soái Xít-ta-lin giải phóng châu Âu” cho học trò nghe, và lần nào đến đoạn ông nói “… trên trời cơ man là máy bay, dưới đất cơ man là xe tăng và đại pháo…” thì ông cũng rơm rớm nước mắt xúc động, mặc dù câu chuyện ấy là câu chuyện ông đọc được trong một cuốn sách tuyên truyền láo khoét nào đó mà suốt đời ông vẫn tin là sự thật.
Tôi ra quán cà-phê ngồi hút thuốc và ngẫm nghĩ xem mình nên bịa ra những câu ngớ ngẩn nào để nhét vào mồm của Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre, Kierkegaard, Jasper… cho vui. Thế rồi tôi lấy ra một miếng giấy và sáng tác một loạt những câu ngớ ngẩn, rồi tôi dịch những câu đó ra tiếng Pháp hay tiếng Anh tuỳ hứng…
Đêm đó, tôi về phòng ngồi viết một mạch vô cùng khoái trá. Hết đoạn này đến đoạn khác, tôi ra sức nhét những câu ngớ ngẩn (có mở ngoặc, ghi thêm “nguyên văn” tiếng Anh hay tiếng Pháp, và đóng ngoặc, ra vẻ như có tra cứu và trích dẫn rất ư là chính xác!). Cuối mỗi trang, tôi còn có phần cước chú, trong đó tôi ghi đầy đủ “xuất xứ” của những cuốn sách “triết học” mà tôi phịa ra cả nhan đề, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, và cả số trang nữa! Cuối bài luận lại còn có cả “thư mục tham khảo” liệt kê một loạt sách triết học phương Tây… bịa.
Trong khi viết, thỉnh thoảng tôi đọc lại một đoạn và không nhịn được cười. Chẳng hạn, có một đoạn tôi đã viết đại khái thế này: {{Trong cuốn “Giai Cấp Tư Sản và Vai Trò Xã Hội của Nó” (The Bourgeoisie and Its Social Role), Merleau-Ponty tuyên bố rằng: “Giai cấp tư sản là kẻ xứng đáng làm chủ xã hội vì nó nắm hầu hết tài sản của xã hội.” (The bourgeoisie is worthy the master of the society because it possesses almost all the society’s wealth).}} Rồi tôi ra sức nhại theo thứ ngôn ngữ tuyên truyền kiểu Cộng Sản để phê phán cái mệnh đề nhảm nhí đó và kết án Merleau-Ponty là “một nhà tư tưởng cực kỳ phản động của giai cấp bóc lột”, vân vân.
Tất nhiên, Merleau-Ponty chẳng bao giờ viết cuốn sách mang tên “The Bourgeoisie and Its Social Role” và ông cũng chẳng bao giờ tuyên bố một câu ngớ ngẩn như vậy. Cũng như Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre, Kierkegaard, Jasper chẳng bao giờ viết những câu ngớ ngẩn mà tôi đã “trích dẫn” hàng loạt trong bài luận của tôi. Tất cả chỉ là trò chơi “tự giải trí” của tôi, nhưng tôi tin rằng ông thầy dạy môn “Chính trị Mác-Lênin” sẽ tin như điếu đổ.
Và đúng như vậy, bài luận của tôi đã được điểm 10/10 với lời khen nồng nhiệt của ông thầy. Sau đó, ông thầy còn rủ tôi về phòng trọ của ông (trong khuôn viên nhà trường) để uống nước trà. Ông thầy nói: “Em đã nhận định và phê phán rất sắc sảo về tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây. Thầy xem những đoạn trích dẫn và thư mục tham khảo của em, thầy thấy em đã đọc rất nhiều sách triết phương Tây… Thầy ở ngoài Bắc nên không có cơ hội để đọc những sách như vậy…”
Tôi biết ông không đọc được ngoại ngữ, và tất nhiên cái “thư mục tham khảo” của tôi toàn là sách bịa, nhưng tôi nói tỉnh bơ: “Nếu thầy thích đọc thì em sẽ mang những cuốn đó đến cho thầy đọc…”
Ông thầy nói: “Không, thầy không biết đọc tiếng nước ngoài. Em rất giỏi tiếng nước ngoài như thế thì mai sau em sẽ có nhiều điều kiện để nghiên cứu sâu rộng. Để thầy nói chuyện với các cán bộ Đoàn và đề nghị họ đưa em vào cảm tình Đoàn…”
Tiếc thay, trước khi tôi được vào cảm tình Đoàn thì tôi đã lén đi vượt biển, và thất bại, và… vào tù.
Khác hẳn với môn Triết học hóc búa mà tôi đã học ở lớp 12C trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang và ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975, môn “Chính trị Mác-Lênin” này quá dễ, vì chỉ cần lải nhải đúng theo những gì in trong sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin và đúng theo những gì ông thầy giảng trong lớp, là lấy điểm 10/10. Nghĩa là chỉ cần làm một con vẹt, chẳng phải mất công suy nghĩ gì cả. Nhưng vì môn này quá chán, nên đôi khi tôi đã kiếm cách để “tự giải trí”.
Có một lần tôi đã “tự giải trí” một cách rất thú vị mà tôi xin kể lại đây cho các bạn đọc chơi.
Lần đó, mỗi “giáo sinh” trong lớp Văn của chúng tôi phải viết một bài luận “phê phán tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây và những ảnh hưởng độc hại của nó…”
Vừa đọc xong cái đề luận, tôi cảm thấy hết sức khoái trá vì đây là một cơ hội thú vị để tôi “tự giải trí”. Tôi biết rất rõ rằng ông thầy dạy môn “Chính trị Mác-Lênin” chẳng hề biết một chút tiếng Pháp hay tiếng Anh nào cả, cũng chẳng hề được đọc bất cứ một cuốn sách triết học phương Tây nào cả, vì trong những bài giảng của ông, ông chỉ nói loanh quanh lải nhải những luận điệu chống “tư bản giãy chết” theo kiểu sách giáo khoa chính trị Mác-Lênin của nhà nước. Ông là một bộ đội phục viên, và ông vẫn luôn luôn mặc áo trắng với chiếc quần bộ đội bạc phếch khi đến lớp. Khi bước ra khỏi lớp, ông đội chiếc mũ cối lên và bước đi với dáng điệu nghiêm chỉnh. Ông là một tín đồ Cộng Sản thuần thành. Lúc đó là năm 1977, nhưng ông còn vẫn thích say sưa kể đi kể lại chuyện “Đại Nguyên Soái Xít-ta-lin giải phóng châu Âu” cho học trò nghe, và lần nào đến đoạn ông nói “… trên trời cơ man là máy bay, dưới đất cơ man là xe tăng và đại pháo…” thì ông cũng rơm rớm nước mắt xúc động, mặc dù câu chuyện ấy là câu chuyện ông đọc được trong một cuốn sách tuyên truyền láo khoét nào đó mà suốt đời ông vẫn tin là sự thật.
Tôi ra quán cà-phê ngồi hút thuốc và ngẫm nghĩ xem mình nên bịa ra những câu ngớ ngẩn nào để nhét vào mồm của Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre, Kierkegaard, Jasper… cho vui. Thế rồi tôi lấy ra một miếng giấy và sáng tác một loạt những câu ngớ ngẩn, rồi tôi dịch những câu đó ra tiếng Pháp hay tiếng Anh tuỳ hứng…
Đêm đó, tôi về phòng ngồi viết một mạch vô cùng khoái trá. Hết đoạn này đến đoạn khác, tôi ra sức nhét những câu ngớ ngẩn (có mở ngoặc, ghi thêm “nguyên văn” tiếng Anh hay tiếng Pháp, và đóng ngoặc, ra vẻ như có tra cứu và trích dẫn rất ư là chính xác!). Cuối mỗi trang, tôi còn có phần cước chú, trong đó tôi ghi đầy đủ “xuất xứ” của những cuốn sách “triết học” mà tôi phịa ra cả nhan đề, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, và cả số trang nữa! Cuối bài luận lại còn có cả “thư mục tham khảo” liệt kê một loạt sách triết học phương Tây… bịa.
Trong khi viết, thỉnh thoảng tôi đọc lại một đoạn và không nhịn được cười. Chẳng hạn, có một đoạn tôi đã viết đại khái thế này: {{Trong cuốn “Giai Cấp Tư Sản và Vai Trò Xã Hội của Nó” (The Bourgeoisie and Its Social Role), Merleau-Ponty tuyên bố rằng: “Giai cấp tư sản là kẻ xứng đáng làm chủ xã hội vì nó nắm hầu hết tài sản của xã hội.” (The bourgeoisie is worthy the master of the society because it possesses almost all the society’s wealth).}} Rồi tôi ra sức nhại theo thứ ngôn ngữ tuyên truyền kiểu Cộng Sản để phê phán cái mệnh đề nhảm nhí đó và kết án Merleau-Ponty là “một nhà tư tưởng cực kỳ phản động của giai cấp bóc lột”, vân vân.
Tất nhiên, Merleau-Ponty chẳng bao giờ viết cuốn sách mang tên “The Bourgeoisie and Its Social Role” và ông cũng chẳng bao giờ tuyên bố một câu ngớ ngẩn như vậy. Cũng như Nietzsche, Heidegger, Camus, Sartre, Kierkegaard, Jasper chẳng bao giờ viết những câu ngớ ngẩn mà tôi đã “trích dẫn” hàng loạt trong bài luận của tôi. Tất cả chỉ là trò chơi “tự giải trí” của tôi, nhưng tôi tin rằng ông thầy dạy môn “Chính trị Mác-Lênin” sẽ tin như điếu đổ.
Và đúng như vậy, bài luận của tôi đã được điểm 10/10 với lời khen nồng nhiệt của ông thầy. Sau đó, ông thầy còn rủ tôi về phòng trọ của ông (trong khuôn viên nhà trường) để uống nước trà. Ông thầy nói: “Em đã nhận định và phê phán rất sắc sảo về tư tưởng triết học tư sản phản động của phương Tây. Thầy xem những đoạn trích dẫn và thư mục tham khảo của em, thầy thấy em đã đọc rất nhiều sách triết phương Tây… Thầy ở ngoài Bắc nên không có cơ hội để đọc những sách như vậy…”
Tôi biết ông không đọc được ngoại ngữ, và tất nhiên cái “thư mục tham khảo” của tôi toàn là sách bịa, nhưng tôi nói tỉnh bơ: “Nếu thầy thích đọc thì em sẽ mang những cuốn đó đến cho thầy đọc…”
Ông thầy nói: “Không, thầy không biết đọc tiếng nước ngoài. Em rất giỏi tiếng nước ngoài như thế thì mai sau em sẽ có nhiều điều kiện để nghiên cứu sâu rộng. Để thầy nói chuyện với các cán bộ Đoàn và đề nghị họ đưa em vào cảm tình Đoàn…”
Tiếc thay, trước khi tôi được vào cảm tình Đoàn thì tôi đã lén đi vượt biển, và thất bại, và… vào tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét