Nguyễn Phạm Kim Sơn (Danlambao) – Đây là một Phương pháp dựa theo “7 Nguyên tắc VÀNG” của
tiến sĩ AJ. Hoge, Chủ tịch Học viện Effortless English, Hoa Kỳ. Đó là
một cách học tiếng Anh không tốn tiền nhưng đạt hiệu quả cao, một bước
tự “hóa giải” trước nền giáo dục “cơ bắp” tại VN.
Phương thức này là một “đối sách” giúp những người không đủ điều
kiện cho con em mình du học, học trường quốc tế tại VN… vốn dĩ, phần
lớn, chỉ trong tầm tay những người có quyền-tiền, hoặc, hơn thế nữa,
không muốn con em mình bị “ức chế tâm lý”, bị “rối loạn tâm lý”, bị trầm
cảm, bị áp lực đè nặng bởi nền giáo dục “cơ bắp” có tên XHCN “Đèn cù –
cù lét”.
Báo Công An Đà Nẵng số 231 (4287) ra ngày 26.9.2014, đã “Báo
động chứng rối loạn tâm lý học đường” về kết quả “Cuộc khảo sát của Bệnh
viện Tâm thần Đà Nẵng trong dự án Nghiên cứu Stress ở thanh thiếu niên
trong thời gian vừa qua: Khoảng 20% học sinh trong các trường THPT ở Đà
Nẵng bị rối loạn tâm lý, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 10%…” (Trích nguyên văn). Thực tế, có lẽ còn tệ hại hơn nhiều.
Chẳng lẽ: nước đến cổ, vẫn chưa đủ để lay động cộng đồng xã hội VN
đi tìm & chấp nhận giải pháp khả thi cho thế hệ rường cột, như thế
giới văn minh đã “ngộ” gần thế kỷ nay, thay cho “Giải pháp Đèn cù” – mãi
“cù lét” tuổi trẻ VN từ quá lâu rồi?!
Xin nhớ, thế giới còn có cả mô hình School of the air nữa, người ạ! không chỉ có “cơ bắp”.
Một học sinh giỏi lớp 11 bị rối loạn tâm lý vì áp lực học quá cao
đang điều trị tại BV Tâm thần Đà Nẵng. (Ảnh lấy từ báo Công An Đà Nẵng nói trên)
Sau nhiều tháng trăn trở, xoay đủ kiểu trong mày mò, tìm kiếm
phương án tối ưu, mong giúp con mình học tiếng Anh dễ mà hiệu quả nhất.
Tôi đã vô cùng mệt mỏi.
Trước đó, tôi cũng từng đặt ra nhiều phương án đời thường, như: cho
con du học, cho con học tại các Trung tâm ngoại ngữ 100% người nước
ngoài, mời giáo viên bản ngữ về dạy tại nhà v.v…
Rồi, những vấn đề nan giải cứ xoáy quanh trong đầu tôi. Xin bạn thử cùng tôi đi tìm đáp án:
1. Du học nước ngoài:
Chi phí du học: khoảng 2 tỉ đồng/năm bao gồm học phí, ăn, ở, di
chuyển, đau ốm, sách vở, tài liệu học, sinh hoạt cá nhân, hoạt động
ngoại khóa, mua sắm, xã giao…, cùng vô vàn những vấn đề khác:
- Nếu du sinh còn nhỏ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, sẽ khó thích nghi với môi trường lạ.
- Du sinh thiếu nơi nương tựa như khi sống với gia đình. Ngôn ngữ
còn nhiều bất đồng. Môi trường sống, phong tục, tập quán chưa quen… sẽ
gặp nhiều bỡ ngỡ trong buổi đầu hòa nhập. “Lạ nước lạ cái” nơi xứ người. “Một mình vừa chống vừa chèo” sẽ thế nào?
- Không có người kiểm tra, động viên, hổ trợ kịp thời… hệ quả sẽ ra sao???
- Nỗ lực tự thân của du sinh đến mức nào? Ý thức tự giác học tập
đến đâu? Nếu nỗ lực và ý chí thiếu thì “mất trắng” là đương nhiên, kể cả
du sinh là người lớn tuổi…
DU HỌC, đối với gia đình tôi, là BẤT KHẢ THI. Vả lại, con tôi thuộc
loại nhút nhát, chậm chạp, ít nói, chưa có biểu hiện thông minh, không
năng nổ… và là con gái út còn nhỏ.
Đã “bất khả thi” lại càng “bất khả thi” hơn nữa!
2. Học trong nước tại các trung tâm ngoại ngữ 100% giáo viên ngoại:
“Khôn lõi”, tôi đã chọn cho con mình học tại vài Trung tâm Anh ngữ
lớn loại này, lúc con tôi chưa đủ 4 tuổi (nói tiếng Việt chưa rành) để
dễ “hội nhập” tiếng Anh ngay từ buổi ban sơ, khi lưỡi còn chưa cứng,
phản xạ tự nhiên về ngoại ngữ còn dễ…
Sau hơn 4 năm con tôi học tại các Trung tâm Anh ngữ này, nhân trong
một buổi họp phụ huynh (có giáo viên nước ngoài tham dự) để cùng trao
đổi những thắc mắc về việc dạy & học tiếng Anh cho con em… tôi tình
cờ phát hiện ra rằng:
- Gần 50% phụ huynh thất vọng về mức độ tiến bộ Anh ngữ của con em
mình và cho biết ít có con em nào nói được tiếng Anh khi về nhà, dẫu là
những câu thông thường. Nghe được tiếng Anh do người nước ngoài nói (dẫu
chậm và không phức tạp) lại càng là vấn đề khó khăn gấp bội đối với các
con em (trong đó có con tôi).
- Sau một thời gian (vài năm) cho con em học tại các Trung tâm này,
không ít phụ huynh nhận thấy con em mình chưa đạt kết quả mong đợi, bèn
cho con em nghỉ học hoặc xoay trở cách khác, với không ít những thất
vọng, thở dài… Dẫu vẫn biết rằng, trong đó, có lỗi của chính các em và
gia đình: thiếu nỗ lực, thiếu tiếp cận môi trường Anh ngữ thường xuyên
khi về nhà, nhất là ít được gia đình kèm cặp, chăm sóc, hỗ trợ tiếng Anh
mọi lúc mọi nơi, kịp thời… mà giáo viên bản ngữ luôn dặn dò các em tại
lớp và ghi trong Diary để các em về nhà báo cho phụ huynh biết (trong đó
có gia đình tôi). Nhưng…
- Nói đi cũng phải nói lại. Đâu dễ ai cũng có đủ điều kiện về: thời
gian, trình độ ngoại ngữ, phương tiện học tập, tổ chức giỏi, có phương
pháp tốt… để hỗ trợ cho con em mình hiểu bài, ôn bài, giải đáp thắc mắc,
chuẩn bị trước khi đến lớp v.v… Vì rất nhiều gia đình còn lắm bận rộn,
phải lặn lội, bươn chải, lo toan bức thiết cho cuộc sống thường nhật của
mình.
- Bên cạnh đó, cách học để thi lấy điểm ở trường Việt, khiến số
đông trẻ em bị áp lực phải “chăm bẳm” vào những con chữ, con số mệt mỏi,
cùng sự thúc bách từ cha mẹ và giáo viên, thường muốn các em có thành
tích bất cứ giá nào, là chính. Không đua nhau học thêm mới là lạ!
- Bị quá tải bởi bài vở ở trường Việt, khi giáo dục còn quá nặng về
nhồi nhét, áp đặt nhưng ít thực dụng, thực tế ngoài đời, không giúp các
em tự sáng tạo, năng động, không cho các em được tiếp cận thông tin,
sách… đa chiều, nên Giáo dục đã ít/nhiều biến các em thành “Robot công
nghiệp” nhanh được, chậm thua: nghe + thấy + bấm nút + nhanh như máy =
điểm (sản phẩm), với dây chuyền “sản xuất”, tất cả, đã được lập trình
sẵn theo “định hướng”. Tại sao phải vậy?
Một cuộc chạy-đua-nước-rút như thế, đang được phổ cập đại trà. Chưa
thấy điểm dừng! Nhưng, đích đến cuối cùng, là gì??? Chẳng lẽ cũng chỉ
để… đi dạy học, hoặc… làm quan thôi sao??? Quả vậy, thì cần gì phải đè
nặng trên đầu trẻ thơ quá “ghê gớm” thế?!
Trong khi, không có trường đại học nào tại VN lọt vào top 500 của thế giới!!!
- Nền giáo dục học vẹt, nhồi nhét, áp đặt, quá tải, định hướng:
thành tích, tuyên truyền, khoe mẻ, độc quyền, độc tài… khiến não bộ các
em luôn ở thể “mỏi”, thể “mệt”, học nhiều nhưng hấp thu ít, mau quên,
dẫn đến hiện tượng chán học, ưa quậy, bỏ học, chơi game, chuộng hình
thức, học giả, chơi thật… Nhân tố để tiêu cực cộng hưởng, lây lan: lấy
lo lót, phong bì, quan hệ… làm đà tiến thân & giành thành tích ảo
cho con em mình, thành chân lý: thật thà = thiệt thòi & lanh mưu = cộm cán.
Thay vì xã hội tìm cách xây dựng để các em vừa tự thân vươn lên thật sự
ở diện rộng đa chiều, vừa biết công khai nhận sai lầm, thất bại để được
tiến bộ về sau, trong môi trường giáo dục tự do, như những xã hội tự
do, văn minh, là bình thường và tất nhiên.
- Phải chăng, tư duy “Đèn cù”, tư duy “thấy mình kém kiểu này thì bày kiểu khác, vẽ ra lắm thứ” của
không ít những người làm giáo dục VN, kéo theo lắm bậc phụ huynh, chẳng
chịu nhìn xa, để rồi cố tình thúc đẩy xã hội lao vào phong trào “nung”
các em tại các “lò luyện thi”, kiếm tìm thành tích “xổi”. Đua nhau luyện
thi nâng cao, thi quốc tế… bất kể và chẳng cần biết “lợi ít hay hại
nhiều”? Làm cho tính thơ của trẻ em biến thái thành “hung hăng”, “cộc
lốc”, “trầm cảm” bất thường. Lớn lên, càng nguy hại, khó lường, mà nhãn
tiền…
Đó, âu không phải tính toán vĩ mô mà xã hội tự do, văn minh và con
người thực tế chọn lựa. Xã hội tự do, văn minh, họ hiểu cái gì “lợi bất
cập hại” thì không làm, không bất chấp, không tự sướng, không cần tung
hê khoe mẻ thành tích vi mô… che lấp khiếm khuyết vĩ mô, di hại về sau:
các em bị đuối sức, dễ bỏ học nửa chừng, khó tiến xa. Tệ nạn ắt cộng
sinh, nảy nở. Tuổi trẻ VN như đang bị “đè” bởi nền giáo dục “cơ bắp”
mang tên XHCN “đèn cù”.
Than ôi! Một nền Giáo dục vừa nhồi nhét, tìm kiếm “ăn xỗi ở thì” để
tung hê khoe mẻ, vừa “áp đặt, tuyên truyền” cho ý đồ củng cố chính trị
toàn trị: Tuổi trẻ không “rối loạn tâm lý” mới là lạ!
3. Mời giáo viên bản ngữ về dạy tại nhà mình
Những trở ngại:
- Chọn được giáo viên vừa ý về tác phong, có ngữ điệu hay, giọng dễ
nghe, vui tính… thì lại thiếu tư duy văn phạm. Đó là chưa kể những nhu
cầu mà chủ nhà đôi khi phải đáp ứng cho giáo viên: đi lại, chỗ ăn, chỗ
ở, không gian dạy học, thời gian học, học phí cao… Nhiêu khê, tốn kém
biết bao!
- Giáo viên ngoại không “trụ” được lâu. Thường là ngắn hạn. Mỗi lần
thay đổi giáo viên, thời gian học bị gián đoạn. Người đời nói: “Viên đá
lăn hoài thì chẳng có rêu” (pière qui roule n’a pas mousse). Chữ học
chưa đủ nhớ thì đã quên. Chẳng lẽ, lại hoài quay về điểm xuất phát?
- Tình cảm phức tạp dễ nảy sinh, khi người nước ngoài xem đó là chuyện bình thường.
Đã từng xảy ra những nghịch cảnh éo le: “Tiền mất tật mang. Ngậm bồ hòn làm ngọt”.
4. “Du học” tại nhà: Hãy biến computer thành English class tại nhà, tốt nhất có thể
Cuối cùng, tôi chọn “Du học” tại nhà, dựa theo ý
tưởng mà tiến sĩ AJ Hoge, giảng sư tiếng Anh, chủ tịch Học viện Ngôn ngữ
Effortless English Hoa Kỳ, có kinh nghiệm gần 20 năm dạy tiếng Anh ở
nước ngoài: Nhật, Hàn quốc, Thái Lan… gợi ý và đề xuất. Ông bảo: “Các
bạn hãy vứt hết các sách bài tập và sách văn phạm tiếng Anh đi! Đốt bỏ
nó càng tốt, để chúng ta dứt khoát không còn bận tâm đến nó nữa”. Ông còn bảo “Không cần du học…”. Rồi, tiến sĩ AJ Hoge đưa ra 7 nguyên tắc “vàng” hướng dẫn những người muốn học tiếng Anh đúng phương pháp, dễ học, đạt hiệu quả cao để: “Listening and speaking English naturally, fluently” (Nghe – Nói tiếng Anh tự nhiên, lưu loát). Quá tuyệt vời đối với tôi.
Như cá gặp nước, tôi liền mò mẫm tiến hành thử nghiệm ngay, không chần chừ. “To want is to be able” và “Begin by the beginning”.
Phải mất hơn nửa năm download, ngâm cứu, chỉnh đi, sửa lại, “Vạn sự
khởi đầu nan”, để rồi, sau hơn 1 năm con tôi bỏ học tại các Trung tâm
Anh ngữ, về nhà tự học thử nghiệm trên vi tính (tôi chỉ hướng dẫn cho
con cách sử dụng trong vài tuần đầu thôi). Kết quả thật quá bất ngờ: Từ
chỗ con tôi còn “quờ quạng” với Anh ngữ (sau hơn 4 năm học tại các Trung
tâm nói trên), nay, chỉ chưa đầy 6 tháng, con tôi tự học một mình và
trình độ Anh ngữ đã bứt phá, tiến bộ rất rõ, rất nhanh, trông thấy. Lại
tiện lợi cho gia đình, không như trước, phải đưa đón con em đi học vất
vả, tốn nhiều tiền mà kết quả chưa chắc “được khích lệ” như dự tưởng.
Hoan hô tiến sĩ AJ. Hoge! Ông đúng! Rất đúng! Vô cùng cảm ơn ông!.
A. Ưu điểm của “Du học” tại nhà: a computer becomes an
English class at home – một máy điện toán trở thành một lớp tiếng Anh ở
nhà.
a) Ưu điểm số 1: không tốn tiền. Mọi người được tự do học
100% mọi lúc, mọi nơi: tại nhà, tại công sở, tại cuộc đi chơi picnic,
tại bãi biển, tại công viên, tại những lúc thư giản trên xe, bất cứ
sáng-trưa-chiều-tối… mà không tốn một xu học phí. Free 100%.
b) Ưu điểm số 2: được chủ động 100%.
- Người học, được tiếp xúc với rất nhiều giáo viên bản ngữ tùy mình
chọn lựa. Đồng thời, được tiếp cận với vô vàn giáo trình dạy học ở mọi
cấp độ để mình tự do chắt lọc, sắp xếp, hệ thống hóa… theo trình tự mà
mình cảm thấy phù hợp với nhu cầu, khả năng và tương thích với trình độ
của mình. Mặt khác, giúp người học dễ dàng điền lấp, bổ sung và nâng cao
những chỗ còn: thiếu, yếu, lệch… bất cứ khi nào cần.
- Người học được tiếp xúc với nhiều giọng đọc bản ngữ khác nhau
trong nhiều tình huống, nhiều bối cảnh khác nhau. Từ ngữ, cụm từ, câu,
đoạn văn, bài văn… đều được lồng trong ngữ cảnh tương ứng bằng nghệ
thuật minh họa, biểu đạt độc đáo… từ từng-chi-tiết-phân-tích đến
tổng-hợp-phụ-họa, để vừa như thật vừa sinh động hấp dẫn, dễ hiểu, dễ
nhập tâm… mà chỉ có nghệ thuật: điện ảnh, video, cartoon, computer + đạo
diễn, chuyên gia biên tập giỏi dưới sự chỉ đạo rất công phu của các
Viện ngôn ngữ và Trường đại học nổi tiếng trên thế giới… qua nhiều lần
rút kinh nghiệm, làm đi làm lại, chắc lọc, mới khắc họa và hình thành
nên những giáo trình dạy tiếng Anh rất tuyệt vời mà chúng ta được tìm
thấy trên mạng.
- Người học được tiếp xúc với mọi giới, mọi lứa tuổi khác nhau.
Được tiếp xúc vô số loại nghề, loại hình dịch vụ, nhiều lĩnh vực, địa
danh, động vật, môi trường sống v.v…
Cả vũ trụ dường như “ở trong lòng bàn tay” của chúng ta. All in one.
Những giáo trình tiếng Anh tuyệt vời, đa dạng, phong phú, sinh
động, rõ ràng, hấp dẫn và rất dễ hiểu – sẽ dẫn dắt chúng ta tiếp cận
tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, nếu muốn.
- Người học, được: nghe đi nghe lại, đọc đi đọc lại, học đi học
lại, ôn đi ôn lại, luyện đi luyện lại… không hạn chế, bất cứ lúc nào:
một giờ sau, một ngày sau, một tuần sau, một tháng sau, một năm sau v.v…
Học tại nhà, khi đang học, người học cần dừng, hay tiếp tục bất cứ lúc
nào cũng được. Yếu tố Nghe-Đọc-Thấy-Phát âm… có ngữ cảnh minh họa và dàn
dựng logic: Một ưu thế đặc biệt, mà, ở môi trường học khác không dễ có.
- Người học được chọn thời gian thích hợp nhất để học. Đau ốm, bận
việc, mệt… thì nghỉ. Bài không bị thiếu, bị mất. Học không bị trễ. Học
rất tự tin, không bị áp lực đè nặng bởi: chính trị, cạnh tranh, bon
chen, hơn thua, nhút nhát, e ngại, sợ, tự ti, bị thúc bách, thiên vị…
- Cuối cùng: người học được học tiếng Anh theo sở thích 100%. Động
tác học lại rất nhanh, rất đơn giản, linh động, sáng tạo, bài bản và hấp
dẫn… tất cả, hình thành nên mô hình: Một Mình Tự Học,
trong không gian yên tĩnh mình muốn, có đầy đủ điều kiện mình cần (nước
uống, cà-phê, thức ăn nhẹ, thư giản khi mệt, đủ mọi thứ…), All In One.
Rất tuyệt!
B. Cách thực hiện:
a) Tải (download) các giáo trình dạy & học tiếng Anh từ trên
mạng về máy của bạn. Có bạt ngàn giáo trình này trên mạng. Bạn chỉ cần
máy tính có cấu hình trung bình. (Thỉnh thoảng ta cũng gặp giáo trình
phải đăng ký xin phép mới được – Nếu không sẽ vi phạm bản quyền).
b) Khi tải về, bạn cần chọn lọc, rồi phân loại (classify), sắp xếp
theo trình tự và hệ thống hóa chúng, thành một chương trình học
(studying programme) hay nhất, phù hợp & tương thích nhất, hợp trình
độ và khả năng tiếp thu của bạn: Phần này là chính, phải làm kỷ.
c) Lập một thời khóa biểu (bằng những biểu tượng-icon) trên màn
hình máy tính của bạn, làm sao để bất cứ khi bạn muốn học một giáo trình
nào, bạn chỉ cần “một nhắp chuột” (one click) đơn giản, là màn hình
xuất hiện bài học trước mắt bạn.
Dễ quá phải không bạn. Tuy nhiên…
C. Yếu điểm:
a) Không phải ai cũng rành về vi tính, biết sắp xếp bài bản các giáo trình tiếng Anh hợp lý.
b) Không phải ai cũng chịu ngồi chờ hàng giờ, hàng buổi, cả ngày để
tải về những giáo trình dài. (Có khi ta còn phải đăng ký xin phép sử
dụng giáo trình, kẻo bị vi phạm bản quyền).
c) Trên mạng có cả rừng thông tin, nên nhiều lúc phải mò mẫm, lục
lạo, bới tìm… khá lâu mới có giáo trình ưng ý, thích hợp… đáp ứng nhu
cầu & tiêu chuẩn của mỗi người.
d) Tìm cho đủ số bài trong cùng một giáo trình, không thể muốn là
có liền, mà phải mò tìm. Chưa kể, lắm khi bị trùng lặp phải xóa bỏ. Hoặc
tải nhầm, tải thừa là chuyện thường.
e) Không phải ai cũng biết tiếng Anh đủ để thực hiện tốt các đề mục như đã trình bày ở trên.
g) Người học phải có ý thức tự giác, tự nguyện cao và không ỷ lại
thì mới học tốt. Vì, không bị áp lực bởi giáo viên, không có ai quanh ta
để đua chen, hơn thua… dễ bị chủ quan.
Song, cái ưu lớn nhất là: học thật, nỗ lực thật, hiệu quả thật, tự
thân thật, hãnh diện thật… cùng thời gian rút ngắn thật. Chẳng phải tốn
tiền học phí, chẳng phải chiều lụy, “chua ngọt” cho ai. Họa chăng, đôi
lúc chỉ phải “chua ngọt” cho cái Computer của bạn mà thôi.
h) Dù sao, người học, ban đầu, được tư vấn, hỗ trợ vẫn tốt hơn. Trừ
phi, người tự học có óc tổ chức, biết sáng tạo, linh hoạt. Nhất là phải
luôn tự chủ và không thiếu ý chí lúc ban đầu.
Kết:
Ước vọng của tôi là nên phổ biến diện rộng mô hình này cho mọi người sử dụng. Được vậy, xã hội sẽ:
1- Giải quyết cho mọi người dân, bất luận giàu-nghèo, già-trẻ, nghề
nghiệp… đều có thể một mình tự học tiếng Anh không khó lắm, hiệu quả
nhanh, được chủ động về thời gian và không gian học… mà chẳng mất tiền.
2- Học trong nhiều tư thế: ngồi hoặc nằm v.v… tại bất cứ nơi nào và
thời gian nào trong ngày, có thể. Người nghèo, người tật nguyền đều tự
học một mình được nếu biết tra tự điển và có một máy vi tính cấu hình
trung bình (dung lượng Đĩa: 500GB và RAM: 4GB thì tốt).
3- Có thể học nhiều trình độ (for kids, beginner, elementary,
primary, advanced, secondary, high school, college, University… by
videos, cartoons, movies, pictures, stories…) Giao tiếp tiếng Anh
“Nghe-Nói tự nhiên, lưu loát” là ưu thế số 1 của mô hình này.
4- Dễ học. Hiệu quả cao. Tăng tính tự chủ, sáng tạo. Được tiếp cận môi trường Anh ngữ đa dạng, từ dễ đến khó và ngược lại.
Vạn sự khởi đầu nan. “Vouloir c’est pouvoir”. Bạn hãy yên tâm &
tự tin bước tới. Những trở lực, nếu có, hãy xem đó chỉ là: “GAME” mà
đời cần ta dấn thân. Vì, có “game” nào dễ đâu?
5- Phổ cập tiếng Anh toàn phần hay đa phần như: Singapore, Hàn
Quốc, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật, Đài Loan, Malaysia, v.v… để
đất nước dễ hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Ghi chú: Sau đây, xin tóm tắt, cô đọng khoảng 1/2 trang để đỡ mất
thời gian các bạn, tôi mạn phép lấy tiếng Anh mà mình biết tí chút hầu
biểu đạt được gọn hơn (xin các bạn nhận nơi tôi lòng thành thật thay cho
sự chê cười vì trình độ tiếng Anh còn non kém của tôi. Cảm ơn).
STUDYING ENGLISH “ABROAD” AT HOME, WHY NOT?
(Begin by the beginning!)
Let’s go…
To improve English language (listening, speaking, reading, writing…) the best,
Would you like “swimming” and “diving” in local English area? It
means you would like to “bob” into the real foreign English field –
Certainly!
OK, you can go abroad to: England, America, Australia…, for example.
Then, You really take it easily there, of course! I got it!
But, I please to talk to you it seems “Nearly, information and
communication technology is whole in your hands”, truly. Otherwise, they
are even created for serving us the most complete. Don’t you mind them?
Why don’t you try to “touch” them instead of going abroad for learning English?
- You always want to contact directly to local English teachers. Don’t you?
- You would like hearing directly the local English voices. Wouldn’t you?
- You only love to have the real contextual aspect for learning
English. That is all your lessons should be illustrated understandably,
vividly… everytime, everywhere. Don’t you?
- You like contacting to other foreign English teachers’ voices as much as possible. Don’t you?
- Finally, you prefer taking a tour to the English speaking
countries all over the world as you can speak English naturally and
fluently, too. So do I!
Well, we all love that. I know. But at last, I think the best way
for us is that we can find all of them -our requests- on the computer by
only “one click” easily, simply. And we’ll really “catch” what we want,
instead of going abroad. Definitely, I don’t joke ever!
That’s the best way, among the best ways, for everybody to learn English, called:
STUDYING ENGLISH “ABROAD” AT HOME & UPON MORE!
It’s the most suitable, most convenient, most interesting, most
perfect, most resultful…And we can do it everytime, everywhere as
probably if we know how to choose, classify, arrange and systematise it
in sciential logic and not monotonous, I think!
How will we get it? Not really difficult: Transform a Computer into
an English class for everyone the best as possible! Actually I believe
so.
Are you ready? Go for it!…
***
Tôi chỉ là người dựa vào ý tưởng của tiến sĩ AJ Hoge mà thôi, không
mới mẻ gì & có lẽ nhiều người đã làm tốt hơn tôi xa. Song, cũng có
thể, lắm người chưa chịu bỏ công thực hiện hoặc chưa phổ biến đại trà
cho nhiều người khác biết. Đó là lý do tôi viết bài này.
Ý tưởng luôn là suối nguồn vô tận, mà tôi thì chỉ mới… ở cái bắt
đầu “thai nghén”, có thể còn chủ quan, vội vàng. Lạy Chúa, cầu mong Chủ
tịch Học viện Effortless English Hoa Kỳ không sai. Nhật nhật tân, hựu
nhật tân. Những PHÁT KIẾN thường xuất phát từ sự “DÁM LÀM”, “ĐỘT PHÁ”.
Theo tôi: xã hội thử áp dụng mô hình này, rút kinh nghiệm, trước
khi có thể áp dụng cho các môn học khác, nhưng Anh ngữ vẫn là môn chủ
đạo để lồng-ghép-giao thoa các môn khác. Kính mong được quý vị cho ý
kiến, chỉ giáo.
Một khi đã xã hội hóa đại trà “Du học tại nhà” cho tất cả các môn
học, tự động, sẽ có những trung tâm khảo thí tầm cỡ TỔ CHỨC THI – CẤP
BẰNG khả tín ra đời, được xã hội rộng rãi công nhận, tuyển dụng… như một
xu thế tất yếu.
Tôi chỉ là người thao thức, tỏ bày ước vọng chân thực và xin có
tiếng nói như một diễn đàn công dân, Tôi mong muốn tỏ bày cùng mọi
người, nếu được xã hội đồng ý. Và cũng để góp một hạt cát, hóa giải được
tí gì đó, những “bất cập nhiều tập” của nền Giáo dục VN, mà các bậc
thức giả đã lên tiếng cảnh báo từ lâu lắm, đến nay, nhưng “đóm sáng vẫn
còn ở cuối đường hầm”.
Tôi nghĩ: Chia sẻ những gì mình biết trong tầm tay, tuy rất bé nhỏ,
cũng là thể hiện tính cộng đồng, xã hội. Song, ý tưởng có là hiện thực
hay không, chính do ORGANISER, PLANNER, BUILDER, JOINER, MAKER, MIXER:
những bậc thức giả tài năng VN nghiên cứu, thẩm định.
Kính mong. Xin cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 29.9.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét