Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong
bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do
ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014. AFP
Mùa xuân Prague 1967
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1967 cuộc biểu tình của sinh viên ở Prague đòi
loại bỏ các nhà lãnh đạo ngày càng không được lòng dân của Đảng Cộng sản
Tiệp Khắc đã bị đàn áp tàn bạo.
Tháng 01 năm 1968, ông Alexander Dubcek trở thành Bí thư thứ nhất chi
nhánh Slovak bắt đầu một quá trình cải cách đã đi vào lịch sử với tên
gọi của Mùa xuân Prague.
Trong những tháng tiếp theo, những người biểu tình yêu cầu bãi bỏ
kiểm duyệt, cho phép thành lập tổ chức độc lập, tự do hóa chính sách đối
với các nhà thờ, dần dần sẽ đưa quy tắc dân chủ vào nội bộ đảng, chuẩn
bị một nhà nước liên bang…
Mùa xuân Prague bị dập tắt bởi sự can thiệp quân sự của các nước
thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện
của quân đội Xô Viết đã bị đàn áp dã man. Biểu tượng của cuộc biểu tình
chống lại cuộc xâm lược này là vụ tự thiêu của Jan Palach, sinh viên tại
Đại học Charles ở Prague, vào ngày 16 tháng 01 năm 1969. Tang lễ Palach
trong ngày 25 tháng 01 đã trở thành một cuộc biểu tình lớn với sự tham
gia của khoảng 100 ngàn người.
Cảm hứng từ Mùa xuân Prague, tháng 3 năm 1968 sinh viên Ba Lan từ các
thành phố Warsaw, Gdansk, Krakow, Lodz và Poznan đã tổ chức biểu tình
đòi cải cách chính trị. Cuộc biểu tình cũng bị công an đàn áp tàn nhẫn.
Những người biểu tình mình đã hy vọng mờ nhạt về sự khắc phục các giả
định của hệ thống cộng sản và cũng muốn qua việc biểu tình sẽ thay đổi ý
thức của giới trí thức trẻ Ba Lan. Nhiều sinh viên sinh viên tham gia
bị nhà cầm quyền bắt giữ là những người năng động nhất trong năm 1980,
khi họ tham gia thành lập các cơ sở của “Công đoàn Đoàn kết” và trở
thành những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào xã hội này như Jacek
Kuron, Adam Michnik…
Trong thập niên 80 sinh viên Ba Lan phát động phong trào “Orange
Alternative” (Pomarańczowa Alternatywa) tức là “lựa chọn màu cam” qua ăn
bận, trang trí, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt, với mục đich chọc diễu
chính quyền, chống lại màu đỏ chính trị tràn ngập trong đời sống công
cộng. Phong trào xuất phát từ Wroclaw, lan ra các thành phố Lodz, Lublin
và thủ đô Warsaw.
Những hoạt động tích cực của sinh viên Ba Lan đã đặt nền móng cho một
cuộc cách mạng dân chủ mùa Thu năm 1989 xoá bỏ chế độ cộng sản.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, các cuộc biểu tình của sinh viên Miến
Điện lan rộng khắp đất nước, thu hút sự ủng hộ của các tu sĩ, công nhân,
trí thức và thành viên của tất cả các nhóm dân tộc và tầng lớp xã hội.
Cuộc biểu tình đã kéo dài thành một cuộc đình công 5 ngày, đã bị chính
quyền quân sự dìm trong biển máu với khoảng ba ngàn người thiệt mạng
(chính quyền Miến Điện đưa ra con số khoảng 350 người). Sinh viên đã bày
tỏ sự ghê tởm của họ với chính sách kinh tế, chính trị và tiền tệ thù
địch của chính quyền quân sự được lãnh đạo bởi tướng Ne Win.
Sự đàn áp và cảnh máu của những người dân lương thiện bị đổ xuống đã
thúc đẩy bà Aung San Suu Kyi lúc bấy giờ từ Anh quốc về nước lo cho mẹ
già, ở lại và lần đầu tiên bước vào vũ đài chính trị, trở thành một biểu
tượng của nền dân chủ và tự do không chỉ là của Miến Điện, mà còn phần
còn lại của thế giới.
Giờ đây, khi Miên Điện đang chuyển mình, bắt đầu những bước đi thay
đổi cho lộ trình dân chủ, tại trung tâm Prague và trên toàn thế giới vào
ngày 08 tháng 8 năm 2013 đã kỷ niệm 25 năm biến cố được gọi là “8888”,
để tôn vinh nạn nhân trong quá khứ và hiện tại của chế độ độc tài Miến
Điện.
Ngay trong ngày Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa, ngày 04 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường
Thiên An Môn tại Bắc Kinh, đã diễn ra một trong những vụ thảm sát khủng
khiếp nhất trong lịch sử hiện đại. Cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn
sinh viên đòi cải cách chính trị, dân chủ trong đời sống công cộng và
chống sự gia tăng tham nhũng, đã bị quân đội Trung Quốc sử dụng xe tăng
đàn áp. Những ước tính về con số thiệt mạng khác nhau: 4000-8000 (CIA),
2600 (Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc) và có nguồn khác chưa được xác định
khác là 5 ngàn. Số người bị thương từ 7 ngàn đến 10 ngàn người.
Từ đó, mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, hàng chục ngàn, có khi tới hàng
trăm ngàn người Hoa ở Hongkong tập trung mít tinh, đốt nến tưởng niệm
những nạn nhân của vụ thảm sát này. Nhiều sinh viên tham gia cuộc biểu
tình trở thành những nhà hoạt động đối lập.
Hongkong 2014
Sinh viên Hongkong bãi khóa đòi dân chủ sáng 22/9/2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét