Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trục Đông Á của Nga: Tập trung vào Hàn Quốc

Phiatruoc

Putin in SKorea
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Stratford

Lời giới thiệu: Đây là bài thứ hai trong ba bài phân tích về các lý do vì sao Nga tăng cường tập trung vào khu vực Đông Á. Trong Phần 1, bài viết đã phân tích về sự tăng cường của Nga với Việt Nam. Phần 2 sẽ xem xét đến những lợi ích của Nga ở Đông Bắc Á và các nỗ lực tăng cường mối quan hệ với Hàn Quốc. Phần 3 sẽ phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ giữa Nga với Ấn Độ, bao gồm cả các nước có mối quan tâm chung về cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Khi châu Âu đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để không phụ thuộc quá nhiều vào Nga thì Moscow ngay lập tức quay về phía các nền kinh tế đầy tiềm năng ở châu Á để tìm kiếm thị trường xuất khẩu dầu khí. Mặc dù trọng tâm truyền thống của Nga ở châu Á là hai nền kinh tế hàng đầu gồm Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng Hàn Quốc cũng là thị trường lớn mà Moscow đang nhìn đến. Thị trường năng lượng lành mạnh của Hàn Quốc và tiềm năng đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga đã giúp thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước. Hồi tháng Mười một năm 2013, Nga đã ký 25 hiệp định song phương với Hàn Quốc và hiện đang tìm kiếm cơ hội để nối thông tuyến đường sắt và đường ống dẫn dầu đến khu vực này. Trong khi đó, giữa lúc mối quan hệ giữa Seoul và Washington đang tiến đến giai đoạn giảm bớt sự hỗ trợ quân sự từ Hoa Kỳ thì Hàn Quốc có thể chuyển hướng sang Nga để có thể nhận thêm các khoảng mà họ đang thiếu hụt.

Xem thêm:
***
Phân tích
Vùng Viễn Đông của Ngalà một phần đấtquan trọng đối vớiMoscow vì nơi này có chứalượng lớn tài nguyên thiên nhiên như than, dầuvà khí đốtcũng như cáckhoáng sản khácnhư vàng,thiếc, quặng sắtvà đồng.Nhữngnguyên liệu này vô cùng quan trọng đối với một quốc giacó nền kinh tếchủ yếu dựa vàoxuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên,khu vực này cáchxaMoscowvà trung tâm Muscovite của Nga,nằm ​​ở phía tâyUrals sâu trong vùng châu Âu.Toàn bộlãnh thổchâu Áhiện códân cư khá thưa thớt, với phần lớn dân sốtập trung ởcác trung tâmđô thị và hiện ngày càng bị giảm dần(giảmtrung bình14% mỗi năm kể từ năm 1991). Phát triểnvùng Viễn Đông sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vàhành chính vì cách trung tâm của Nga quá xa.
Mặc dùkhu vực này cách xatrung tâmquốc gia,vùng Viễn Đông củaNga vẫn có những lợi thế địa lýtốt hơn một số nơi khác. Khu vực này có đườngbiên giớichung vớiKazakhstanvà Mông Cổ cũng nhưng chia sẻ chung đường biên giới khá dàivới Trung Quốc(4.195 km hay2.607dặm), cùng vớiđường bờ biển kéo dài4.500kmtrênThái Bình Dương. Vùng này còn có cảngnước ấmtạiVladivostok nằm trênBiển Nhật Bản.Về phía nam,vùng Viễn Đông cũngchia sẽ đườngbiên giới dài 17kmvới Bắc Triều Tiênthông qua mộtdải đất hẹpdọc theo bờThái Bình Dương.
Nga ở Đông Bắc Á
Những khu vực có chung đường biên giới và biển giúp cho vùng Viễn Đông của Nga được tiếp cận với các nền kinh tế rộng lớn hơn ở Đông Bắc Á. Đây là một tiềm năng rất lớn về vốn đầu tư cũng như doanh thu từ việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực này hiện có nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc và thứ ba là Nhật Bản, lẫn Hàn Quốc – nền kinh tế đứng thứ 15 trên thế giới. Nga hiện đang hướng đến ba nền kinh tế lớn này, và đặc biệt quan tâm mạnh mẽ trong việc đảm bảo các chương trình thương mại với Trung Quốc. Nhật Bản hiện đã nhập khẩu 10 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga, và tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng tiếp tục gia tăng giữa lúc Nhật Bản đang cố gắng đa dạng hóa nguồn năng lượng ra khỏi khu vực Trung Đông. Rosneft và Gazprom – hai công ty dầu khí có phần lớn vốn sở hữu của chính phủ Nga – đang cạnh tranh để kéo Nhật Bản tham gia vào các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Vladivostok, và Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản hiện nắm 22 phần trăm cổ phần tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Sakhalin 2.
Tuy nhiên,Trung Quốc – vớitiềm năng tăng trưởngmạnh mẽvàkhátnăng lượng – hiệnlàmục tiêu hàng đầucủa Nga.Hồi tháng Mười năm 2013, RosneftvàNovatek thuộc sở hữu của nhà nướcNga đã kýthỏa thuận năng lượngvới China National Petroleum Corp thuộc quyền sở hữu của chính quyền Trung Quốc. Rosneftsẽ cung cấp200.000 thùngdầu mỗi ngàytrong một thập kỷ tới, vàNovateksẽ cung cấp4,5 tỷmétkhối khí đốttự nhiên hóa lỏngmỗinăm sau khithiết bị đường ống hoàn tất vào năm 2017.Ngacũng đã kýmột thỏa thuận để China National PetroleumCorp tham gia trongdự ánkhí đốt thiên nhiênhóa lỏng ở Yamal do Novatek lãnh đạo,cùng với tập đoàn Total của Pháp. Nga hiện đangtìm kiếm khách hàng. Nga hiện là nước xuất khẩukhí đốt tự nhiên(200 tỷ mét khốimỗi năm,nhưng chỉ có14,8 tỷmétkhối khí đốttự nhiên hóa lỏng, với hầu hết cácphần còn lạiđược dẫn đến châu Âu) trên thế giới.Với sáudự án khí đốttự nhiên hóa lỏng, Nga hy vọng sẽtăng con số nàylên thành 100tỷ métkhối,với nhiều khả năngsẽ đạt50 tỷmét khối vào2016-2018. Phần lớn con số xuất khẩu này có thểtìm thấy tại cácthị trườngở châu Á.Tuy nhiên, cácchương trình khí đốt tự nhiênvẫn còn rấtmong manh – đặc biệt giữa lúc Nga đang cạnh tranh vớiÚc, trong đó Úc có kế hoạchsẽ trở thànhnước xuất khẩukhí đốt tự nhiênlớn nhất thế giớivào năm 2020 vớigần như tất cảlượng xuất khẩuđều dành cho khu vựcchâu Á.
Chương trình năng lượng với Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều rất cần thiết cho Nga, nhưng việc này đi kèm với nhiều rủi ro vì cả hai nước đều đặt ra các mối đe dọa chiến lược khác nhau đối với Moscow. Vì có chung đường biên giới khá dài với cả vùng Viễn Đông Nga lẫn các nước Trung Á, khu vực ảnh hưởng cốt lõi của Nga, nên Trung Quốc trở thành mối đe dóa của Nga ở vùng biên giới phía nam gần núi Thiên Sơn (Shan Tian). Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu khả năng thống trị Thái Bình Dương như họ đã làm sau trận quyết thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ năm 1904 đến 1905. Điều này đã phần lớn kiềm chế kế hoạch của Nga trong việc mở rộng ảnh hưởng của họ về phía đông. Từ năm 1905 đến năm 1945, Nhật Bản đã thống trị khu vực Thái Bình Dương và sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đã trao lại toàn bộ khu vực này cho Hoa Kỳ. Hơn nữa, Nhật Bản và Nga về mặt quy tắc thì hai nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, và vẫn đang tranh chấp lãnh thổ – bao gồm cả Sakhalin.
Đối tác chiến lược của Nga với Nam Triều Tiên
Ngahiện đang muốnđa dạng hóa các mối quan hệ đối táckinh tếở Đông Bắc Á, và Hàn Quốclàmột mục tiêu chính của Moscow. Lâu nay câu tục ngữHàn Quốc thường mô tảbán đảo Triều Tiênnhưmột con tômgiữa hai con cá voi: Trung Quốc và Nhật Bản.Khi một trong hai con cá voi di chuyểnthì contômcó thể sẽ bị tổn thương, như đã xảy ratrong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Do vị tríđịa chính trịbấp bênh nên Hàn Quốc thường rấthạn chế các lựa chọn của mìnhtrong khu vực vàthường bị rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn vớiTrung Quốc vàNhật Bản. Ngacó thể trở thành mộtđồng minh tiềm năngđối vớiHàn Quốc–tất nhiên không phải làNhật Bảnhoặc Trung Quốc – vì Nga cách nước này khá xađểkhông trực tiếpđe dọachủ quyềncủa Hàn Quốc (hoặc ngược lại).Tương tự, Nga cầnmột nước mạnh khácđể có thể thay thểTrung Quốcvà Nhật Bản.
Biên giớicủa Ngavới Bắc Triều Tiêndọc theo sôngTulenlà khu vực đất liên duy nhất không liên quan đến Trung Quốc. Khu vực này cách cảng Vladivostok của Ngakhoảng 130km, cách vùng đất rộng lớn phía nam màNgagọi làPrimorsky Krai. Cả khu vực này rộng khoảng 300km, đủ để truy cập vào cảng biểnthông quaVladivostok, cảngnước ấmduy nhất củaNgaở Thái Bình Dương. Primorsky Krailà nền kinh tế lớn nhấtở vùng Viễn Đôngcủa Nga.
Ngacó một quá trình lịch sửphức tạp đối vớibán đảo Triều Tiên vốn có niên đại từcuối thế kỷ 19–đỉnh cao quyền lựccủa Ngaở Thái Bình Dương. Sau khi Pháp và Anh Quốc đánh bại Trung Quốc trongChiến tranh Nha phiếnlần thứ haivào năm 1860, Nga chiếm đượckhu vực NgoạiMãn Châu vàthành lậpcảng ởVladivostok.Nga đã thiết lập quan hệvới Hàn Quốcvào năm 1884và có tầmảnh hưởngchính trịlớn đến nước này, nhưng cuối cùng phải đột ngột kết thúcvào năm 1905sau khi Nga thất bại trong cuộc chiến tranhNga–Nhật.Saunăm 1905,với một Trung Quốcsuy yếuvà một nước Nga bị kiềm chế, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành cường quốc Thái Bình Dươngvàbán đảo Triều Tiêntrở thành thuộc địacủa Nhật Bản.Sự sắp xếp nàyđược giữ cho đếnnăm 1945,khi Hoa Kỳđã tiếp nhậnvai tròcủa Nhật Bản đểkiểm soát toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.
Nhưng trong thời gian kết thúc Đệ nhị Thế chiến, Nga đã cố gắng tìm được một chỗ đứng ở Thái Bình Dương: Bắc Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên, trong đó cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều ủng hộ Bắc Triều Tiên, đã dẫn đến một bán đảo phân vùng. Điều này đã giúp Liên Xô tung ra các chiến lược để chống lại sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương, tương tự như việc phân chia nước Đức ở châu Âu. Liên Xô tiếp tục hỗ trợ Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và quân sự, và trở thành đối tác thương mại chính cũng như chiếm 60% trong tất cả các thương mại song phương với các quốc gia nhỏ bé này vào năm 1988.
Mặc dù Liên Xô ra mặt hỗ trợ cho miền Bắc nhưng Nam Triều Tiên vẫn tìm cách thiết lập các mối thương mại với Liên Xô vào đầu năm 1979, khi nước này ký hiệp định thương mại với Liên Xô thông qua Phần Lan. Năm 1985, sau khi nền kinh tế Liên Xô bị trì trệ dưới sự lãnh đạo của Leonid Brezhnev, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tìm cách làm sống lại nền kinh tế nước này với dòng vốn nước ngoài. Một trong những mục tiêu của Gorbachev là thu hút đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc. Năm 1989, Nam Triều Tiên và Liên Xô đã thiết lập các văn phòng thương mại ở thủ đô của mỗi nước. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã có chuyến thăm đầu tiên đến Nam Triều Tiên trong cương vị nguyên thủ quốc gia và tái lập quan hệ ngoạ giao giữa hai nước vào năm 1992.
Mối quan hệ được tiếp tục duy trì ở mức ngoại giao cho đến năm 2001, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Seoul, tiếp theo là chuyến viếng thăm của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun đến Moscow hồi năm 2004. Những chuyến thăm này chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt căng thẳng giữa hai miền Bắc và Nam Triều Tiên. Trong chuyến thăm gần đây nhất của Putin đến Nam Triều Tiên hồi tháng Mười một năm 2013, Moscow và Seoul đã ký 25 hiệp định song phương.
Những biển chuyển gần đây của Nga ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một khách hàng lớn hiện nay đối với các nguồn năng lượng tập trung ở vùng Viễn Đông của Nga. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện đang tăng trưởng mạnh và do thiếu lượng dự trữ năng lượng nên nước này được xếp vào hạng thứ 10 trong số các nước nhập khẩu năng lượng trên toàn thế giới. Nước này đứng thứ hai, chỉ sau Nhật Bản, trong số các ước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, và là nước nhà nhập khẩu than lớn thứ ba trên toàn thế giới. Năm mươi bốn phần trăm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Hàn Quốc được dành cho người tiêu dùng dân cư, thương mại và công nghiệp, và nhu cầu hiện nay đang ngày mỗi tăng mạnh – tăng 125 phần trăm kể từ năm 2001.
Mối liên kết năng lượng giữa Nga và Hàn Quốc đã tăng mạnh mẽ trong những năm qua nhưng Nga vẫn muốn tăng cường xuất khẩu, vốn đã tăng 22 phần trăm từ năm 2008 đến năm 2012. Trong năm 2012, Nga đã xuất khẩu năng lượng lên đến tổng cộng 14 tỷ USD sang Hàn Quốc, hầu hết (11 tỷ USD hoặc khoảng 4,4% tổng số nhập khẩu của Hàn Quốc) là dầu, than và khí đốt tự nhiên. Hồi năm 2004, công ty năng lượng Sakhalin của Nga đã ký thỏa thuận cung cấp 2,04 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm cho công ty nhà nước Hàn Quốc Gas Corp. Ngoài Trung Đông, đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường năng lượng của Nga ở Hàn Quốc là Indonesia và Úc.
Trong số cácchương trình khuyến mạiđược ký kếtvào tháng Mười năm 2013 là mộtbiên bản ghi nhớvớicông ty Hàn QuốcDaewoo ShipbuildingvàMarine Engineering để xây dựng13nhà cung cấpkhí đốt tự nhiênhóa lỏngcho Nga nhằm đểhỗ trợ cho việcvận chuyểnkhí đốt hoá lỏngtự nhiên đến Hàn Quốc. Trong một thời gian dài, Hàn Quốcđã trở thành một nhà đầu tưquan trọng trong việctư nhân hóa vàhiện đại hóacác bến cảngvà ngành công nghiệpđóng tàu. Hàn Quốc cũngquốc giachâu Á duy nhấttham giavào các quá trình này ở Nga,đặc biệt giữa lúc Moscow tiếp tục đề cao cảnh giáchai nước láng giềng Nhật Bản vàTrung Quốc.
Tuy nhiên, Nga có một lợi thế mà hầu hết các nhà xuất khẩu năng lượng khác không có: tiềm năng vận chuyển năng lượng trực tiếp đến Hàn Quốc thông qua đường bộ ở Primorsky Krai. Vào tháng Chín năm 2013, Nga đề nghị trở lại các cuộc đàm phán về việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt đến Hàn Quốc xuống bán đảo Triều Tiên thông qua Bắc Triều Tiên. Trong chuyến thăm của ông Putin hồi tháng Mười một cũng cho thấy cuộc đối thoại này đã được tiếp tục đề cập đến, đặc biệt về tuyến đường sắt giữa Hàn Quốc và vùng Viễn Đông của Nga. Trong đó, chặng đầu tiên trong một số tuyến đã được hoàn thành đến cổng Rasaon thuộc Bắc Triều Tiên hồi tháng Chín. Nga hy vọng sẽ mở rộng tuyến đường này xuống thành phố Busan ở Hàn Quốc và muốn Hàn Quốc đảm trách 34% của dự án. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Hàn Quốc với đường sắt Trans-Siberian của Nga. Nga cho biết trên các kênh truyền thông rằng tuyến đường này có thể sẽ thay thế cho tuyến đường biển trong việc vận chuyển hàng hoá từ châu Á đến châu Âu, nhưng thực chất sự liên kết này nhằm phục vụ dự án chuyển than từ vùng Viễn Đông của Nga vào Hàn Quốc. Điều này sẽ có lợi cho Nga bằng cách cung cấp kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn, đối với Hàn Quốc thì được tiếp cận năng lượng nhiều hơn và đặc biệt Bắc Triều Tiên thì không cần ra sức mà chỉ ngồi không thu lệ phí quá cảnh. Hàn Quốc cũng đề cao lợi ích trong việc thúc đẩy nền kinh tế yếu mòn đối với nước láng giềng: Nếu như Bắc Hàn sụp đổ thì đây sẽ là một mối đe dọa lớn đối với Hàn Quốc. Cả hai đường ống dẫn dầu và đường sắt sẽ giúp kết nối mối quan hệ Hàn Quốc với Nga hiệu quả hơn và làm cho nguồn cung cấp năng lượng của Nga dễ tiếp cận hơn các nguồn từ Úc, Indonesia và Trung Đông.
Hàn Quốccũng là một nhà đầu tưtiềm năng và điều này có thể giúp nền kinh tếcủa Ngara bước khỏisự phụ thuộc quá lớn vào chính sách xuất khẩu năng lượng. Hiện tại,các công tyHàn Quốcđã đầu tư rất nhiều vàovùng Viễn Đôngcủa Nga, trong đó bao gồm công ty Hyundai Heavy Industriesmởmột nhà máybiến ápđiện nằm ởphía bắc cảngVladivostokhồi tháng Giêng năm 2014.Trong chuyến thăm Hàn Quốc tháng Mười một của ông Putin, hai nướcđã ký mộtthỏa thuậnmiễn thị thực du lịchđể tạo điều kiệnkết nối vàcùngthành lập một quỹđầu tư chung trí giá 500 triệu USD.Từ năm 2009,đầu tưcủa Hàn Quốcở Ngađã giảm từ 428 triệu USD xuống còn 103 triệu vàcác văn bản ký kết mớinày sễ tìm cáchvực dậy con số vừa nêu.
Các vụ giao dịch kinh tế và năng lượng của Nga với Hàn Quốc là một chiến lược quan trọng đối với cả Nga trong việc tìm kiếm các thị trường cho xuất khẩu năng lượng mới, và đối với Hàn Quốc thì tìm kiếm một đối tác kinh tế trong khu vực. Khu vực Đông Bắc Á là vùng quan trọng đối với Nga trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Moscow về phía đông, và vị trí của Hàn Quốc vốn không có khả năng đe dọa an ninh của Nga – đã làm cho nước này trở thành một đối tác quan trọng và đầy hấp dẫn.
Tiếp theo: Ấn Độ là một đối tác tiềm năng của Nga trong việc ngăn chặn Trung Quốc và là một thị trường xuất khẩu vũ khí lẫn năng lượng đầy tiềm năng.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét