Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cán bộ mất chim, cháu bé bị ‘dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản

http://vtc.vn/can-bo-mat-chim-chau-be-bi-dung-hinh-quan-xa-sai-nghiep-vu-co-ban.7.509654.htm
03/10/2014 10:30

Cán bộ mất chim, cháu bé bị 'dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản(VTC News) – Công an xã Thanh Tùng đã mắc những sai phạm hết sức cơ bản về nghiệp vụ, vi phạm quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự. 
» Cán bộ xã mất chim, cháu bé bị ‘dùng hình': Ai nói dối?
» Cán bộ xã mất chim, công an ‘dùng hình’ với cháu 10 tuổi?
» Sếp của 5 công an đánh chết người bị khởi tố
Như VTC News đã thông tin, sáng 31/7/2014, Công an xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An nhận được trình báo của ông Trần Văn Hải – xã đội phó về việc ông bị mất một con chim chào mào.
Do nghi ngờ cháu Nguyễn Viết Hạnh (10 tuổi) bắt trộm nên công an đã bảo cháu đến trụ sở làm việc, tuy nhiên không có bố mẹ cháu đi cùng. Sau buổi tra hỏi này, Hạnh có dấu hiệu sợ sệt. Cháu khai nhận đã bị công an dùng bút bi kẹp tay và đe doạ.


Liên quan đến sự việc này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Hữu Toản – Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên. 

Cán bộ mất chim, cháu bé bị 'dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản
 Cháu Nguyễn Viết Hạnh (10 tuổi) cho biết đã bị Công an xã dùng bút kẹp ngón tay, lấy còng số tám uy hiếp để lấy lời khai.




Cán bộ mất chim, cháu bé bị 'dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản Công an xã Thanh Tùng đã mắc những sai phạm hết sức cơ bản về nghiệp vụ, vi phạm quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự. Điều này đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cháu bé, của gia đình cháu bé. Cán bộ mất chim, cháu bé bị 'dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản


- Ông nhận định thế nào về quy trình làm việc của Công an xã Thanh Tùng khi ‘mời’ cháu bé 10 tuổi lên làm việc mà không có người giám hộ?

Đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, bởi Công an xã đã làm việc với một cháu bé mới 10 tuổi liên quan đến một vụ việc vi phạm pháp luật mà không có mặt của bố hoặc mẹ cháu bé. Trước đó, cơ quan công an chỉ mời miệng chứ không có giấy mời gia đình cháu bé tới làm việc.

Theo quy định của pháp Luật , khi một người chưa đến tuổi thành niên (chưa được xem là có đủ năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em phải có người giám hộ thực hiện. 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự, khi lấy lời khai, hỏi cung những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải có người giám hộ của gia đình. Một đứa trẻ 10 tuổi thì càng cần thiết phải có mặt của người giám hộ.

Đối chiếu với các quy định của pháp luật, có thể thấy việc Công an xã Thanh Tùng đã mắc những sai phạm hết sức cơ bản về nghiệp vụ, vi phạm quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự. Điều này đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cháu bé, của gia đình cháu bé. 

- Giả sử cháu Nguyễn Viết Hạnh đúng là người đã bắt trộm con chim của cán bộ xã đội phó thì cháu bé vi phạm điều luật gì và có thể bị xử lý ra sao?

Trong vụ việc này, ngay cả khi chứng minh được cháu bé đã lấy trộm con chim thì cũng không có hình thức xử phạt nào khác là việc giao cháu bé cho gia đình quản lý, giáo dục. Bởi cháu bé mới 10 tuổi. Theo quy định của pháp luật thì không thể áp dụng hình thức xử lý hình sự, hành chính, thậm chí là cảnh cáo đối với trẻ em chưa đủ 14 tuổi.

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có quyền bắt, tạm giữ, tạm giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi những người này có dấu hiệu “phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Ngoài ra, việc bắt, tạm giữ, tạm giam nhất thiết phải thông báo về cho gia đình, người đại diện hợp pháp của các em ngay sau khi bắt, tạm giữ.
Trong vụ việc này, giả sử cháu Hạnh có bắt trộm con chim thật thì Công an xã phải xác minh làm rõ tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì mới có thể bị xem xét về hành vi Trộm cắp tài sản.


Cán bộ mất chim, cháu bé bị 'dùng hình': Quan xã sai nghiệp vụ cơ bản
 Ông Nguyễn Hữu Toản – Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hưng Yên. 


Tuy nhiên, để đưa ra hình thức xử lý đối với người có hành vi Trộm cắp tài sản thì phải xác định giá trị tài sản đó nếu trên 2 triệu đồng thì mới bị xử lý hình sự, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị truy tố theo Điều 138 bộ luật Hình sự. 

Theo tôi, tài sản công dân bị mất trong trường hợp này là không lớn. Nếu có bị mất trộm thì cũng rất khó đánh giá thiệt hại về vật chất, và các yếu tố cấu thành tội phạm. 

- Trong sự việc này, cháu bé nói rằng đã bị công an uy hiếp, dùng nhục hình. Ông nhận định gì về tình tiết này?

Nếu đó là sự thật thì công an xã Thanh Tùng đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật cụ thể là: Tội dùng nhục hình theo điều 298 Bộ Luật Hình sự, làm mất đi tính khách quan khi giải quyết vụ việc. 

Ngoài ra còn vi phạm Khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Điều luật này nghiêm cấm hành vi: “Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, nếu đúng là có chuyện công an dùng nhục hình thì điều này có thể để lại những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của cháu bé. 

Theo tôi, cơ quan chức năng, trực tiếp là Công an huyện Thanh Chương cần nhanh chóng vào cuộc xác minh làm rõ sự việc. Nếu Công an xã Thanh Tùng vi phạm pháp luật thì cần có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu có dấu hiệu công an dùng nhục hình với cháu bé thì cần khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.

Xin cảm ơn ông!
Diễn biến vụ việc
Sáng 31/7/2014, Công an xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An nhận được trình báo của ông Trần Văn Hải – xã đội phó về việc ông bị mất một con chim chào mào.
Do nghi ngờ cháu Nguyễn Viết Hạnh (10 tuổi, người trong xã) bắt trộm nên chiều cùng ngày, Công an xã đã cử người xuống mời bố mẹ cháu Hạnh đưa cháu tới trụ sở để làm việc. Tuy nhiên, phía Công an xã chỉ mời miệng chứ không có giấy mời.
Sau đó, cháu Nguyễn Viết Hùng (15 tuổi) đã chở cháu Nguyễn Viết Hạnh tới trụ sở công an để làm việc. Bố mẹ cháu Hạnh không có mặt.
Theo ông Trần Văn Trọng – Trưởng Công an xã Thanh Tùng, khi cháu Hạnh đến thì ông bận việc nên đã giao cho ông Nguyễn Phùng Sinh – Công an viên làm việc với hai cháu. Khoảng 20 phút sau, khi ông Trọng quay lại thì phát hiện cháu Hạnh có biểu hiện sợ sệt. Lúc này ông Trọng nói với anh Sinh cho cháu Hạnh về  để hôm khác làm việc.
Theo lời kể của cháu Hạnh thì khi tới trụ sở công an, cháu được đưa vào phòng làm việc với 2 cán bộ công an, còn cháu Hùng thì bị yêu cầu chờ ngoài sân. Cũng theo cháu Hạnh, trong quá trình làm việc, công an xã Thanh Tùng dùng bút để kẹp tay khiến tay cháu bị thâm tím.
Hạnh cũng cho biết thêm, ngoài hình thức kẹp bút vào tay để bóp, cháu còn bị yêu cầu nằm lên bàn, dọa nếu không khai sẽ đánh. Các chú công an còn lấy còng số 8 ra uy hiếp, không khai sẽ treo cháu lên cửa sổ.


» Cán bộ mất chim, cháu bé bị ‘dùng hình': Công an xã phạm luật?
» Cán bộ xã mất chim, cháu bé bị ‘dùng hình': Ai nói dối?
» Cán bộ xã mất chim, công an ‘dùng hình’ với cháu 10 tuổi?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét