Châu Văn Thi
Chiều
ngày 30/10/2014, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ công an đã phát hành Bản
kết luận điều tra của Cơ quan An ninh – Bộ công an ‘Về vụ án Nguyễn
Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra
tại tp Hà Nội.‘
Bản kết luận dài 9 trang A4 cung cấp nhiều điều khá thú vị về vụ án anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy:
Không phải ngẫu nhiên
Blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) cùng chị Minh Thúy bị bắt giữ vào ngày 5/5/2014 tại Hà Nội. Chúng ta chắc hẳn không quên được những ngày đầu tháng 5, cả dải đất hình chữ S sôi sục khi nghe tin Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam để khoan thăm dò dầu khí cùng đội tàu bảo vệ hùng hậu cao điểm lên đến hơn 100 chiếc. Trong mỗi người Việt Nam ai nấy cũng đều có lòng tự hào dân tộc, và nó như một chiếc lò xo nén lâu ngày chỉ chờ bung ra mạnh mẽ. Nếu nhìn lại cách kiểm soát truyền thông lâu nay của chính quyền Việt Nam, người dân không khỏi nghi ngờ việc lái dư luận của những người đấu tranh sang chú ý đến việc bắt giữ một blogger nổi tiếng có tư tưởng “Thoát Trung”.
Ngay cả việc kéo giàn khoan HD-981 vào Việt Nam được những người theo thuyết âm mưu cho là cả một kịch bản hòng lái dư luận vụ Dương Chí Dũng (đang có những tình tiết mới) sang chú ý đến “ngoại xâm”.
Việc lèo lái dư luận sang phía ngoài lãnh thổ quốc gia, hay hướng nhân dân về một phát biểu ngớ ngẩn nào đó của giới Showbiz được áp dụng khá nhuần nhuyễn ở đất nước Trung Quốc và cả Việt Nam.
“Những bài gần nhất”
Trong bản kết luận điều tra hai bài gần nhất của trang Dân Quyền và Chép Sử Việt lần lượt là “Ông trời con” Hoàng Kông Tư và BBC Việt Ngữ (đăng ngày 30/4/1975), “Lật lại toàn bộ ngành đường sắt Việt Nam” Lật thêm bộ mặt thật chế độ (đăng ngày 1/5/2014).
Nếu như bài “Ông trời con” Hoàng Kông Tư và BBC Việt Ngữ do 3 tác giả Phạm Đoan Trang – Trịnh Hữu Long – Nguyễn Anh Tuấn phân tích về việc Thiếu tướng Hoàng Kông Tư khởi tố vụ án phóng viên Nguyễn Hùng nhằm “có hơi hướng phục vụ cho một mục tiêu nội bộ nào đó” là vụ án Dương Chí Dũng đang có tình tiết mới hướng về Bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang.
Còn bài thứ hai chỉ như một lời đề dẫn của chủ trang Chép Sử Việt về loạt bài trên báo Lao Động về sự yếu kém của ngành đường sắt Việt Nam mà người đứng đầu là Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng.
Các cán bộ cao cấp này đều được cho là cùng nhóm với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kiên cường
Điều thú vị trong Bản kết luận điều tra về Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy là: “Trong quá trình điều tra, bị can Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy không khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng phạm, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật”
Cả hai người đều không nhận tội và không khai bất kỳ ai. Nếu như anh Nguyễn Hữu Vinh, nguyên là một cán bộ an ninh biết hết mọi thủ thuật của an ninh để không khuất phục trước công quyền là chuyện bình thường, thì phải coi chuyện chị Nguyễn Thị Minh Thúy bất khuất trước các nhân viên an ninh phải là đều đáng khâm phục. Chắc hẳn khi còn là đồng sự với anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Thúy đã học được rất nhiều điều về anh.
Kết luận
Điều 258 BLHS được coi là thuộc nhóm tội hình sự không liên quan đến “An ninh quốc gia” nhưng những vụ việc như anh Nguyễn Hữu Vinh lại sử dụng đến Cơ quan An ninh điều tra – Bộ công an và bản kết luận đó lại gửi đến Vụ 2 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh.
Bản kết luận điều tra ghi rõ cả hai người đều:
“tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Kết luận trên đây được coi là khá mơ hồ và cảm tính không thể nào đo lường được. Nếu như cho rằng các cá nhân kia làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tổ chức thì phải nêu rõ là ảnh hưởng như thế nào, bao nhiêu phần trăm uy tín bị ảnh hưởng, và do cơ quan nào đánh giá đo lường? Hay nói về ảnh hưởng lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng thì tôi có thể chỉ ra ngay “những chính sách sai lầm”, “những con sâu mọt” của đảng cộng sản mới là đối tượng đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với chế độ và đất nước.
Cần phải nói thêm rằng trong khuôn khổ Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), ngày 20/06/2014, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo chấp thuận 182 khuyến nghị về cải thiện nhân quyền của các nước, trong đó có đề nghị 156 (của Úc) và 157 (của Canada) về sửa đổi các điều 79, 88 và 258 Luật Hình sự « để bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị » theo Wikipedia.
Không phải ngẫu nhiên
Blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) cùng chị Minh Thúy bị bắt giữ vào ngày 5/5/2014 tại Hà Nội. Chúng ta chắc hẳn không quên được những ngày đầu tháng 5, cả dải đất hình chữ S sôi sục khi nghe tin Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam để khoan thăm dò dầu khí cùng đội tàu bảo vệ hùng hậu cao điểm lên đến hơn 100 chiếc. Trong mỗi người Việt Nam ai nấy cũng đều có lòng tự hào dân tộc, và nó như một chiếc lò xo nén lâu ngày chỉ chờ bung ra mạnh mẽ. Nếu nhìn lại cách kiểm soát truyền thông lâu nay của chính quyền Việt Nam, người dân không khỏi nghi ngờ việc lái dư luận của những người đấu tranh sang chú ý đến việc bắt giữ một blogger nổi tiếng có tư tưởng “Thoát Trung”.
Ngay cả việc kéo giàn khoan HD-981 vào Việt Nam được những người theo thuyết âm mưu cho là cả một kịch bản hòng lái dư luận vụ Dương Chí Dũng (đang có những tình tiết mới) sang chú ý đến “ngoại xâm”.
Việc lèo lái dư luận sang phía ngoài lãnh thổ quốc gia, hay hướng nhân dân về một phát biểu ngớ ngẩn nào đó của giới Showbiz được áp dụng khá nhuần nhuyễn ở đất nước Trung Quốc và cả Việt Nam.
“Những bài gần nhất”
Trong bản kết luận điều tra hai bài gần nhất của trang Dân Quyền và Chép Sử Việt lần lượt là “Ông trời con” Hoàng Kông Tư và BBC Việt Ngữ (đăng ngày 30/4/1975), “Lật lại toàn bộ ngành đường sắt Việt Nam” Lật thêm bộ mặt thật chế độ (đăng ngày 1/5/2014).
Nếu như bài “Ông trời con” Hoàng Kông Tư và BBC Việt Ngữ do 3 tác giả Phạm Đoan Trang – Trịnh Hữu Long – Nguyễn Anh Tuấn phân tích về việc Thiếu tướng Hoàng Kông Tư khởi tố vụ án phóng viên Nguyễn Hùng nhằm “có hơi hướng phục vụ cho một mục tiêu nội bộ nào đó” là vụ án Dương Chí Dũng đang có tình tiết mới hướng về Bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang.
Còn bài thứ hai chỉ như một lời đề dẫn của chủ trang Chép Sử Việt về loạt bài trên báo Lao Động về sự yếu kém của ngành đường sắt Việt Nam mà người đứng đầu là Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng.
Các cán bộ cao cấp này đều được cho là cùng nhóm với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kiên cường
Điều thú vị trong Bản kết luận điều tra về Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy là: “Trong quá trình điều tra, bị can Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy không khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng phạm, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật”
Cả hai người đều không nhận tội và không khai bất kỳ ai. Nếu như anh Nguyễn Hữu Vinh, nguyên là một cán bộ an ninh biết hết mọi thủ thuật của an ninh để không khuất phục trước công quyền là chuyện bình thường, thì phải coi chuyện chị Nguyễn Thị Minh Thúy bất khuất trước các nhân viên an ninh phải là đều đáng khâm phục. Chắc hẳn khi còn là đồng sự với anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Thúy đã học được rất nhiều điều về anh.
Kết luận
Điều 258 BLHS được coi là thuộc nhóm tội hình sự không liên quan đến “An ninh quốc gia” nhưng những vụ việc như anh Nguyễn Hữu Vinh lại sử dụng đến Cơ quan An ninh điều tra – Bộ công an và bản kết luận đó lại gửi đến Vụ 2 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh.
Bản kết luận điều tra ghi rõ cả hai người đều:
“tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Kết luận trên đây được coi là khá mơ hồ và cảm tính không thể nào đo lường được. Nếu như cho rằng các cá nhân kia làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tổ chức thì phải nêu rõ là ảnh hưởng như thế nào, bao nhiêu phần trăm uy tín bị ảnh hưởng, và do cơ quan nào đánh giá đo lường? Hay nói về ảnh hưởng lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng thì tôi có thể chỉ ra ngay “những chính sách sai lầm”, “những con sâu mọt” của đảng cộng sản mới là đối tượng đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với chế độ và đất nước.
Cần phải nói thêm rằng trong khuôn khổ Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), ngày 20/06/2014, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo chấp thuận 182 khuyến nghị về cải thiện nhân quyền của các nước, trong đó có đề nghị 156 (của Úc) và 157 (của Canada) về sửa đổi các điều 79, 88 và 258 Luật Hình sự « để bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị » theo Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét