Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 3: Quốc vụ

Basam

Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó  –  Bài 3: Quốc vụ.
QUỐC  VỤ


Thiên này, đi sâu vào giảng giải: Cốt lõi của phép trị nước – Đó là, phải thương dân.
Người đứng đầu Đất Nước, phải lo toan cho Dân: Phải bảo vệ, quyền lợi hợp pháp của họ – Phải giúp họ, biến ước mơ, thành hiện thực – Không bao giờ, dồn họ, vào bước đường cùng – Không được bóc lột họ, 1 cách nặng nề – Làm cho Dân, có cuộc sống hạnh phúc – Không được chọc giận, để họ, nổi khùng lên.
Ở Việt nam, người thấu hiểu đạo lý này nhất, có lẽ, là Đức Thánh Trần. Trước lúc lâm chung, Cụ còn thiết tha, dặn lại vua Trần: “Khoan thư sức dân. Đó là kế, sâu rễ – bền gốc. Là thượng sách, để giữ nước”.

国务
文王问太公曰:愿闻为国之大务,欲使主尊民安,为之奈何? Văn vương vấn Thái công viết: “Nguyện văn vi quốc chi đại vụ. Dục sử chúa tôn, dân an, vi chi nại hà?”
Văn vương hỏi Thái công: “Xin Tiên sinh, giảng giải, những nét đại cương, về phép trị nước. Muốn Vua – Chúa, được dân chúng tôn trọng. Còn dân chúng, được an cư – lạc nghiệp. Ta phải làm thế nào?”
太公曰:爱民而已! Thái công viết: “Ái dân nhi dĩ”.
Thái công trả lời : “Đại vương, hãy yêu thương dân chúng của mình. Thế là đủ”.
Sông, có nguồn – Cây, có cội. Rừng, bị tàn phá. Sông, thiếu đi nguồn cung – tất kiệt. Đất, bị khô hạn và không được bón phân. Cây, không hút được dinh dưỡng – tất khô. Để có được, dòng sông nước đầy ăm ắp – Người ta, phải chăm sóc rừng đầu nguồn. Để có được, thân cây cường tráng – Người ta, phải chăm tưới nước và bón phân cho nó.
Tự cổ – chí kim, thể chế nào cũng phải, “Lấy Dân làm gốc”. Nhà nước nào sống được, cũng phải dựa vào Dân. Dân cung cấp sức người – sức của cho Nhà nước. Dân cung cấp nhiều, Nhà nước tất mạnh. Sức Dân kiệt, Nhà nước tất nguy. Thương yêu và chăm sóc dân chúng, đó là cách, để bậc Đế vương, thể hiện Đức – Hạnh của mình. Thương yêu và chăm sóc dân chúng, cũng là cách, để nuôi dưỡng nguồn thu. Nó giống như, chăm sóc rừng đầu nguồn – giống như, tưới nước và bón phân cho cây vậy.
Trong đám dân chúng: Người giàu, ví như, con suối lớn. Người tài, khác gì, thứ dinh dưỡng thượng hạng. Khơi được 2 nguồn này, Đất nước tất mạnh. Không khơi được 2 nguồn này, Đất nước tất suy.
Tưởng Giới Thạch, sau khi thăm Liên xô, ông nhận thấy: Những người CS, họ rất ghét người giàu và đố kị với người tài (2 động lực chủ yếu, để thúc đẩy sự phát triển của xã hội). Do đó, ông kiên quyết chống lại chủ trương: “liên Nga – liên cộng – phù trợ công nông” của Tôn Trung Sơn. Ông, lãnh đạo Trung hoa Dân quốc, theo cách riêng của mình. Sự phát triển vượt bậc của Đài loan và sự ì ạch của Trung hoa đại lục ngày nay, minh chứng, cho viễn kiến của ông.
Những người CS Việt nam, họ chủ trương: “Trí – Phú – Địa – Hào, đào tận gốc – trốc tận rễ”. Chẳng cần nói, ta cũng biết, tương lai “tươi sáng” của một chủ trương sai lầm.
文王曰:爱民奈何?Văn vương viết : “Ái dân nại hà?”
Văn vương hỏi: “Yêu dân, được đánh giá, theo những tiêu chí nào?”
太公曰:利而勿害, Thái công viết: “Lợi nhi vật hại”
Thái công trả lời: Hãy làm lợi cho dân và tiêu diệt sạch sẽ, những gì, có thể hại họ.
Vì quyền lợi của dân chúng, phải thanh lọc bộ máy lãnh đạo. Không để ở đó, những loại vô tài – thất đức. Chúng, chỉ giỏi hại Dân – hại Nước. Hãy chăm sóc môi trường, để người dân, không phải sống, trong cảnh ô nhiễm. Hãy kiểm soát gắt gao, để người dân, không phải dùng, thực phẩm độc hại. Hãy tạo ra quỹ nhà ở dồi dào, để ai cũng có thể, có nơi ăn – chốn ở tử tế. Hãy cải cách, để người dân, không bị, 1 rừng hủ tục hành chính hành hạ. Hãy thông thoáng luật – lệ, để người dân, có thể tự do làm ăn và thỏa sức sáng tạo. Hãy triệt bạo – ngược, để người dân, được sống, trong 1 xã hội thanh bình.
成而勿败. Thành nhi vật bại.
Tạo điều kiện, để người ta thành công. Đừng để người ta thất bại.
Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã thành danh. Nhưng, đâu phải, trên quê hương của mình. Nếu, ở lại Việt nam: Ông, chắc gì, đã hơn Lê Bá Khánh Trình. Cũng lại, mòn đũng quần ở giảng đường. Tối – ngày, đi dạy thêm và tướt bơ, với ngày 2 bữa ăn. Sao, có thể, nên cơm – thành cháo được.
Trần Quốc Hải, đam mê, chế tạo trực thăng. Ông không được, nhà nước CS, động viên và khuyến khích. Họ ngăn cấm, thậm chí, giam cầm máy bay của ông. Thật chua xót, con dân Đất Việt, chỉ biết đến ông, nhờ người…Campuchia. “Nước bạn, kêu tôi sang làm khoa học. Họ cấp nhà đất, xe cộ, bảo đảm kinh tế. Mình, chỉ cần, chuyên tâm sáng tạo”. So sánh, 2 Nhà nước, 2 cách đãi ngộ, ta sẽ hiểu: Tại sao, Campuchia, từng bước đuổi kịp và sẽ vượt Việt nam , trong 1 tương lai không xa. Campuchia, còn chưa chắc, đã ăn đứt được họ. Mơ làm gì, đến những chuyện cao sang. Tỉ như: “Dân tộc Việt nam, sẽ bước tới đài vinh quang,để sánh vai với các cường quốc 5 châu”.
生而勿杀.  Sinh nhi vật sát.
Tạo điều kiện, cho người ta sinh tồn. Đừng triệt đường sống của họ.
Đừng cướp, ruộng đất của nông dân. Khiến họ, mất sạch tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, nông dân sẽ bị, dồn đến bước đường cùng. Bị, dồn đến bước đường cùng, dẫu chỉ có, cuốc – thuổng – gậy gộc – súng hoa cải, người ta, cũng không ngần ngại, mà nã thẳng vào đầu của nhà cầm quyền.
Thế gian, có 3 điều, không nên cưỡng ép:
-Khẩu vị. Sư ông ăn chay. Nhưng, chẳng thấy sư nào, bắt đệ tử, không được ăn mặn.
-Tình cảm. Con trẻ, nó thương yêu ai, hãy tôn trọng, sự lựa chọn của chúng. “Ép dầu – ép mỡ. Ai nỡ ép duyên”.
-Đức tin. Thế gian, có nhiều Tôn giáo. Tôn giáo nào, cũng tốt. Bởi, nó dạy con người ta, sống thiện. Hãy để, các Tôn giáo, sống hài hòa với nhau. Mình không thể, vì thích Phật giáo, mà bắt, tất cả mọi người, ai cũng phải thờ Phật và triệt, tất cả các tôn giáo còn lại. Mình không thể, vì thích lí tưởng CS, mà cưỡng ép toàn dân. Bắt họ, phải đi theo, cái lí tưởng ấy. Ai không theo, vu cho là phản động và tìm mọi cách để tiêu diệt.
与而勿夺. Dữ nhi vật đoạt.
Trong điều kiện có thể, hãy phổ thi ân huệ. Đừng tùy tiện, cưỡng đoạt.
Trên đời, bọn lục lâm – thảo khấu, chúng thường trương biển: “Đi cướp của nhà giàu, để chia cho người nghèo”. Vì, chúng còn biết ngượng, để che bớt đi, bản chất “đầu trộm – đuôi cướp”. Dẫu, thật sự, có chia của ăn cướp, cho người nghèo. Chúng, cũng khó mà được, sự ủng hộ của quần chúng. Trên cả bọn lục lâm – thảo khấu, là những băng đảng Mafia. Cướp được ruộng đất của Địa chủ. Chúng, chẳng hề, đem chia cho những người, cùng đi ăn cướp với chúng. Đã thế, đất đai – ruộng vườn – nhà cửa của họ, chúng lại trấn lột tiếp, để vơ hết cả vào lòng. Như thế, là táng tận lương tâm – là tận cùng của sự khốn nạn.
乐而勿苦. Lạc nhi vật khổ.
Làm cho người ta, an cư – lạc nghiệp. Đừng làm họ khổ.
Hạnh phúc, chỉ có ở những người: “Sáng, họ khát khao tới nơi làm việc.Vì, họ say mê, công việc của mình – Tối, họ khát khao trở về nhà. Vì, họ yêu quý, gia đình của mình”. Hãy giúp Dân: Để họ, có được 1 tổ ấm, đầy ắp tình thương. Con trẻ, được đến trường. Người già, ốm đau, được bệnh viện chăm sóc. Xã hội, an ninh và trật tự. Mọi người, ai cũng có, 1 công việc yêu thích và hợp với khả năng của mình. Nhà nhà Hạnh phúc, Đất nước, tự khắc bình yên.
Ai, đem Hạnh phúc, đến cho mọi người. Quần chúng, sẽ tôn trọng, biết ơn và ủng hộ người đó.
喜而勿怒. Hỉ nhi vật nộ.
Làm cho người ta vui vẻ. Thay vì, khích nộ họ.
Tôn Tử, có viết 1 câu, trong Binh pháp của mình: 故杀敌者,怒也. Cố sát địch giả, nộ dã (thiên  Tác chiến). Nghĩa là: Muốn binh lính hết sợ và hăng say giết địch – Bằng mọi cách, phải làm cho họ tức giận.
Ai cũng biết: “No thì mất ngon – Giận thì mất khôn”. Quần chúng, ai chẳng sợ cường quyền. Bởi, ai cũng biết, thịt da nào, rắn bằng sắt – thép. Muốn làm Cách mạng, phải làm cho họ, hết sợ địch. Muốn, làm cho họ, hết sợ địch, không gì hiệu quả hơn, đó là khích nộ họ.
Còn gì, có thể ngu hơn, khi chính ta, khích nộ quần chúng. Để, họ coi thường và chẳng còn sợ ta nữa.
Mùa Xuân Ả Rập”, là 1 ví dụ. Nó được bắt đầu, bởi: Quan lại thì tham nhũng. Còn Cảnh sát, hống hách và ngược đãi dân lành. Mohamed  Bouazizi, chỉ là 1 chàng trai, đi bán hàng rong, thật thà và chất phác. Ngọn lửa tự thiêu của Anh, thổi bùng lên, ngọn lửa căm giận của quần chúng, đối với chế độ độc tài. Quần chúng, vùng lên. Và ngọn lửa của “Mùa Xuân Ả Rập”, ít nhất, đã thiêu rụi 3 chế độ độc tài, tại Tunisia,  tại Ai Cập và tại Libya.
Những người CS, nên nhìn vào những tấm gương ấy, mà chùn tay lại. Và nên, dõi mắt sang Miến điện, để học và làm theo cách của họ.
文王曰:敢请释其故! Văn vương viết: “Cảm thỉnh thích kì cố”.
Văn vương nói : “Xin Tiên sinh, giải thích từng mục”.
太公曰:民不失务则利之;农不失时则成之;省刑罚则生之;薄赋敛则与之. 俭宫室台榭则乐之,吏清不苛扰则喜之。Thái công viết: “Dân bất thất vụ, tắc lợi chi. Nông bất thất thời, tắc thành chi. Tỉnh hình phạt, tắc sinh chi. Bạc phú liễm, tắc dữ chi. Kiệm cung thất đài tạ, tắc lạc chi. Lại thanh, bất hà nhiễu, tắc hỉ chi”
Thái công trả lời: “Người dân, không lỡ vụ, họ sẽ được lợi. Nhà nông, không lỡ thời, thì bội thu. Giảm đi số tội danh, bớt đi phần hình phạt, đó là, mở cho dân, con đường sống. Nhẹ thuế – ít phí, là đã cho dân rồi. Bớt xây lâu đài – ít xây trụ sở,  người dân, ắt mừng rỡ. Quan lại thanh liêm – không hà khắc – không nhũng nhiễu, dân chúng, mới được yên vui”
民失其务则害之;Dân thất kì vụ tắc hại chi
Doanh nghiệp, nhập nguyên – phụ liệu, để may quần áo mùa hè. Nếu, hành người ta, mà giữ lại. Hết hè, mới trả. Tuy hàng hóa, không bị hỏng hóc gì. Nhưng lỡ vụ, cũng có thể, khiến người ta sạt nghiệp.
农失其时则败之;Nông thất kì thời tắc bại chi.
Nhà nông, không được mưa thuận – gió hòa, mùa màng chắc thất thu.
无罪而罚则杀之. Vô tội nhi phạt tắc sát chi
Vô tội, mà vẫn bắt người ta vào tù. Sau đó, vì không có chứng cớ xác đáng. Nên, không dám, đưa ra xét xử công khai. Dấm dấm – dúi dúi, như lũ trộm đêm – như loài gián đất, sợ ánh sáng mặt trời. Trước tòa, lí luận, không lại được với người ta. Nên, phải dùng bài cùn: Che miệng bị cáo – Bịt mồm luật sư. Định án tùy tiện – Bất cần Luật pháp. Khiến người dân, hàm oan. Việc đó, quá bằng giết người ta.
重赋敛则夺之;Trọng phú liễm tắc đoạt chi.
Thuế và phí, chủng loại thì nhiều. Đã thế: Thuế – chồng lên thuế. Phí – chồng lên phí. Bóc lột dân chúng, 1 cách thậm tệ. Thế gian này, chỉ có lũ cướp ngày, chúng mới hung hăng và táo tợn, để làm như thế.
Hết tiền và có thể vỡ nợ, vào bất cứ lúc nào. Những người CS, chỉ có mỗi cách: tăng thuế. Trước mắt, họ sẽ tăng thuế, đánh vào rượu – bia – thuốc lá. Họ nại ra rằng: Các nước khác, thuế đánh vào những mặt hàng này, rất nặng. Theo logic ấy, tới đây, CS cũng sẽ phải giảm thuế xăng – dầu và ô tô, cho bằng với thông lệ của Quốc tế. Không làm được việc ấy, chứng tỏ: Tất cả lí do, mà họ đưa ra, đều chỉ là ngụy biện. Thực chất, họ đang cố tình, móc túi dân lành. Đâu phải, chỉ dừng lại, ở rượu – bia – thuốc lá. Tương lai, còn nhiều thứ, sẽ bị tăng thuế. Dân lành, sẽ có dịp, “thể hiện lòng yêu nước”, cho đến đồng xu cuối cùng. Chúng ta, hãy chờ xem.
多营宫室台榭以疲民力则苦之;Đa doanh cung thất, đài tạ dĩ bì dân lực tắc khổ chi
Thể chế, mà từ Vua – đến Quan, rặt 1 lũ “Mũi nhòm mồm”. Chúng, không chịu, lo làm – lo ăn. Chúng chỉ thích và đua nhau, xây thật nhiều Cung điện – xây thật nhiều Trụ sở – xây thật nhiều Nhà hát – bày ra thật nhiều, những cuộc vui chơi – tổ chức lia lịa, những “lễ kỉ niệm”. Để, ăn phần trăm và tiêu cho bằng sạch, những đồng tiền của Nhân dân. Chúng, ăn nhiều như thế – chơi nhiều như thế, còn đâu tiền, để xây bệnh viện cho Nhân dân – xây trường học cho con trẻ. Bà con, làm chi mà không khổ.
吏浊 苛扰则怒之. Lại trọc, hà nhiễu, tắc nộ chi
Quan lại hủ bại – hà khắc – nhũng nhiễu, thì dễ khích nộ dân chúng.
Thanh liêm, ai bằng ông Nông Đức Mạnh. Chính ông, phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức của Hồ Chí Minh”. Thanh liêm như thế, cho nên, ông chỉ đủ tiền, mua 1 mảnh đất hết sức lớn và xây được mỗi căn nhà, đẹp như mơ. Bên bờ Hồ Tây, thơ mộng. Đạo đức, ai bằng ông Nguyễn Trường Tô. Chính ông, lên án nghiêm khắc, ông thầy hủ bại Sầm Đức Xương. Bởi, Sầm Đức Xương tổ chức đường dây và cung cấp học sinh của mình: Cho chúng, đi ngủ với quan trên. Đạo đức như thế, cho nên, ông chỉ chơi có vài cô, trong đường dây này. Thế thôi.
Luật nào, hà khắc bằng luật CS. Chỉ vì trò đùa, giật mũ của các bạn gái, 4 thiếu niên, ở Tiên lãng – Hải phòng, phải chịu, tổng cộng 94 tháng tù giam. Trong khi, cũng tại huyện ấy,những kẻ, khiến Đoàn Văn Vươn, “nhà tan – cửa nát”, vẫn nhởn nhơ, ngoài vòng pháp luật.
Doanh nhân nước ngoài, họ ghét và sợ phải đưa hối lộ lắm. Ở nước họ, đấy là trọng tội. Sang Việt nam, “tùy gia – nhập tục”. Họ, cũng phải đưa hối lộ, cho yên thân. Nhưng, họ làm khéo đến mức, cơ quan Thanh tra của chúng ta, dẫu “Giỏi nhất Thế giới”, cũng chẳng thể, tìm cho ra, dấu vết của bất kì 1 vụ, đưa hối lộ nào. Những vụ, bị phát hiện, tất thảy, đều do nước ngoài, họ làm hộ. Người nước ngoài, được chúng ta “trải thảm đỏ – mời đến, để đầu tư”. Vậy mà, còn bị sách nhiễu, đến mức phải “nôn tiền”. Người trong nước, nói đến làm chi, cho thêm sầu lòng.
故善为国者,驭民如父母之爱子,如兄之爱弟. Cố thiện vi quốc giả, ngự dân như phụ mẫu chi ái tử, như huynh chi ái đệ
Giỏi trị nước, phải biết thương Dân. Phải chăm sóc họ : “Như cha mẹ, chăm lo cho đửa con cầu tự – Như người anh, chăm lo cho đứa em bé bỏng, thân thương của minh”.
Giỏi trị quân, phải biết thương lính. Ngô Khởi, là 1 danh tướng, thời Chiến Quốc. Ông, thương yêu lính lắm. Cùng ăn – cùng ở – cùng chia xẻ, những khó khăn – nhọc nhằn với họ. Chuyện kể, có lần, ông đưa miệng, hút mủ ở vết thương của 1 người lính. Mẹ người lính, được tin, khóc ngất. Bởi, bà biết: Ông, thương lính một– Lính, sẽ kính trọng ông mười. Với 1 đội quân cha – con như thế, con bà, sau này, ắt sẽ vì chủ tướng, mà chết. Nó chết, bà biết nương tựa vào ai. Thương con – thương mình, bà không khóc, sao được.
Giỏi kinh doanh, phải khắc sâu trong lòng “Khách hàng là Thượng đế”. Bởi khách hàng và chỉ có họ, mới quyết định, sự sống – chết của doanh nghiệp. Do đó, phải thương yêu và tận tụy chăm sóc họ.
见其饥寒则为之忧, Kiến kì cơ hàn tắc vi chi ưu,
Dân chúng đói rét, minh Quân, thấy ưu tư. Còn lũ hôn Quân, vẫn vô tư. Đi cứu trợ, cho bà con bị thiên tai: Vẫn thấy chúng, quần là – áo lượt và cười toe toét, trước ống kính truyền hình.
见其劳苦则为之悲. Kiến kì lao khổ tắc vi chi bi.
Thấy công nhân, làm nhiều – ăn ít, đến nỗi teo cả cơ. Phải thấy xót thương – phải thấy day dứt. Phải xuống tận nơi, bắt bọn chủ Tư bản, đảm bảo quyền lợi cho công nhân. Không làm được việc ấy, hãy cúi gầm mặt xuống. Đỗ Thị Minh Hạnh, thay mình làm việc ấy. Không cảm ơn và ủng hộ, thì thôi. Mặt mũi nào, mà tống cô ta, vào tù.
赏罚如加于身. Thưởng phạt như gia vu thân .
Khi đặt ra mức thưởng, phải nghĩ rằng, những người đến nhận, chính là con cháu của mình. Nghĩ như thế, người ta, sẽ không thưởng 320.000 VND (tương đương 15 USD), chia đều, cho 3 nhân viên Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Vì, họ đã dũng cảm, tố cáo vụ “Nhân bản phiếu xét nghiệm”.
Khi đặt ra mức phạt, phải nghĩ rằng, người chịu phạt, chính là bố mẹ của mình. Nghĩ như thế, người ta, sẽ không phạt 3 ông nông dân, tổng cộng 13 năm tù. Chỉ vì, họ ăn cắp, có 02 (hai) con vịt.
赋敛如取已物. Phú liễm như thủ kỉ vật
Muốn thu thuế và phí của dân , phải đặt mình, vào vị trí của họ. Người dân đóng thế nào, chính mình, cũng phải đóng như vậy. Người dân, bị hạch hỏi, từng đồng tiền mà họ kiếm được. Chính mình, cũng phải công khai, trả lời: Tiền đâu, mà cán bộ CS, ai cũng có nhà cao – cửa rộng. Con cháu họ, đứa nào, cũng được đi du học, ở phương trời Tây, xa vời.
Nghĩ được như thế, khi phạt Điếu cày – Lê Quốc Quân, mỗi người mấy năm tù, vì tội trốn thuế. Tất, phải sờ đến, ông Nông Đức Mạnh – ông Lê Khả Phiêu – ông Trần Văn Truyền … Với, khối tài sản nổi khổng lồ như thế, họ đã đóng, được bao nhiêu tiền thuế. Và, mức án nào, sẽ được dành cho họ?
此爱民之道也. Thử ái dân chi đạo dã
Thưa đại vương, đó là đạo ái dân. Là cốt lõi của phép trị Nước – an Dân.

Lời bàn
Chỉ có bậc minh Quân, mới có thể, hiểu được đạo Ái dân và vận dụng nó, 1 cách thành thạo. Chưa biết đến nó, nên ở lại nhà mình, để chăn gà, nấu cám heo và giặt giũ cho vợ. Chớ bén mảng, tới chốn quan trường. Ra đấy mà làm chi, cho Dân khổ – Nước suy. Ra đấy mà làm chi, cho mình thân bại – danh liệt. Đồng tiền kiếm được, chắc gì đã được tiêu. Nắm xương tàn, chắc gì, sẽ không bị quần chúng quật lên, để hạch tội.
Ở những thể chế Dân chủ: chính quyền, là của người Dân – do ngườiDân bầu ra –  Nhân Dân mà phục vụ. Những thể chế này, “lấy Dân làm gốc”. Bởi thế, người Dân, luôn được thương yêu và quý trọng.
Những thể chế độc tài: chính quyền, là của 1 cái đảng nào đó – do dùng vũ lực mà cướp được – đương nhiên, nó phải vì cái đảng đó, mà phục vụ. Những thể chế này, “lấy vũ lực làm gốc”. Bởi thế, lực lượng vũ trang, được cưng chiều. Quần chúng, chỉ được xếp ngang hàng, với nô lệ. Tâm tư – nguyện vọng của họ, không bao giờ, được nhà cầm quyền, đoái hoài. Rất dễ đoán biết, quần chúng, tin tưởng đến mức nào, đối với những thể chế này.
Viết đến đây, chợt nhớ lời, đại tướng CS Nguyễn Chí Thanh. Ông nói, thật chí lí: “Mất đất, chưa phải là mất nước. Chúng ta, chỉ sợ mất lòng tin của dân. Có lòng tin của dân, là có tất cả”. Hậu thế của ông, không làm được như vậy. Tình hình, rất tồi tệ, cho những người CS. Bằng chứng, chính ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã phải thảng thốt kêu lên: “Bỏ điều 4, là tự sát”. Câu nói của ông Triết, buộc phải hiểu là: Nếu chấp nhận đa nguyên – đa đảng – bầu cử tự do và bình đẳng, vào ngay lúc này. Đảng CS Việt nam, sẽ bị Nhân dân Việt nam, phế bỏ ngay tức khắc.
Thông qua 1 ví dụ cụ thể, chúng ta hãy nhận chân, 2 cách ái Dân của 2 chế độ:
Cùng là lính, nhưng sinh mệnh của người lính Hoa kì, quý lắm. Họ, được đãi ngộ tốt, được bảo vệ và yểm trợ, đến mức tối đa. Họ chết, bằng mọi giá, chính phủ, cũng phải mang hài cốt của họ, về cho gia đình. Người chết, còn được đối xử như vậy. Người sống, nói đến làm gì.
Đối nghịch, là 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt nam, ở đảo Gạc ma. Các Anh được lệnh, đứng yên, làm bia sống, cho lũ Trung cộng điên cuồng, xả súng giết hại. Đảng CS và nhà nước Việt nam, biết rất rõ, địa điểm hi sinh của các Anh, trên đất nước mình. Nhưng, hài cốt của các Anh, đâu đã được, đưa về cho người thân, cho gia đình và yên nghỉ nơi Đất Mẹ.
Không biết, do Việt cộng chủ trương: Xong việc rồi, không cần đến các Anh nữa, nên không tính chuyện, đưa các Anh về. Hay, do Trung cộng, chúng vô nhân đạo, nên không chịu trả lại, hài cốt các Anh. Những người CS, nên nhớ câu  này:
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ, thối xương
Nguyễn Tiến Dân
Địa chỉ : 208 phố Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội
Điện thoại : 0168-50-56-430
*********************
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 1: Văn sư.
Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 2: Doanh hư
Tôi chép sót bài PHẦN MỞ ĐẦU của loạt bài này :

Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó

Nguyễn Tiến Dân
16-10-2014
Bài mở đầu  

QUỶ CỐC TỬ
持枢     TRÌ KHU
持Trì (cầm,nắm) – 枢Khu (trục, bản lề của cánh cửa). Trì khu, tức là phải tìm cho ra và nắm cho chắc điểm mấu chốt, điểm quan trọng nhất của sự vật, sự việc. Dựa vào đó, mà xử lý công việc. Công việc, sẽ  được giải quyết rất nhẹ nhàng. Giống như, mở 1 cánh cửa nặng, bằng cách đẩy nó quay quanh bản lề. Nói rộng ra, Quỷ Cốc Tử cho rằng: Tìm và Hiểu cho bằng được, quy luật của Tự nhiênThuận theo nó – sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Tìm và Hiểu cho bằng được, quy luật của xã hội. Đi ngược với nó – chắc chắn, sẽ bị diệt vong. Nguyên tắc này, đúng với từng người, khi họ học phép dưỡng sinh. Đúng với từng doanh nghiệp, khi họ sản xuất và kinh doanh. Đúng với từng giáo phái, khi truyền Đạo cho tín đồ. Đúng với từng thể chế chính trị, khi Trị nước – An dân.
持枢谓春生夏长,秋收冬藏 . Trì  khu, vị Xuân sinh – Hạ trưởng – Thu thu – Đông tàng .
Mùa Xuân, tiết trời mát mẻ, không khí ẩm thấp. Cây cối, nhờ thế mà vươn lên mơn mởn. Động vật chui ra khỏi hang, để đi tìm mồi. No ăn – rửng mỡ, chúng đi kiếm bạn tình. Vì thế, nói: “Xuân là mùa thuận tiện cho sự sinh sản”.
Mùa Hạ, trời nắng chói chang, thời tiết nóng nực. Cây cối vươn cành, tiếp thu ánh sáng mặt trời. Chất dinh dưỡng, được chuyển hóa, để nuôi cành lá xum xuê – nuôi quả ngọt lớn dần. Bào thai trong bụng động vật, cũng được nuôi dưỡng, để dần thành hình hài. Vì thế, nói : “Hạ là mùa của sự trưởng thành”.
Mùa Thu, trời trong xanh, gió mát. Cây – Quả đã chin nục. Người nông dân, đi gặt hái thành quả của mình. Thiên nhiên, chào đón những sinh linh mới ra đời. Vì thế, nói: “Thu là mùa của sự thu hoạch”.
Mùa Đông, cây trút lá, trơ những cành khẳng khiu đứng giữa trời. Chúng, hầu như không phát triển. Động vật, chui vào hang, để đi ngủ đông. Các loại hạt giống, mà người nông dân gieo, cũng im lìm, nằm dưới lớp tuyết dày. Vì thế, nói: “Đông là mùa của sự nghỉ ngơi – tàng trữ”.
天之正也,不可干而逆之. 逆之者,虽成必败. Thiên chi chính dã, bất khả can nhi nghịch chiNghịch chi giả, tuy thành tất bại.
Tứ quý luân phiên, bốn mùa thay đổi. Đó là, 1 trong những quy luật vận hành của Tự nhiên. Tự nhiên, bao giờ cũng được phát triển 1 cách có tuần tự. Con người, không thể tự tiện can thiệp. Cố tình can thiệp: Thành công, nếu có, chỉ là nhất thời. Chung cuộc, chắc chắn sẽ nhận được bại vong.
故人君亦有天枢,生养成藏. Cố nhân quân, diệc hữu thiên khu: Sinh – Dưỡng – Thành – Tàng .
Từ người Dân, cho đến bậc Đế vương. Từ hội nhóm, đảng phái, cho đến Quốc gia. Không ai thoát khỏi được vòng luân hồi của Tự nhiên: Xuất sinh – Dưỡng dục – Trưởng thành – Tàn lụi.
Con người ta, phải trải qua quá trình thai nghén trong bụng mẹ. Đủ ngày – đủ tháng, mới được sinh ra đời. Những đứa trẻ sinh thiếu tháng, chúng thường không được khỏe. Nuôi dưỡng chúng, rất vất vả và tốn kém. Nhiều người mê tín, họ chọn mổ đẻ vào những ngày – giờ đã định. Hy vọng, với những lá số Tử vi đã được chọn trước đó, sau này, con mình dễ trở thành ông nọ – bà kia. Có lẽ, họ không biết: Kể cả những thầy Tử vi cao tay nhất, không ai có thể lên và nói chính xác, về lá số của các cháu bé đó.
Chủ nghĩa Mác cho rằng: Xã hội loài người, phải lần lượt vận động qua các hình thái, Nguyên thủy – Nô lệ – Phong kiến – Tư bản – Cộng sản. Và, “cách mạng vô sản”, chỉ có thể thành công, khi nó xảy ra đồng thời, trên phạm vi toàn Thế giới.
Ông Lê nin, “Vận dụng sáng tạo” cái chủ thuyết này. Ông ta, làm “cách mạng vô sản” ở phạm vi 1 nước Nga. Khi đó, nền tảng công nghiệp của chủ nghĩa Tư bản,  còn chưa được phát triển đầy đủ. Cuộc cách mạng ấy, “đẻ non – chín ép”, mà vẫn thành hình hài – vẫn không bị chết yểu. Thậm chí, có lúc còn mạnh đến mức: Có thể tranh bá với Thiên hạ. Những người CS, họ phục ông Lê nin lắm. Họ, tôn ông ta là Thánh. Đâu hay rằng: để giữ được như thế, Liên xô đã phải trả giá, bằng bao nhiêu thời gian – bằng bao nhiêu tiền của – bằng bao nhiêu sinh mạng. Cuối cùng, “mèo vẫn hoàn mèo”. Liên xô vẫn phải tan rã. Một kết cục, thật là bi thảm.
Ông Lê nin đã “giỏi”, nhưng có người, còn trăm ngàn lần giỏi hơn. Đó là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, đã “vận dụng” chủ nghĩa Mác, 1 cách có tính chất “Đột – phá”. Hồ Chí Minh và đảng của ông, liều lĩnh đến mức: Cho tiến hành cách mạng vô sản, ở 1 nước Phong kiến lạc hậu. Phương thức sản xuất thì vừa nhỏ, vừa manh mún. Nền tảng công nghiệp, hầu như không có gì. Giai cấp công nhân (theo đúng nghĩa), còn chưa được hình thành. Ấy thế mà, ông cùng với toàn đảng của ông, vẫn cố nuôi hy vọng, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản. Để “Tiến nhanh – Tiến mạnh – Tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. Một ảo tưởng vĩ đại. Để đến bây giờ, đảng CS Việt nam, phải âm thầm trở lại điểm xuất phát: Bắt đầu, xây dựng lại, nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Tư bản. Tuy vậy, những người CS Việt nam, vẫn không nhận và không chịu trách nhiệm, cho hàng loạt, những sai lầm của họ. Đất nước Việt nam, đâu có may mắn, để được hưởng sự vô can đó. Cả dân tộc Việt, đang phải trả giá, cho cái ảo tưởng vĩ đại của đảng CS Việt nam.
亦复,不可干而逆之.逆之, 虽盛必衰. Diệc phục, bất khả can nhi nghịch chi.Nghịch chi, tuy thịnh tất suy.
Những quy luật của xã hội, phải luôn được tôn trọng. Không được làm trái. Làm trái với quy luật của xã hội, tạm thời, có thế hưng thịnh. Nhưng , chung cuộc, chắc chắn sẽ bị suy vong.
此天道人君之大纲也. Thử Thiên đạo, Nhân quân chi đại cương dã.
Đó là quy luật của Tự nhiên, là Cương lĩnh căn bản của Quân chủ khi thống trị Quốc gia.
Lời bàn:
1-Hiểu được Trì khu, mỗi cá nhân, sẽ luyện được phép dưỡng sinh. Luyện được phép  dưỡng sinh, con người ta sẽ khỏe mạnh và trường thọ.
-Hãy sống hòa hợp với Thiên nhiên. Cơ thể của bạn, phải được tiếp xúc với bầu không khí ẩm thấp của mùa Xuân . Đừng vì cái nắng cháy da của mùa Hè, mà suốt ngày ngồi trong phòng lạnh. Hãy đến công viên, để tận hưởng thời tiết mát mẻ, dễ chịu của mùa Thu. Khi Đông về, hãy co ro đôi chút. Làm được như thế, cơ thể bạn sẽ dẻo dai và săn chắc. Thỏi thép kia, sở dĩ cứng rắn, bởi nó được nung trong lửa đỏ và tôi trong nước lạnh. Đừng nên ăn quá nhiều. Khiến dạ dày, chẳng còn có lúc được nghỉ ngơi. Đừng bắt trẻ con, học đến mức mụ mị. Hãy dành thời gian, để chúng chơi đùa và chiêm nghiệm những điều đã học. Đừng nên lạm dụng chất kích thích. Kháng sinh, chỉ dùng trong những trường hợp hi hữu.
-Có 1 định nghĩa vui: “Con người ta, chỉ hạnh phúc, khi mọi cái lỗ trên người, đều thông”. Hãy nói về 1 cái lỗ, rất ít được chú ý, lỗ chân lông. Nhiệm vụ chính của nó, là tống cặn bã dưới da ra ngoài. Về già, cơ thể ta yếu đi. Lỗ chân lông sẽ nở to ra, để giúp cho sự bài tiết tốt hơn. Nhiều người, muốn chống lại quy luật ấy. Họ săn lùng các loại thuốc, có thể làm “se khít lỗ chân lông”. Hy vọng, các loại thuốc ấy, sẽ giúp họ, lấy lại vẻ mịn màng của tuổi trẻ. Đâu hay, vẻ đẹp ấy, nếu có, cũng chỉ được nhất thời. Nhưng, mồ hôi không được toát ra, “bí hạ” nó sẽ “phá thượng”. Nay mai, viêm da và mặt mũi thì sần sùi như quả cam sành. Đó là điều, chẳng cần phải bàn cãi.
2-Những doanh nhân thành đạt, bao giờ họ cũng làm những việc, mà mình có thể mạnh. Không bao giờ, làm việc trong lĩnh vực, mà mình chẳng hiểu gì. Bao giờ, họ cũng sản xuất và bán ra những thứ, mà thiên hạ cần. Không cố tình sản xuất và bán ra, những thứ mà chỉ riêng mình thích. Khi máy ảnh kĩ thuật số ra đời, không ai dại gì, tiếp tục sản xuất film và máy ảnh dùng film. Dây chuyền sản xuất ấy, dù đắt tiền đến đâu, cũng phải bị phế bỏ. Không được luyến tiếc.
Cọp chết, để lại da – Người ta chết, để lại tiếng”. Con người ta, già rồi là phải chết. Chết rồi, thương mấy cũng phải đem chôn. Cái mà, người đã khuất, có thể để lại cho hậu thế, đó chính là sự nghiệp.
Đức Thánh Trần, dặn gia nhân: “Sau khi ta chết, hãy đem xác đi thiêu. Tro cốt, cho vào lọ sành. Chôn trong vườn, rồi phủ đất và trồng cây lên trên”. Đơn giản, chỉ có vậy. Nhưng, danh tiếng và sự nghiệp lẫy lừng của Đức Thánh, đâu có thể vì thế, mà nhanh chóng mai một theo thời gian.
Quang Trung Hoàng đế, sau khi chết, được con cái và các vị đại thần tôn vinh. Được cúng lễ linh đình. Được xây lăng to – mả lớn. Nhưng, ích gì. Sau khi chết, thân xác vẫn bị quan quân nhà Nguyễn, quật lên để làm nhục.
Ở nhiều nước, người ta chỉ trưng bày (bêu) xác của người đã khuất, trong trường hợp cần hạ nhục họ. Đổng Trác, bị người đời căm ghét. Khi chết, xác bị bêu trên phố, cho Thiên hạ tới phỉ nhổ. Cũng vì chưa chôn, nên binh lính mới có thể mạo phạm đến thi thể. Họ, cắm bấc vào rốn Đổng Trác, rồi đốt. Mỡ chảy lênh láng ngoài đường.  Gaddafi, được nhiều người “yêu” quá. Thế nên, sau khi chết, xác bị trưng bày nhiều ngày, ở lò mổ súc vật.
Hy vọng sau này, ông Lê nin, ông Mao… không bị đối xử như thế.
Sự nghiệp mà không có, dẫu cố tình, có để lại cái xác khô ở trên đời, phỏng có ích gì. Chỉ rác tai, để nghe Thiên hạ đàm tiếu.
Đạo đức – Tư cách chẳng ra gì, dẫu có được đem tạc bia đá – đúc tượng đồng và lập đền, để thờ cúng ở khắp mọi nơi, phỏng có ích gì. Cuối cùng, tránh sao cho khỏi, bị quần chúng tròng dây vào cổ, mà kéo sập xuống.
3-Trái đất này, có rất nhiều tôn giáo, như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hòa hảo, Tin lành…Tuy có nhiều nét khác nhau, về hình thức, về tổ chức, về nghi lễ thờ phụng…Nhưng, hết thảy, đều có 1 mẫu số chung. Đó là, các tôn giáo ấy, luôn dạy chúng sinh, làm điều Thiện – sống Ngay thẳng. Nhẫn nhịn và Thương yêu đồng loại. Nó hợp với tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của cả loài người. Vì vậy, nó được nhiều tín đồ tự nguyện theo . Nó có gốc rễ bền vững. Nên nó sẽ trường tồn.
Ngược lại. Ý thức hệ CS, căn bản dựa trên 2 trụ cột: Bạo lực và dối trá.
-Một trong những nguyên tắc cơ bản của học thuyết CS, đó là đấu tranh giai cấp. Muốn có chính quyền ư? “Súng (sẽ) đẻ ra chính quyền”. Cần gì phải rèn tài năng và tu đức độ: Để được dân bầu – Để được nắm chính quyền, 1 cách đàng hoàng và tử tế. Muốn có của cải ư? Cần gì phải học hành – phải siêng năng – phải tiết kiệm. Hãy đi ăn cướp của nhà giàu. Nếu có bị họ đánh chết, âu cũng chỉ là 1 cách, để giải thoát. Đó là, nguyên ý của câu: “Trong cuộc đấu tranh (giai cấpnày, giai cấp vô sản: Nếu được, thì được tất cả – Nếu mất, họ chỉ mất đi xích xiềng nô lệ”. Để được việc, họ sẵn sàng, xử tử cả những ân nhân của mình. Những người, đã từng nuôi nấng – cưu mang họ, trong lúc còn trứng – nước. Để thâu tóm quyền lực, họ chẳng  ngần ngại, dùng những thủ đoạn hèn hạ nhất, để thanh trừng, ngay cả đồng đội của mình. Họ bắt: Con phải tố cha – Vợ phải chửi chồng. Phá nát nền tảng đạo đức – gia đình. Để thâu tóm nhà máy – ruộng đất, họ xá gì chuyện bất hiếu: Lừa gạt, cả những giai cấp, đã sinh ra mình. Đâu rồi, lời hứa: “Nhà máy về tay thợ thuyền – Ruộng đất về tay dân cày”. Mượn nhà của ân nhân, thích thì chiếm đoạt luôn (trường hợp gia đình cụ Trịnh Văn Bô). Mượn đất của Tôn giáo, rồi thẳng tay cướp lấy (trường hợp Nhà Chung và giáo xứ Thái Hà). Mượn tiền của Dân, rồi lì lợm tìm mọi cách để chiếm đoạt. Người ta đi đòi, thì vu oan – giáng họa, để làm hại người ta.
-Trong các nhà trường CS, từ bé đến lớn, các cháu học sinh, được dạy 1 mớ kiến thức hổ lốn, cộng với thói ăn gian – nói dối. Học “Cuội” và thi cử không trung thực. Cho nên, bằng cấp của Việt nam, đâu có được Quốc tế thừa nhận. Học vị Tiến sĩ, khó là thế. Nhưng, cán bộ CS, ai cũng có.
Những người CS, nói mà không hề biết xấu hổ, rằng: “Việt nam, là nước theo chế  độ Dân chủ”. Rằng: “Dân chủ ở Việt nam, cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. Họ, cũng leo lẻo nói rẳng: “Đi lên CNXH, là khát vọng của Nhân dân” và “Nhân dân Việt nam, không có nhu cầu đa đảng”. Nhưng, họ không bao giờ, dám làm 1 cuộc Trương cầu Dân ý về việc này. Bởi làm thế, họ sẽ bị lòi đuôi.
Lừa bịp Nhân dân đã quen. Đến Thủ tướng của họ, họ cũng không tha: “Tỉnh nào tôi đi làm việc, (cũng) đều (báo cáo, GDP tăng) từ 9 đến 14%,trong khi cả nước, (GDP cũng) chỉ (tăng có) 5,8%” (Những chữ in đậm, là nguyên văn lời ông Nguyễn Tấn Dũng).
Trừ Giáo sư Ngô Bảo Châu, còn ai cũng hiểu, 1 mệnh đề thật là đơn giản: “Toán học, không thể có chỗ đứng, trong 1 đất nước, mà ở đó, Tổng của những con số dương, là 1 số âm”.
Chủ thuyết CS, đầy rẫy những chuyện phi Luân thường – Đạo lý. Đâu có hợp lòng Dân. Nó trường tồn sao được.
4-Những người, làm nghề vận tải hỗn hợp sông – biển, bao giờ họ cũng phải tính toán con nước. Sao cho, khi thủy triều lên, họ sẽ ngược dòng – khi triều xuống, họ sẽ xuôi dòng. Hiệu quả kinh tế, sẽ rất lớn.
-Chính quyền, nếu ví như 1 con thuyền – thì Ý chí của Nhân dân giống như 1 dòng nước chảy xiết. Thuận lòng Dân, không tốn mấy sức lực, con thuyền cũng mau chóng về đến đích. Đối nghịch với Nhân dân, khác nào con thuyền, ngược dòng trong bão tố. Đợi đến khi: “Lật thuyền, mới biết sức Dân như nước”, thì mọi chuyện, đã trở nên quá muộn mằn.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Nga xô chiếm được hàng loạt các nước ở Đông Âu. Họ dùng lưỡi lê và xe tăng, áp đặt cho Dân chúng ở đó, những Nhà nước Cộng sản. Những Nhà nước đó, không hợp với tâm nguyện của Nhân dân sở tại. Cuối cùng, nhà tù cộng với sự đàn áp, kìm kẹp hết sức dã man, cũng phải chịu thua ý chí của Nhân dân. Trước khí thế của quần chúng, Những nhà nước CS ở đó, đã sụp đổ tan tành.
-Đảng CS chỉ biết đến mình. Quyền lợi của đất nước, họ vơ hết vào lòng. Chính quyền, họ độc chiếm. Nhưng nghĩa vụ và trách nhiệm, chẳng thấy họ nhận bao giờ. Quy luật “Âm – Dương hòa hợp”, không được tôn trọng. Khiến xã hội đảo điên – thiên hạ hỗn loạn.
-“Chọn lọc Tự nhiên”. Đó là, một trong những quy luật phát triển của sinh giới.
Những người CS, họ không tôn trọng quy luật này. Thể chế của họ, được xây dựng trên cơ sở độc tài. Họ chủ trương: Triệt hạ đối lập, để không phải cạnh tranh.
Cán bộ của họ: Không phải, được chọn lọc ra, từ những người có tài. Không phải, được Nhân dân chọn lọc ra, từ những cuộc bầu cử Tự do và Bình đẳng. Xã hội, được điều hành, bởi những cán bộ là “Con ông cháu cha” – bởi những kẻ được “cơ cấu”, do có nhiều tiền và nhắm mắt tuân theo lệnh cấp trên, “bất cần biết đúng sai”. Những loại dốt nát – mù quáng đó: Nói gì sai đấy – Làm đâu hỏng đó. Bởi thế, chính thể của họ, không thể bám rễ được vào cuộc sống. Dĩ nhiên, nó không có sức sống. Chính thể ấy, đã già nua, lại đầy bệnh hoạn. Đứng vững sao được.
-Trên thế gian này, thông thường: Nhà nước, quản lý xã hội phải bằngLuật pháp. Những người CS, họ làm ngược lại.
Trong 1 phiên điều trần trước Quốc hội, một vị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ngang nhiên phát biểu: “Ơ nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được, xử thua cũng được. (nguồn: “Tính nghiêm minh của Pháp luật”).  Đó là, lời thú nhận công khai, giữa thanh thiên – bạch nhật, rằng: “Những người Cộng sản, đang quản lý xã hội trên cơ sở Luật rừng”. Và dưới chế độ CS, không còn có khái niệm, gọi là Công lý và Đạo lý.
Sơ qua như thế, để thấy: Những người CS, họ đang đi ngược với những quy luật của Tự nhiên – của Xã hội. Bởi thế, dẫu tạm thời họ còn đang tồn tại, trong một thực lực, có vẻ rất mạnh. Nhưng , 太强必折 . Tháicường – tất chiết . Cứng quá, chỉ tổ dễ gãy. Ăn thua gì. Tương lai, họ sẽ đi theo vết xe đổ của Nga xô và các nước CS Đông Âu. Đó là 1 điều chắc chắn. Vấn đề còn lại, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi.
Nguyễn Tiến Dân
Địa chỉ : 208 phố Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội .
Điện thoại : 0168-50-56-430.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét