Có ít nhất 16 người Thượng vượt suối băng rừng từ Tây Nguyên của Việt
Nam sang Campuchia tìm đến trại tiếp nhận người tỵ nạn, để được sự che
chở của Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh.
Hiện nhóm người này vẫn đang ẩn náu trong rừng của tỉnh Ratanakiri sát
biên giới tỉnh Gia Lai.
Nhóm người Thượng sống ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên buộc lòng chạy
sang Campuchia cho biết nguyên nhân họ đào thóat sang Campuchia vì họ
gặp rắc rối trong vấn đề thờ phượng, tín ngưỡng tôn giao, vấn đề tự do
nhân quyền, bị phân biệt đối xử và bị chính quyền địa phương bắt giữ
nhiều lần do có quan hệ với những người Thượng hải ngoài đang đấu tranh
cho quyền tự do ở Việt Nam.
Tất cả 16 Thượng Tây Nguyên nói trên đã liên tục đào thoát từ tỉnh
Gia Lai của Việt Nam kể từ đầu tháng qua. Hiện nhóm người này đang ẩn
náu theo từng nhóm khác nhau trong rừng thuộc khu vực tỉnh Ratanakiri
của Campuchia.
Nhóm phóng viên của RFA đã vào rừng theo gót chân người dân tộc thiểu
số địa phương để tìm hiểu sự thật vào chiều ngày 26/11. Chúng tôi đã
gặp một nhóm người Thượng gồm 8 người đang đứng trước tình cảnh nguy
hiểm và thiếu lương thực.
Chúng tôi quá sợ bị bắt, đem về Việt Nam. Nếu đem về Việt Nam thì chắc chắn Việt Nam sẽ đánh đập và nhốt vì chạy trốn đến đây.
– Ông Nay Klanh
Anh Ksor Ly, 33 tuổi, đào thóat từ tình Gia Lai cho biết anh liên tục
bị chính quyền địa phương sách nhiễu và bắt bớ vì tham gia biểu tình
hồi năm 2001. Trong những năm 2005, 2008 và năm 2011, chính quyền đã
nhiều lần bắt giam và hành hạ anh tại nơi giam giữ vì liên lạc với nhóm
người Thượng ở ngoài nước.
Theo Ksor Ly, cảnh sát đã thu thập danh sách các hộ theo ‘tin lành
Đêga’, trong đó có tên anh và nhiều người Thượng khác mà phía Việt Nam
cáo buộc là thuộc thành phần củng cố tổ chức phản động. Ông Ksor Ly cho
biết : “Sau khi họ phát hiện, bắt tôi, ngày nào họ điều tra là đánh đập
tôi. Họ giam tôi bốn ngày, bốn đêm. Tay tôi bị còng lại vào giường, nằm
ngủ không có mền không có chiếu. Sau khi thả, họ cảnh cáo nếu tôi tiếp
tục liên lạc thì sẽ bị bắt tiếp. Sau đó, tôi cứ ở nhà nhưng ở nhà khó
lăm. Bây giờ nếu người Việt Nam không làm xấu tôi thì tôi không chạy
trốn đâu.”
Còn anh Rơlan Por chia sẻ: “Vì công an Việt Nam bắt tôi hồi tháng
6/2014, nhốt tôi trong nhà tù 17 ngày. Họ đánh tôi liên tiếp trong 15
ngày. Họ đánh đập vào đầu tôi, làm tôi đỗ máu 3 lần. Sau đó, họ bảo nếu
tôi tiếp tục theo Đạo này nữa họ bắt được là sẽ không cho về, mà cho
chết luôn. Chúng tôi theo Đạo thì họ bắt. Bắt rồi, đánh đập chúng tôi, bảo
không cho Đạo nữa. Nếu họ cho Đạo thì phải nghe lời họ. Họ sai bất kỳ
nơi đâu, phải đi theo như thế mới họ cho phép. Như vậy là sao? Mình là
con người. Chúa tạo ra mình, không phải con người tạo ra mình. Nên mình
phải Đạo cho Thiên Chúa. Kể về những gì mà họ xét thấy trong máy tính của tôi là sẽ bắt.
Tôi muốn người ta giúp đỡ. Bây giờ chúng tôi đang sống trong một sợ hãi
rất là lớn. Nếu họ biết chúng tôi đến đây thì họ sẽ đánh đập tới chết…”
Nhóm người tỵ nạn ẩn náu trong rừng, ngày 26/11/2014. Photo by Quoc Viet/RFA
Theo giấy quyết định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự do nhóm người Thượng trên cung cấp, hầu hết người Thượng
vừa nói từng bị chính quyền địa phương xử phạt cảnh cáo vì có hành vi
liên lạc với FULRÔ lưu vong ở ngoài nước, và thu thập danh sách các hộ
theo ‘tin lành Đêga’ để củng cố tổ chức phản động. Trong số này, có
nhiều người bị xử phạt cảnh cáo với hình thức quản lý, giáo dục 6 tháng
tại địa phương.
Trong khi đó, Giám đốc Công an tỉnh Ratanakiri tại Campuchia, Thiếu
tướng Nguon Koeun cho RFA biết rằng Công an tỉnh Gia Lai đã gửi danh
sách 16 người Thượng vi phạm luật pháp Việt Nam đang bỏ trốn sang
Campuchia.
Thiếu tướng Nguon Koeun nói rằng cảnh sát Campuchia đã vào rừng truy
tìm những người này từ ngày 26/11 đến nay. Nếu cảnh sát Campuchia tìm
thấy nhóm người Thượng nói trên, Campuchia sẽ trục xuất họ về Việt Nam
vì là những người nhập cư bất hợp pháp.
Thiếu tướng Nguon Koeun nói thêm: “Chúng tôi cho rằng nhóm người
dân tộc Jarai này vượt biên sang Campuchia bất hợp pháp. Chúng tôi nhận
được yêu cầu từ Công an tỉnh Gia Lai để truy bắt 16 người này gửi về.
Ở đây, chúng tôi vẫn giữ lập trường,
nếu họ nhập cư bất hợp pháp, sau khi bắt được sẽ trục xuất về Việt Nam.
Còn UNHCR nói thế nào là chuyện của họ.
– Thiếu tướng Nguon Keoun
Vừa qua, có rất nhiều người Thượng chạy sang đây, nhưng cuối cùng
bị bắt hồi hương. Họ sang đây vì có người ở nước ngoài kích động và tụ
họp. Đặc biệt, hồi tháng 7 vừa qua, một số người Thượng ở nước ngoài lấy
địa bàn tỉnh Ratanakiri để họp nhưng chúng tôi bắt không được. Chúng
tôi sẽ không cho phép bất cứ lực lượng nào sử dụng lãnh thỗ Campuchia
làm phương hại đến an ninh của nước khác.”
Tuy nhiên, ông Nay Klanh (Ama Blik), một người Thượng nhiều lần bị bắt cho rằng: “Chúng tôi quá sợ bị bắt, đem về Việt Nam. Nếu đem về Việt Nam thì chắc chắn Việt Nam sẽ đánh đập và nhốt vì chạy trốn đến đây. Chúng tôi nhờ Quốc tế giúp đỡ và mang chúng tôi đến một nơi nào đó
an toàn. Vì sợ người ta đem về Việt Nam, chắc chắn bị Việt Nam đánh
đập, làm bất kỳ những thứ mà họ có thể làm được. Những điều đó sẽ xảy ra
vì chúng tôi ở Việt Nam, chúng tôi biết những gì Việt Nam, người Việt
Nam làm với chúng tôi.”
Còn người phát ngôn của Cơ quan tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR)
Vivian Tan nói rằng UNHCR không mong chính phủ Campuchia hồi hương họ về
Việt Nam, nơi mà cuộc sống, quyền tự do đang bị áp đặt. UNHCR vẫn chưa
có tiếp cận được những người này cho nên chưa biết họ có hội đủ điều
kiện xin tỵ nạn chính trị hay không.
Bà nói rằng UNHCR đã sẵn sàng làm việc với chính phủ Campuchia để đảm bảo rằng những người này cần sự giúp đỡ của quốc tế.
Bà Vivian Tan phát biểu với RFA: “Tại thời điểm này chúng tôi vẫn
thảo luận với chính phủ về cách giúp nhóm này. Vì vậy, tôi sẽ theo dõi
các hành động mà chính phủ có thể thực hiện hoặc không được thực hiện.
Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ họ nếu họ đang tìm kiếm tỵ nạn.”
Thế nhưng, Thiếu tướng Nguon Keoun, Giám đốc Công an tỉnh Ratanakiri
cho rằng ông không quan tâm đến thỏa thuận giữa Campuchia và UNHCR đã ký
kết về việc lập trại tỵ nạn trước đó. Ông Keoun nói: “Chúng tôi
không nói đến nhân quyền, hay tỵ nạn vì lý do tôn giáo hoặc chính trị. Ở
đây, chúng tôi vẫn giữ lập trường, nếu họ nhập cư bất hợp pháp, sau khi
bắt được sẽ trục xuất về Việt Nam. Còn UNHCR nói thế nào là chuyện của
họ.”
Hồi năm 2001, hàng ngàn người Thượng đã biểu tình đòi quyền sở hữu
ruộng đất và tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam đã dẹp cuộc biểu tình
này và hàng trăm người bị chính quyền bắt giữ. Kể từ các vụ phản kháng
hồi tháng 2/2001, hơn 1000 người Thượng đã bỏ chạy sang xin tỵ nạn bên
Campuchia.
Mặc dù trước đó Hà Nội cam kết không trừng phạt và giúp đỡ những
người trở về tái hội nhập với buôn làng của họ, thế nhưng người tỵ nạn
không tin vào lời nói của chính phủ Việt Nam. Cuối cùng nhiều người bị
chính phủ Việt Nam bắt bỏ tù vì tội trốn sang nước ngoài bất hợp pháp,
và có liên lạc với nhóm phản động ở bên ngoài.
Rất cảm ơn về bài viết của bạn, bài viết rất hay và ý nghĩa. Nếu có các nhu cầu về thiết kế, thi công các sản phẩm nội thất như: bàn ghế sofa, giường tủ, thi công trọn gói có thể liên hệ bên Mozza mình nhé. Click vào đây để xem chi tiết nhé các bạn: xưởng sản xuất ghế sofa xưởng đóng ghế sofa xưởng sofa xưởng sản xuất sofa giá rẻ xưởng sản xuất sofa ở hà nội hãy liên hệ cho mình nhé. Cảm ơn ! _______________________________________________ SIÊU THỊ GHẾ SOFA MOZZA Địa chỉ: 38 - Tương Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 093 628 3333 - 04 6674 9999
Rất cảm ơn về bài viết của bạn, bài viết rất hay và ý nghĩa.
Trả lờiXóaNếu có các nhu cầu về thiết kế, thi công các sản phẩm nội thất như: bàn ghế sofa, giường tủ, thi công trọn gói có thể liên hệ bên Mozza mình nhé. Click vào đây để xem chi tiết nhé các bạn:
xưởng sản xuất ghế sofa
xưởng đóng ghế sofa
xưởng sofa
xưởng sản xuất sofa giá rẻ
xưởng sản xuất sofa ở hà nội
hãy liên hệ cho mình nhé. Cảm ơn !
_______________________________________________
SIÊU THỊ GHẾ SOFA MOZZA
Địa chỉ: 38 - Tương Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 093 628 3333 - 04 6674 9999