Laodong / PLTP
Chị Đinh Thị Ơn đang làm rẫy trên đồi cao, bỗng giật mình khi có
người gọi to: “Ơn ơi, ơi Ơn… nhà mày bị cán bộ dỡ rồi”. Ơn chạy thục
mạng về đến nhà, nền đất đã trống hoang.
Người dân Đắc Nên kêu cứu đến báo.
Cái ngày di cư ép buộc để nhường đất cho công trình thủy điện Đắc
Đrinh (do Cty CP thủy điện Đắc Đrinh, thuộc Tổng công ty Điện lực dầu
khí VN làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đấy, đến giờ vẫn ám ảnh bà con Đắc
Nên, bởi họ đang phải “sống mòn” trong đói nghèo. Khu tái định cư (TĐC)
không đất sản xuất, nước sinh hoạt, chủ đầu tư lại lơ là việc đền bù,
khiến chính quyền tỉnh Kon Tum đang đau đầu.
Phó Chủ tịch huyện Kon Plông Lê Đức Tín nhìn tôi rầu rĩ, thở hắt: “Công tác tái định cư – tái định canh ở Kon Tum chưa thỏa thuận được, thế nhưng họ lại cho xây dựng đập ngăn nước ở dưới Quảng Ngãi. Sai trước mắt là của dự án thủy điện Đắc Đrinh gây ra. Nguyên tắc Chính phủ quy định rồi, khi anh làm tốt công tác di dân, đền bù, tái định canh, định cư thì mới được phép thi công dự án. Họ triển khai dưới kia là ở Quảng Ngãi, mình chỉ là lòng hồ. Nếu đập đầu mối ở trên này thì mình sẵn sàng yêu cầu họ dừng ngay rồi”. Và, cũng vì cái “sự đã rồi” ấy, đã đẩy chính quyền huyện Kon Plông vào thế khó, chạy đua với thủy thần để đưa hết 817 con người lên đồi cao trú ẩn. Nước ở lòng hồ, cuồn cuộn dâng lên ầm ầm, gào rú liên hồi. Trên bộ, người dân hò hét tháo dỡ nhà cửa cùng bộ đội, dân quân tự vệ và chính quyền tỉnh Kon Tum vào cuộc di dân “ép buộc”. Nhớ lại thời khắc vô cùng gian nan, khó khăn ấy, ông Tín bức xúc: “Nếu mình không di dời dân lên khỏi cốt ngập thì không có mưa lũ vẫn bị ngập dân. Về mặt chính quyền, bằng mọi cách phải đưa dân lên bằng được, để đảm bảo an toàn tính mạng cho dân”.
Trưởng công an xã Đắc Nên – ông Đinh Văn Tuân – vò đầu bứt tai, nói
người dân đang yên ổn sinh sống, sản xuất, bị ép di dời, họ yêu cầu chủ
đầu tư phải xây nhà cửa kiên cố, cung cấp đất sản xuất, đền bù hỗ trợ
thỏa đáng mới chịu đi. Ban vận động di dời của huyện Kon Plông, trong đó
có cả Phó Chủ tịch MTTQ, bối rối, hết cách đành bắt tay, “hứa” với dân
là chủ đầu tư sẽ đền bù hết cho dân trong cuối tháng 8-2013. Giờ tiền
đâu chẳng thấy, chỉ thấy người dân trách ngược xã, huyện thất hứa với
dân, không chịu bồi thường. Đau hơn, có người đổ thừa chính quyền ăn
chặn tiền hỗ trợ, bồi thường từ dự án thủy điện. “Không một chính quyền
nào bỏ rơi dân đâu, và không chính quyền nào lại hại dân”, nghe câu nói
của Phó Chủ tịch huyện Lê Đức Tín, tôi ngầm hiểu thủy điện Đắc Đrinh đã
làm niềm tin giữa người dân vào chính quyền rạn nứt khá nhiều.
Kêu cứu vì tận khổ
Theo kế hoạch, mỗi hộ dân khi di dời được chủ đầu tư hỗ trợ một căn nhà trị giá 300 – 350 triệu đồng cùng 400m2 đất vườn, 1ha đất rẫy, 4 sào lúa nước. Ngoài ra, sẽ nhận thêm hàng trăm triệu đồng tiền đền bù, hỗ trợ đời sống. Thủy điện Đắc Đrinh phát điện từ lâu lắc, thu hợi hàng ngàn tỉ đồng, thế nhưng, không hiểu lý do gì mà đến tận giờ người dân chỉ nhận được những số tiền ít ỏi. Như anh A Diêng (sinh năm 1984) chỉ nhận được 40 triệu đồng, thay vì 230 triệu trong bảng áp giá bồi thường; anh A Khoàng (sinh năm 1980) nhận 70 triệu đồng trong 320 triệu; anh Ó (sinh năm 1990, cùng thôn Xô Luông) nhận được 36 triệu đồng thay vì 113 triệu… Rồi khu TĐC không đất sản xuất, nước sinh hoạt, đất rẫy thì ở tít xa hun hút toàn sỏi, đá nên không thể trồng trọt được gì.
Công ty cổ phần thủy điện Đắc Đrinh còn hứa một đằng, làm một nẻo khi “đẩy” 133 người dân thôn Xô Lương “sống chênh vênh bên sườn núi”. Già làng A Đích (sinh năm 1954) nói: Trước khi dời dân, thay vì xây khu TĐC như công ty đã cùng ông, A Diêng (nguyên trưởng thôn) và chính quyền xã ký giao kèo, thỏa thuận, thì họ lại “lén lút” tự san ủi đất, xây nhà cửa ở khu vực cách chỗ đã thỏa thuận mười mấy cây số, lại nằm ở tít trên đồi cao, hay sạt lở. Chỉ vào những ngôi nhà bỏ hoang xập xệ, xuống cấp, chị Đinh Thị Thanh (sinh năm 1987, thôn Xô Lương) ngao ngán: “Người dân không chịu ở vì thứ nhất, không có nước sinh hoạt; thứ hai, bị sạt lở; thứ ba, do chủ đầu tư không hỏi ý kiến dân có đồng ý ở trên này không; thứ tư, không có đất làm vườn, trồng cây gì cũng không lên”. Và cũng vì không có những điều kiện sinh sống tối thiểu, 133 người dân thôn Xô Luông đành phải dắt díu nhau về dựng những căn nhà tạm ở chỗ cũ sinh sống. Phó trưởng CA xã Đắc Nên kiêm trưởng thôn Xô Lương Đinh Văn Tang than: “Người dân gửi đơn cầu cứu đã mấy tháng nay, giờ chưa thấy ai trả lời”.
Ngày 16-10 mới đây, Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại miền Trung tiếp một phụ nữ khắc khổ cùng những tập đơn kêu cứu trên tay. Chị tên Đinh Thị Ơn (SN 1986, trú thôn Xô Luông, xã Đắc Nên, huyện Kon Plông) – một hộ dân của khu TĐC thủy điện Đắc Đrinh, đang sống trong cảnh “sống mòn” vì cuộc sống bỗng dưng đảo lộn. Chị trình bày, từ khi thủy điện Đắc Đrinh – do công ty cổ phần thủy điện Đắc Đrinh làm chủ đầu tư – ngăn đập, tích nước năm 2009, đời sống dân bản nghèo lại thêm nghèo. “Họ hứa sẽ bồi thường cho dân nhưng hứa đâu bỏ đó, chẳng có kết quả gì. Dân chúng tôi ở vùng xâu, vùng xa, nhận thức kém bị họ lợi dụng, chặn ép nên quyết định viết đơn gửi đến Báo Lao Động” – đơn viết. Chị Ơn – phụ nữ dân tộc Ca Dong – được dân bản “gửi gắm” nỗi bức xúc và cả tiền đi đường đến báo Lao Động tại Đà Nẵng kêu cứu. Một thân một mình, chị đi nhờ xe máy bạn ra khỏi vùng núi heo hút Đắc Nên, đi tắt qua huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), rồi từ đó bắt xe đò xuống Đà Nẵng với những tập đơn trên tay trình bày tâm tư, nguyện vọng thay cho hàng trăm con người Đắc Nên khốn khổ.
Hết tiền, hay không chịu đền bù?
Sau khi báo đăng bài “Thủy điện Đắc Đrinh làm khổ dân”, ngày 31-10, UBND tỉnh Kon Tum đã ra văn bản số 2812/UBND-KTN gửi huyện Kon Plông đề xuất các hướng xử lý. Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Minh – Phó Chủ tịch Hội đồng đền bù kiêm Phó trưởng ban di dân huyện Kon Plông – cho hay, những khó khăn tồn tại, vướng mắc trên cũng chỉ vì công ty thuỷ điện Đắc Đrinh hết tiền. Còn Phó Chủ tịch huyện Lê Đức Tín thì nói thẳng: “Sau khi tích nước xong thì họ làm lơ. Đầu năm 2014, lãnh đạo huyện mời họp liên tục, ít nhất 5 lần. Mỗi lần làm việc đều có biên bản ký kết ghi nhớ, cam kết thực hiện. Tinh thần lên đây làm việc họ đồng ý ghi nhận, nhưng về dưới công ty là họ lại phớt lờ”. Ông Tín nói thêm, hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản ở khu TĐC là cần số tiền 80 tỉ đồng, số tiền đền bù là 50 tỉ, nhưng chủ đầu tư không chịu bàn giao dù trước đó đã ký kết.
Đáng nói là sau khi báo phản ánh sự việc, mục đích nhân văn là để phía công ty CP thủy điện Đắc Đrinh cùng “ngồi lại” với chính quyền tìm hướng giải quyết, tháo gỡ các khó khăn. Tuy nhiên, Tổng công ty Điện lực dầu khí VN lại thông tin cho tờ báo ngành thuộc Hội Dầu khí Việt Nam miêu tả cuộc sống “đổi đời” của người dân từ khi có thủy điện Đắc Đrinh. Để “sinh động”, bài báo lấy hình ảnh những căn nhà khu TĐC thủy điện Đắc Đrinh ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) “minh họa” cho khu TĐC xã Đắc Nên. Mô tả khu TĐC “sầm uất, khang trang, an cư lạc nghiệp”, người dân không chịu nhận nhà vì muốn đòi thêm tiền đền bù.
Phó Chủ tịch huyện Kon Plông Lê Đức Tín nhìn tôi rầu rĩ, thở hắt: “Công tác tái định cư – tái định canh ở Kon Tum chưa thỏa thuận được, thế nhưng họ lại cho xây dựng đập ngăn nước ở dưới Quảng Ngãi. Sai trước mắt là của dự án thủy điện Đắc Đrinh gây ra. Nguyên tắc Chính phủ quy định rồi, khi anh làm tốt công tác di dân, đền bù, tái định canh, định cư thì mới được phép thi công dự án. Họ triển khai dưới kia là ở Quảng Ngãi, mình chỉ là lòng hồ. Nếu đập đầu mối ở trên này thì mình sẵn sàng yêu cầu họ dừng ngay rồi”. Và, cũng vì cái “sự đã rồi” ấy, đã đẩy chính quyền huyện Kon Plông vào thế khó, chạy đua với thủy thần để đưa hết 817 con người lên đồi cao trú ẩn. Nước ở lòng hồ, cuồn cuộn dâng lên ầm ầm, gào rú liên hồi. Trên bộ, người dân hò hét tháo dỡ nhà cửa cùng bộ đội, dân quân tự vệ và chính quyền tỉnh Kon Tum vào cuộc di dân “ép buộc”. Nhớ lại thời khắc vô cùng gian nan, khó khăn ấy, ông Tín bức xúc: “Nếu mình không di dời dân lên khỏi cốt ngập thì không có mưa lũ vẫn bị ngập dân. Về mặt chính quyền, bằng mọi cách phải đưa dân lên bằng được, để đảm bảo an toàn tính mạng cho dân”.
Người dân không chịu nhận nhà TĐC vì thiếu các điều kiện sống tối thiểu, đành quay về chỗ ở cũ dựng nhà tạm. |
Kêu cứu vì tận khổ
Theo kế hoạch, mỗi hộ dân khi di dời được chủ đầu tư hỗ trợ một căn nhà trị giá 300 – 350 triệu đồng cùng 400m2 đất vườn, 1ha đất rẫy, 4 sào lúa nước. Ngoài ra, sẽ nhận thêm hàng trăm triệu đồng tiền đền bù, hỗ trợ đời sống. Thủy điện Đắc Đrinh phát điện từ lâu lắc, thu hợi hàng ngàn tỉ đồng, thế nhưng, không hiểu lý do gì mà đến tận giờ người dân chỉ nhận được những số tiền ít ỏi. Như anh A Diêng (sinh năm 1984) chỉ nhận được 40 triệu đồng, thay vì 230 triệu trong bảng áp giá bồi thường; anh A Khoàng (sinh năm 1980) nhận 70 triệu đồng trong 320 triệu; anh Ó (sinh năm 1990, cùng thôn Xô Luông) nhận được 36 triệu đồng thay vì 113 triệu… Rồi khu TĐC không đất sản xuất, nước sinh hoạt, đất rẫy thì ở tít xa hun hút toàn sỏi, đá nên không thể trồng trọt được gì.
Những ngôi nhà tái định cư bỏ hoang. |
Công ty cổ phần thủy điện Đắc Đrinh còn hứa một đằng, làm một nẻo khi “đẩy” 133 người dân thôn Xô Lương “sống chênh vênh bên sườn núi”. Già làng A Đích (sinh năm 1954) nói: Trước khi dời dân, thay vì xây khu TĐC như công ty đã cùng ông, A Diêng (nguyên trưởng thôn) và chính quyền xã ký giao kèo, thỏa thuận, thì họ lại “lén lút” tự san ủi đất, xây nhà cửa ở khu vực cách chỗ đã thỏa thuận mười mấy cây số, lại nằm ở tít trên đồi cao, hay sạt lở. Chỉ vào những ngôi nhà bỏ hoang xập xệ, xuống cấp, chị Đinh Thị Thanh (sinh năm 1987, thôn Xô Lương) ngao ngán: “Người dân không chịu ở vì thứ nhất, không có nước sinh hoạt; thứ hai, bị sạt lở; thứ ba, do chủ đầu tư không hỏi ý kiến dân có đồng ý ở trên này không; thứ tư, không có đất làm vườn, trồng cây gì cũng không lên”. Và cũng vì không có những điều kiện sinh sống tối thiểu, 133 người dân thôn Xô Luông đành phải dắt díu nhau về dựng những căn nhà tạm ở chỗ cũ sinh sống. Phó trưởng CA xã Đắc Nên kiêm trưởng thôn Xô Lương Đinh Văn Tang than: “Người dân gửi đơn cầu cứu đã mấy tháng nay, giờ chưa thấy ai trả lời”.
Ngày 16-10 mới đây, Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại miền Trung tiếp một phụ nữ khắc khổ cùng những tập đơn kêu cứu trên tay. Chị tên Đinh Thị Ơn (SN 1986, trú thôn Xô Luông, xã Đắc Nên, huyện Kon Plông) – một hộ dân của khu TĐC thủy điện Đắc Đrinh, đang sống trong cảnh “sống mòn” vì cuộc sống bỗng dưng đảo lộn. Chị trình bày, từ khi thủy điện Đắc Đrinh – do công ty cổ phần thủy điện Đắc Đrinh làm chủ đầu tư – ngăn đập, tích nước năm 2009, đời sống dân bản nghèo lại thêm nghèo. “Họ hứa sẽ bồi thường cho dân nhưng hứa đâu bỏ đó, chẳng có kết quả gì. Dân chúng tôi ở vùng xâu, vùng xa, nhận thức kém bị họ lợi dụng, chặn ép nên quyết định viết đơn gửi đến Báo Lao Động” – đơn viết. Chị Ơn – phụ nữ dân tộc Ca Dong – được dân bản “gửi gắm” nỗi bức xúc và cả tiền đi đường đến báo Lao Động tại Đà Nẵng kêu cứu. Một thân một mình, chị đi nhờ xe máy bạn ra khỏi vùng núi heo hút Đắc Nên, đi tắt qua huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), rồi từ đó bắt xe đò xuống Đà Nẵng với những tập đơn trên tay trình bày tâm tư, nguyện vọng thay cho hàng trăm con người Đắc Nên khốn khổ.
Hết tiền, hay không chịu đền bù?
Sau khi báo đăng bài “Thủy điện Đắc Đrinh làm khổ dân”, ngày 31-10, UBND tỉnh Kon Tum đã ra văn bản số 2812/UBND-KTN gửi huyện Kon Plông đề xuất các hướng xử lý. Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Minh – Phó Chủ tịch Hội đồng đền bù kiêm Phó trưởng ban di dân huyện Kon Plông – cho hay, những khó khăn tồn tại, vướng mắc trên cũng chỉ vì công ty thuỷ điện Đắc Đrinh hết tiền. Còn Phó Chủ tịch huyện Lê Đức Tín thì nói thẳng: “Sau khi tích nước xong thì họ làm lơ. Đầu năm 2014, lãnh đạo huyện mời họp liên tục, ít nhất 5 lần. Mỗi lần làm việc đều có biên bản ký kết ghi nhớ, cam kết thực hiện. Tinh thần lên đây làm việc họ đồng ý ghi nhận, nhưng về dưới công ty là họ lại phớt lờ”. Ông Tín nói thêm, hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản ở khu TĐC là cần số tiền 80 tỉ đồng, số tiền đền bù là 50 tỉ, nhưng chủ đầu tư không chịu bàn giao dù trước đó đã ký kết.
Đáng nói là sau khi báo phản ánh sự việc, mục đích nhân văn là để phía công ty CP thủy điện Đắc Đrinh cùng “ngồi lại” với chính quyền tìm hướng giải quyết, tháo gỡ các khó khăn. Tuy nhiên, Tổng công ty Điện lực dầu khí VN lại thông tin cho tờ báo ngành thuộc Hội Dầu khí Việt Nam miêu tả cuộc sống “đổi đời” của người dân từ khi có thủy điện Đắc Đrinh. Để “sinh động”, bài báo lấy hình ảnh những căn nhà khu TĐC thủy điện Đắc Đrinh ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) “minh họa” cho khu TĐC xã Đắc Nên. Mô tả khu TĐC “sầm uất, khang trang, an cư lạc nghiệp”, người dân không chịu nhận nhà vì muốn đòi thêm tiền đền bù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét