Vietnamnet
19/12/2014 11:50 GMT+7- “Tình hình cử nhân thất nghiệp đã lên đến mức báo động (riêng quý 3 năm 2014 có 174.000 người); lạm phát bằng cấp; năng suất lao động quá thấp so với các nước trong khu vực.
Bà Phạm Thị Ly, Viện đào tạo Quốc tế, ĐHQG TP.HCM, nhận định tại diễn đàn Các bên liên quan trong giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam, diễn ra ngày 18/12.
Theo bà Ly, số người vào ĐH bắt đầu giảm từ 3 năm qua cùng lúc với số lượng du học tự túc tăng nhanh, là những hiện tượng cho thấy lòng tin của xã hội đối với tấm bằng ĐH đã sút giảm rất nhiều, đòi hỏi các trường phải tự cải thiện.Theo ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Cty TNHH Agricare Việt Nam thì cả 4 yếu tố trình độ chuyên môn, thông tin, kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành xã hội của sinh viên mới ra trường đều có sự thiếu hụt.“Việc tìm kiếm nguồn nhân lực vẫn chủ yếu phụ thuộc vào kênh tuyển dụng, các công ty săn đầu người hoặc tìm kiếm ở các cty có cùng ngành nghề kinh doanh, trong khi có đến 50% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ đối mặt với việc thất nghiệp hoặc không kiếm được việc làm phù hợp với chuyên môn, ngành nghề đã học”.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, lối thoát cho tình trạng thất nghiệp của cử nhân tốt nghiệp ĐH, CĐ là thực hiện giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, mô hình giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (dự án POHE) từ năm 2010.
Quy mô thực hiện mô hình này hiện tại đang dừng ở 8 trường, với 2.200 sinh viên đã tốt nghiệp và 6.000 sinh viên đang theo học. Đáng chú ý là 8 trường này đã lôi kéo được hơn 500 doanh nghiệp cùng tham gia. Xem chi tiết>>.
- Ngân Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét