Luật sư Võ An Đôn và gia đình nạn nhân
Trà Mi-VOA
Một luật sư không hề nao núng trước đe dọa bị tước thẻ hành nghề sau
khi đưa ra ánh sáng thêm một nạn nhân bị công an đánh chết, mà ngược
lại, kiên quyết làm mọi cách có thể để tiếp tục bênh vực công lý cho
những người nghèo chịu áp bức, bất công trong xã hội.
Tuy tuổi đời lẫn tuổi nghề không cao và cũng không mưu sinh chính bằng nghề luật sư, nhưng chủ nhân văn phòng Luật sư Võ An Đôn từ một vùng quê hẻo lánh không có internet của tỉnh Phú Yên đã nổi danh trên khắp các mặt báo cả trong lẫn ngoài nước và trên các trang mạng xã hội.
Luật sư Đôn được công chúng biết đến sau khi phanh phui vụ 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết một cư dân địa phương tên Ngô Thanh Kiều cách đây hơn 2 năm rưỡi. Không những bảo vệ miễn phí giúp gia đình ông Kiều đi tìm công lý tới cùng, luật sư Đôn cũng đã từng hỗ trợ pháp lý không công cho gần 200 người nghèo cô thế trong xã hội kể từ khi cầm trong tay chứng chỉ hành nghề luật sư mà anh đã nhiều năm theo đuổi vì lý tưởng phục vụ người nghèo.
Tấm thẻ nghề ấy giờ đây đang có nguy cơ bị thu hồi sau đề nghị hồi
cuối tháng rồi của công an, tòa án kết hợp với Viện Kiểm sát Tuy Hòa với
cáo buộc anh ‘vi phạm đạo đức nghề nghiệp’, ‘xúc phạm’ ‘lãnh đạo’ trong
quá trình tham gia vụ án Ngô Thanh Kiều.
Kiến nghị này ngay lập tức đã gây bức xúc công luận giữa lúc gia tăng nạn công an bạo hành tại Việt Nam dù Hà Nội vừa ký kết Công ước Liên hiệp quốc chống tra tấn. Nhiều người cho rằng đây là một đòn thù nhắm vào vị luật sư không khuất phục trước sức mạnh quyền – tiền. Nhiều người lên tiếng bảo vệ luật sư Đôn, trong đó có giới chuyên môn, báo chí, và hàng trăm người đã ký thư ủng hộ anh gửi cho giới hữu trách.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay mời các bạn cùng tái ngộ với luật sư Võ An Đôn để nghe những trải lòng của người luật sư trẻ tận tâm cống hiến cho xã hội và những dự định sắp tới của anh.
Trà Mi: Công việc của luật sư có bị ảnh hưởng, chi phối gì không?
Luật sư Võ An Đôn: Có nhiều người e ngại, sợ tới với tôi sẽ bị liên lụy phức tạp và sợ mất hợp đồng nếu tôi bị tịch thu thẻ nghề. Trước đó, tôi thường nhận bào chữa, tư vấn miễn phí cho khách hàng. Sau công văn đó, rất ít người tới với tôi.
Trà Mi: Tinh thần của luật sư thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Bản thân tôi cảm thấy bình thường vì tôi làm đúng lương tâm và pháp luật.
Trà Mi: Bảo vệ không công cho người bị hại để rồi bản thân cũng trở thành một nạn nhân của sự ‘cậy thế ỷ quyền’, luật sư có suy nghĩ thế nào về việc làm của mình, về những gì mình cho ra và nhận lại?
Luật sư Võ An Đôn: Từ khi hành nghề tới nay, tôi đã bảo vệ miễn phí cho gần 200 vụ, nhưng vụ này vì đụng tới các cơ quan nhà nước nên gây phiền phức, khó khăn cho tôi. Tôi không hề buồn phiền hay nản chí. Khi nhận vụ này, tôi đã lường trước các khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận vì tôi bảo vệ công lý xã hội, cứu được nhiều người khỏi bị công an đánh chết nữa thì tôi cảm thấy hạnh phúc rồi. Làm việc ý nghĩa cho đời tôi không suy tư gì hết. Công sức mình bỏ ra được dư luận, nhân dân ủng hộ nhưng lại bị gây khó khăn từ phía nhà nước. Đó là chuyện thường, vì một bên là dân thấp cổ bé miệng, một bên là đại diện cơ quan nhà nước thì chuyện trù dập là đương nhiên. Người ta nói đấu tranh công lý ở Việt Nam như mò kim đáy bể. Tôi biết và tôi chấp nhận. Việc mình làm giúp được cho đời là điều quan trọng. Từ đó mình được tiếng tốt là mình hãnh diện rồi, không cần gì phải vật chất. Nhận vụ này tôi biết sẽ gặp khó khăn, có thể mất việc, mất mạng, hay đi tù, nhưng tôi bất chấp. Nếu suy nghĩ thiệt hơn cho mình, tôi đã không bao giờ nhận vụ này.
Trà Mi: Nếu đề nghị này được chấp thuận, vĩnh viễn luật sư không còn hành nghề được nữa, ông chuẩn bị chặng đường kế tiếp cho mình ra sao?
Luật sư Võ An Đôn: Nếu không làm luật sư nữa,
tôi vẫn có thể giúp bà con cách khác như tư vấn cho họ. Không còn thẻ
luật sư nữa không có nghĩa là tôi không còn giúp được cho những người
khác.
Trà Mi: Anh từng tuyên bố ‘Tôi không sợ vì mình làm đúng’, nhưng ‘làm đúng thì không được bảo vệ mà làm sai lại được bảo kê’, làm thế nào dành được công lý?
Luật sư Võ An Đôn: Ở Việt Nam, công lý thuộc về kẻ mạnh, có quyền, có tiền. Giữa một bên là dân thấp cổ bé miệng và một bên là 3 cơ quan lớn của nhà nước thì chuyện mình bị thiệt thòi, lép vế là bình thường.
Trà Mi: Với từ ‘lép vế’ luật sư vừa dùng, phải chăng ông không hy vọng gì nhiều rằng mình sẽ chiến thắng?
Luật sư Võ An Đôn: Dù lép vế nhưng đằng sau tôi còn có Liên đoàn Luật sư bảo vệ quyền lợi của tôi và uy tín của ngành luật sư cả nước. Ngoài ra, việc tôi làm đúng dư luận ủng hộ thì tôi tin chắc 100% tôi sẽ chiến thắng. Đề nghị của họ sẽ vấp phải sự phản đối quýêt liệt từ quần chúng.
Trà Mi: Trong xã hội ngày nay, những Luật sư chân chính, cương trực, không khuất phục trước thế lực quyền-tiền ‘mạnh được yếu thua’ thì gặp nhiều hậu quả hơn là kết quả. Anh nghĩ sao về nhận định này?
Luật sư Võ An Đôn: Đúng. Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng sẵn sàng chấp nhận, không sao hết.
Trà Mi: Nghề luật sư có những cái khó như phải lý luận sắc bén, am hiểu luật pháp, bản lĩnh nghề nghiệp. Theo ông, cái khó nhất của nghề luật sư trong nước là gì?
Luật sư Võ An Đôn Khó nhất đối với luật sư trong nước là ra tòa nói chẳng ai nghe. Hội đồng xét xử có sẵn bản án rồi, nói đúng họ cũng không nghe, có luật sư cũng như không. Rất khó chị à.
Trà Mi: Một người hành nghề luật sư mà biết công việc của mình cũng không hứa hẹn hay mang lại hiệu quả, điều đó có làm ông nản lòng?
Luật sư Võ An Đôn: Nhiều khi muốn nghỉ, nản lắm, nhưng tiếc mình học từ nhỏ tới lớn tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, phấn đấu mà học xong không giúp được cho đời thì quá uổng. Cho nên nản thì nản nhưng phải làm để thứ nhất là giúp bà con và thứ hai là có thu nhập.
Trà Mi: Làm thế nào để tiếng nói của người luật sư có sức mạnh hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người nghèo, công lý, và lẽ phải?
Luật sư Võ An Đôn: Ra tòa nói họ không nghe thì mình có thể giúp đương sự làm đơn kháng cáo, khiếu nại, kêu oan lên các cấp trên có thể cũng tác dụng phần nào.
Trà Mi: Có lối thoát nào cho nghề luật sư ở Việt Nam, được hành nghề bảo vệ công lý thành công? Có cách nào giúp người luật sư tự tin trước tòa rằng họ ra đây nói lý lẽ để chiến thắng?
Luật sư Võ An Đôn: Với thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào được như vậy chị à, trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập. Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý hết. Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý. Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước. Đó là cả một thể chế, khác nhau chỗ đó chị à.
Trà Mi: Nếu chức năng bảo vệ công lý của luật Việt Nam ít, thì nó thể hiện chức năng nào khác nhiều hơn- rõ hơn, theo nhận xét của luật sư?
Luật sư Võ An Đôn: Theo cảm nhận của tôi, trên thực tế luật pháp Việt Nam bảo vệ giai cấp cầm quyền, bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân.
Trà Mi: Trước tình thế bị đe dọa tước thẻ hành nghề, anh chọn giải pháp nào: sẵn sàng chấp nhận thương đau hay sẵn sàng có các phương thức khác để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ mình?
Luật sư Võ An Đôn: Nếu người ta đã quyết định, tôi khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư mà không được thì tôi phải chấp nhận thôi. Mình phải chọn phương thức trong tầm và khả năng của mình mà thôi.
Trà Mi: Luật sư không tự bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được cho người khác, có ai đặt câu hỏi này cho ông, luật sư sẽ trả lời thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Đúng đây là một điều nhức nhối của bản thân tôi.
Trà Mi: Theo luật pháp Việt Nam, người luật sư được bảo vệ thế nào trong trường hợp bị trả đũa?
Luật sư Võ An Đôn: Trong trường hợp này, Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư không bảo vệ, không can thiệp được thì phải chấp nhận thôi, không còn đường nào khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi bị tước thẻ hành nghề thì Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư Phú Yên sẽ mất uy tín trầm trọng với người dân.
Trà Mi: Theo những ngành tốn nhiều công sức, tiền bạc mà ra nghề không kiếm được nhiều tiền để nuôi sống bản thân. Những bạn trẻ sắp ra trường có ưu tư này, luật sư sẽ nói gì?
Luật sư Võ An Đôn: Tùy mục đích mỗi người. Có người thích vì công lý, có người chạy theo vật chất. Theo tôi, để thành công trong công việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho đời mới có ý nghĩa chứ còn chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.
Trà Mi: Làm cách nào có thể khuyến khích lý tưởng này ngày càng đâm chồi trong xã hội ngày nay?
Luật sư Võ An Đôn: Cái này tùy mỗi cá nhân thôi chứ xã hội bây giờ thì lại tiêu diệt những con người chân chính. Luật sư chân chính ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, không thể vươn lên được. Với cơ chế hiện nay, không thể nào khuyến khích được chị à.
Trà Mi: Ông có nghĩ giáo dục và truyền thông có thể góp phần giúp khơi dậy trách nhiệm, lý tưởng đó?
Luật sư Võ An Đôn: Dù có giáo dục, truyền thông tới đâu nhưng khi họ ra đời va chạm thực tế xã hội thì lại gặp khó, vậy nói một chuyện mà thực tế lại là một chuyện khác thì làm thế nào. Chẳng hạn, luật sư không ăn nhậu với tòa án, không chung chi chạy án thì bị gây khó khăn đủ thứ chuyện từ khâu tiếp cận hồ sơ tới khi ra tòa. Cái chân chính xuất phát từ môi trường gia đình và ý thức mỗi người thôi. Các bạn trẻ đừng nên chạy theo vật chất tầm thường. Hãy làm việc vì xã hội. Đừng vì lợi ích cá nhân mà không đóng góp cho xã hội, như vậy rất uổng cho bản thân và cho xã hội.
Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Đôn rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trò chuyện này.
Tuy tuổi đời lẫn tuổi nghề không cao và cũng không mưu sinh chính bằng nghề luật sư, nhưng chủ nhân văn phòng Luật sư Võ An Đôn từ một vùng quê hẻo lánh không có internet của tỉnh Phú Yên đã nổi danh trên khắp các mặt báo cả trong lẫn ngoài nước và trên các trang mạng xã hội.
Luật sư Đôn được công chúng biết đến sau khi phanh phui vụ 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết một cư dân địa phương tên Ngô Thanh Kiều cách đây hơn 2 năm rưỡi. Không những bảo vệ miễn phí giúp gia đình ông Kiều đi tìm công lý tới cùng, luật sư Đôn cũng đã từng hỗ trợ pháp lý không công cho gần 200 người nghèo cô thế trong xã hội kể từ khi cầm trong tay chứng chỉ hành nghề luật sư mà anh đã nhiều năm theo đuổi vì lý tưởng phục vụ người nghèo.
Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống
trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu
sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng sẵn sàng
chấp nhận, không sao hết.
Kiến nghị này ngay lập tức đã gây bức xúc công luận giữa lúc gia tăng nạn công an bạo hành tại Việt Nam dù Hà Nội vừa ký kết Công ước Liên hiệp quốc chống tra tấn. Nhiều người cho rằng đây là một đòn thù nhắm vào vị luật sư không khuất phục trước sức mạnh quyền – tiền. Nhiều người lên tiếng bảo vệ luật sư Đôn, trong đó có giới chuyên môn, báo chí, và hàng trăm người đã ký thư ủng hộ anh gửi cho giới hữu trách.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay mời các bạn cùng tái ngộ với luật sư Võ An Đôn để nghe những trải lòng của người luật sư trẻ tận tâm cống hiến cho xã hội và những dự định sắp tới của anh.
Bấm vào nghe toàn bộ âm thanh cuộc trao đổi
- Danh mục
-
Tải
Trà Mi: Công việc của luật sư có bị ảnh hưởng, chi phối gì không?
Luật sư Võ An Đôn: Có nhiều người e ngại, sợ tới với tôi sẽ bị liên lụy phức tạp và sợ mất hợp đồng nếu tôi bị tịch thu thẻ nghề. Trước đó, tôi thường nhận bào chữa, tư vấn miễn phí cho khách hàng. Sau công văn đó, rất ít người tới với tôi.
Trà Mi: Tinh thần của luật sư thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Bản thân tôi cảm thấy bình thường vì tôi làm đúng lương tâm và pháp luật.
Trà Mi: Bảo vệ không công cho người bị hại để rồi bản thân cũng trở thành một nạn nhân của sự ‘cậy thế ỷ quyền’, luật sư có suy nghĩ thế nào về việc làm của mình, về những gì mình cho ra và nhận lại?
Luật sư Võ An Đôn: Từ khi hành nghề tới nay, tôi đã bảo vệ miễn phí cho gần 200 vụ, nhưng vụ này vì đụng tới các cơ quan nhà nước nên gây phiền phức, khó khăn cho tôi. Tôi không hề buồn phiền hay nản chí. Khi nhận vụ này, tôi đã lường trước các khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận vì tôi bảo vệ công lý xã hội, cứu được nhiều người khỏi bị công an đánh chết nữa thì tôi cảm thấy hạnh phúc rồi. Làm việc ý nghĩa cho đời tôi không suy tư gì hết. Công sức mình bỏ ra được dư luận, nhân dân ủng hộ nhưng lại bị gây khó khăn từ phía nhà nước. Đó là chuyện thường, vì một bên là dân thấp cổ bé miệng, một bên là đại diện cơ quan nhà nước thì chuyện trù dập là đương nhiên. Người ta nói đấu tranh công lý ở Việt Nam như mò kim đáy bể. Tôi biết và tôi chấp nhận. Việc mình làm giúp được cho đời là điều quan trọng. Từ đó mình được tiếng tốt là mình hãnh diện rồi, không cần gì phải vật chất. Nhận vụ này tôi biết sẽ gặp khó khăn, có thể mất việc, mất mạng, hay đi tù, nhưng tôi bất chấp. Nếu suy nghĩ thiệt hơn cho mình, tôi đã không bao giờ nhận vụ này.
Trà Mi: Nếu đề nghị này được chấp thuận, vĩnh viễn luật sư không còn hành nghề được nữa, ông chuẩn bị chặng đường kế tiếp cho mình ra sao?
Theo tôi, để thành công trong công
việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi những giá trị đạo đức, giá trị
tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho
đời mới có ý nghĩa chứ còn chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.
Trà Mi: Anh từng tuyên bố ‘Tôi không sợ vì mình làm đúng’, nhưng ‘làm đúng thì không được bảo vệ mà làm sai lại được bảo kê’, làm thế nào dành được công lý?
Luật sư Võ An Đôn: Ở Việt Nam, công lý thuộc về kẻ mạnh, có quyền, có tiền. Giữa một bên là dân thấp cổ bé miệng và một bên là 3 cơ quan lớn của nhà nước thì chuyện mình bị thiệt thòi, lép vế là bình thường.
Trà Mi: Với từ ‘lép vế’ luật sư vừa dùng, phải chăng ông không hy vọng gì nhiều rằng mình sẽ chiến thắng?
Luật sư Võ An Đôn: Dù lép vế nhưng đằng sau tôi còn có Liên đoàn Luật sư bảo vệ quyền lợi của tôi và uy tín của ngành luật sư cả nước. Ngoài ra, việc tôi làm đúng dư luận ủng hộ thì tôi tin chắc 100% tôi sẽ chiến thắng. Đề nghị của họ sẽ vấp phải sự phản đối quýêt liệt từ quần chúng.
Trà Mi: Trong xã hội ngày nay, những Luật sư chân chính, cương trực, không khuất phục trước thế lực quyền-tiền ‘mạnh được yếu thua’ thì gặp nhiều hậu quả hơn là kết quả. Anh nghĩ sao về nhận định này?
Luật sư Võ An Đôn: Đúng. Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng sẵn sàng chấp nhận, không sao hết.
Trà Mi: Nghề luật sư có những cái khó như phải lý luận sắc bén, am hiểu luật pháp, bản lĩnh nghề nghiệp. Theo ông, cái khó nhất của nghề luật sư trong nước là gì?
Luật sư Võ An Đôn Khó nhất đối với luật sư trong nước là ra tòa nói chẳng ai nghe. Hội đồng xét xử có sẵn bản án rồi, nói đúng họ cũng không nghe, có luật sư cũng như không. Rất khó chị à.
Trà Mi: Một người hành nghề luật sư mà biết công việc của mình cũng không hứa hẹn hay mang lại hiệu quả, điều đó có làm ông nản lòng?
Luật sư Võ An Đôn: Nhiều khi muốn nghỉ, nản lắm, nhưng tiếc mình học từ nhỏ tới lớn tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, phấn đấu mà học xong không giúp được cho đời thì quá uổng. Cho nên nản thì nản nhưng phải làm để thứ nhất là giúp bà con và thứ hai là có thu nhập.
Trà Mi: Làm thế nào để tiếng nói của người luật sư có sức mạnh hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người nghèo, công lý, và lẽ phải?
Luật sư Võ An Đôn: Ra tòa nói họ không nghe thì mình có thể giúp đương sự làm đơn kháng cáo, khiếu nại, kêu oan lên các cấp trên có thể cũng tác dụng phần nào.
Trà Mi: Có lối thoát nào cho nghề luật sư ở Việt Nam, được hành nghề bảo vệ công lý thành công? Có cách nào giúp người luật sư tự tin trước tòa rằng họ ra đây nói lý lẽ để chiến thắng?
Luật sư Võ An Đôn: Với thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào được như vậy chị à, trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập. Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý hết. Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý. Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước. Đó là cả một thể chế, khác nhau chỗ đó chị à.
Trà Mi: Nếu chức năng bảo vệ công lý của luật Việt Nam ít, thì nó thể hiện chức năng nào khác nhiều hơn- rõ hơn, theo nhận xét của luật sư?
Luật sư Võ An Đôn: Theo cảm nhận của tôi, trên thực tế luật pháp Việt Nam bảo vệ giai cấp cầm quyền, bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân.
Trà Mi: Trước tình thế bị đe dọa tước thẻ hành nghề, anh chọn giải pháp nào: sẵn sàng chấp nhận thương đau hay sẵn sàng có các phương thức khác để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ mình?
Luật sư Võ An Đôn: Nếu người ta đã quyết định, tôi khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư mà không được thì tôi phải chấp nhận thôi. Mình phải chọn phương thức trong tầm và khả năng của mình mà thôi.
Trà Mi: Luật sư không tự bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được cho người khác, có ai đặt câu hỏi này cho ông, luật sư sẽ trả lời thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Đúng đây là một điều nhức nhối của bản thân tôi.
Trà Mi: Theo luật pháp Việt Nam, người luật sư được bảo vệ thế nào trong trường hợp bị trả đũa?
Luật sư Võ An Đôn: Trong trường hợp này, Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư không bảo vệ, không can thiệp được thì phải chấp nhận thôi, không còn đường nào khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi bị tước thẻ hành nghề thì Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư Phú Yên sẽ mất uy tín trầm trọng với người dân.
Trà Mi: Theo những ngành tốn nhiều công sức, tiền bạc mà ra nghề không kiếm được nhiều tiền để nuôi sống bản thân. Những bạn trẻ sắp ra trường có ưu tư này, luật sư sẽ nói gì?
Luật sư Võ An Đôn: Tùy mục đích mỗi người. Có người thích vì công lý, có người chạy theo vật chất. Theo tôi, để thành công trong công việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho đời mới có ý nghĩa chứ còn chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.
Trà Mi: Làm cách nào có thể khuyến khích lý tưởng này ngày càng đâm chồi trong xã hội ngày nay?
Luật sư Võ An Đôn: Cái này tùy mỗi cá nhân thôi chứ xã hội bây giờ thì lại tiêu diệt những con người chân chính. Luật sư chân chính ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, không thể vươn lên được. Với cơ chế hiện nay, không thể nào khuyến khích được chị à.
Trà Mi: Ông có nghĩ giáo dục và truyền thông có thể góp phần giúp khơi dậy trách nhiệm, lý tưởng đó?
Luật sư Võ An Đôn: Dù có giáo dục, truyền thông tới đâu nhưng khi họ ra đời va chạm thực tế xã hội thì lại gặp khó, vậy nói một chuyện mà thực tế lại là một chuyện khác thì làm thế nào. Chẳng hạn, luật sư không ăn nhậu với tòa án, không chung chi chạy án thì bị gây khó khăn đủ thứ chuyện từ khâu tiếp cận hồ sơ tới khi ra tòa. Cái chân chính xuất phát từ môi trường gia đình và ý thức mỗi người thôi. Các bạn trẻ đừng nên chạy theo vật chất tầm thường. Hãy làm việc vì xã hội. Đừng vì lợi ích cá nhân mà không đóng góp cho xã hội, như vậy rất uổng cho bản thân và cho xã hội.
Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Đôn rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trò chuyện này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét